Hệ thống pháp luật

QCVN 82:2019/BGTVT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ Ô TÔ KHÁCH THÀNH PHỐ ĐỂ NGƯỜI KHUYẾT TẬT TIẾP CẬN SỬ DỤNG

National technical regulation on urban buses designed for easy access for disabled people

 

Lời nói đầu

QCVN 82:2019/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 26/2019/TT-BGTVT ngày 01 tháng 8 năm 2019.

QCVN 82:2019/BGTVT thay thế QCVN 82:2014/BGTVT.

QCVN 82:2019/BGTVT được biên soạn trên cơ sở QCVN 82:2014/BGTVT và tham khảo Quy định về các trang thiết bị bắt buộc đối với các phương tiện công cộng dành cho người khuyết tật tiếp cận (Quy định số 1970 năm 2000) (Statutory Instruments (2000 No.1970), Disabled persons - The public service vehicles accessibility regulations 2000) và quy định UNECE 107 Revision 5 (Supplement 1 to 05 series) có hiệu lực ngày 10 tháng 06 năm 2014.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ Ô TÔ KHÁCH THÀNH PHỐ ĐỂ NGƯỜI KHUYẾT TẬT TIẾP CẬN SỬ DỤNG

National technical regulation on urban bus designed for easy access for disabled people

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô khách thành phố từ 17 chỗ trở lên (bao gồm cả chỗ dành cho người khuyết tật) để người khuyết tật tiếp cận sử dụng (sau đây gọi tắt là xe).

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp, tổ chức, cá nhân nhập khẩu xe, linh kiện của xe và các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe, linh kiện của xe.

1.3. Giải thích từ ngữ

Quy chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong Quy chuẩn QCVN 10:2015/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô khách thành phố” và các thuật ngữ, định nghĩa sau đây:

1.3.1. Ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng (urban bus designed for easy access for disabled people) là ô tô khách thành phố có chỗ dành cho người khuyết tật và có kết cấu để người khuyết tật có thể tiếp cận sử dụng.

1.3.2. Xe lăn chuẩn (reference wheelchair) là xe lăn có kích thước như trong Hình 1 được dùng làm cơ sở để thiết kế, chế tạo xe.

CHÚ DẪN: I = 1200 mm, b = 700 mm, h = 1090 mm.

Hình 1: Xe lăn chuẩn

1.3.3. Bàn nâng xe lăn (boarding lift) là bàn nâng lắp trên xe để người dùng xe lăn có thể lên xuống xe.

1.3.4 Cầu lên xuống xe (boarding ramp) là cơ cấu lắp trên xe tạo thành cầu để người dùng xe lăn có thể lên xuống xe.

1.3.5 Cửa vào ưu tiên (priority entrance) là cửa hành khách, để vào xe và tiếp cận với khu vực sàn ưu tiên, phù hợp với mục 2.3.1.2.2 của Quy chuẩn này và không được bố trí ở bên trái theo chiều tiến của xe (trừ xe khách thành phố BRT - Bus Rapid Transit hoặc loại hình vận tải tương tự).

1.3.6 Cửa ra ưu tiên (priority exit) là cửa hành khách, để ra khỏi xe từ khu vực sàn ưu tiên, phù hợp với mục 2.3.1.2.2 của Quy chuẩn này và không được bố trí ở bên trái theo chiều tiến của xe (trừ xe khách thành phố BRT - Bus Rapid Transit hoặc loại hình vận tải tương tự).

1.3.7 Hệ thống neo giữ xe lăn (wheelchair restraint system) là hệ thống giữ không cho xe lăn di chuyển trong chỗ để xe lăn.

1.3.8 Người dùng xe lăn (wheelchair user) là người khuyết tật sử dụng xe lăn.

1.3.9. Đai an toàn cho người dùng xe lăn (wheelchair user restraint) là cơ cấu giữ người dùng xe lăn ngồi an toàn trên xe l

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 82:2019/BGTVT về Ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng

  • Số hiệu: QCVN82:2019/BGTVT
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 01/08/2019
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 15/09/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản