Hệ thống pháp luật

QCVN 15 :2021/BCT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN ĐỐI VỚI KHỞI ĐỘNG TỪ PHÒNG NỔ SỬ DỤNG TRONG MỎ HẦM LÒ

National technical regulation on safety for explosion-proof electromagnetic starters used in underground mine

 

LỜI NÓI ĐẦU

QCVN 15:2021/BCT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn đối với khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò biên soạn, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư số 16/2021/TT-BCT ngày 29 tháng 10 năm 2021.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN ĐỐI VỚI KHỞI ĐỘNG TỪ PHÒNG NỔ SỬ DỤNG TRONG MỎ HẦM LÒ

National technical regulation on safety for explosion-proof electromagnetic starter used in underground mine

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật an toàn và quản lý đối với khởi động từ phòng nổ trong mạng điện xoay chiều ba pha trung tính cách ly sử dụng trong mỏ hầm lò có khí cháy và bụi nổ, có mã HS được quy định tại Phụ lục A của Quy chuẩn kỹ thuật này (sau đây gọi là khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò).

2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, thử nghiệm, kiểm định, sử dụng và các cá nhân khác có liên quan đến khởi động từ phòng nổ trong mỏ hầm lò trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Giải thích từ ngữ

3.1. Khí quyển nổ là hỗn hợp của các chất dễ cháy ở dạng khí, hơi, bụi, sợi hoặc vật bay với không khí, trong điều kiện khí quyển mà sau khi bắt cháy, cho phép ngọn lửa lan truyền tự duy trì.

3.2. Khởi động từ hay Côngtắctơ là thiết bị dùng để đóng, cắt từ xa hoặc tại chỗ mạch điện.

3.3. Mạch lực của khởi động từ là toàn bộ phần mang điện trong mạch được dùng để truyền năng lượng điện cho phụ tải.

3.4. Mạch phụ của khởi động từ là toàn bộ phần mang điện có trong các mạch điều khiển, đo lường, tín hiệu.

3.5. Khởi động từ kép là khởi động từ gồm hai côngtắctơ và các mạch thành phần bảo vệ, điều khiển có khả năng hoạt động đóng cắt, điều khiển từ xa và đảo chiều quay của động cơ không đồng bộ rôtor lòng sóc.

3.6. Khởi động từ phòng nổ là khởi động từ có kết cấu an toàn phòng nổ sử dụng được trong môi trường khí cháy và bụi nổ.

3.7. Dao cách ly là cơ cấu cơ khí có khả năng đóng hoặc cắt mạch trong điều kiện không tải hoặc dòng điện không đáng kể.

3.8. Cổ cáp vào, ra là bộ phận được dùng để nhận và bảo vệ các đầu cáp, làm kín các ruột dẫn và vật liệu cách điện của cáp bằng một hợp chất làm đầy hoặc vòng bịt kín được gắn vào vỏ thiết bị bằng ren hoặc bu lông.

3.9. Vỏ không xuyên nổ dạng “d” là kết cấu trong đó chứa các bộ phận có thể mồi cháy hỗn hợp khí nổ và có thể chịu được áp lực xuất hiện trong vụ nổ bên trong của hỗn hợp khí nổ đó và ngăn ngừa sự lan truyền vụ nổ ra khí quyển nổ xung quanh vỏ.

3.10. Dạng bảo vệ an toàn tia lửa "i" là dạng bảo vệ mà năng lượng điện của thiết bị và các thành phần đấu nối khi đặt trong khí quyển nổ được hạn chế thấp hơn mức có thể gây cháy hỗn hợp nổ bằng các hiệu ứng tia lửa hoặc hiệu ứng nhiệt.

II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN

4. Tài liệu viện dẫn

4.1. QCVN QTĐ-5: 2009/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện - Tập 5 Kiểm định trang thiết bị hệ thống điện.

4.2. QCVN 01:2011/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò.

4.3. QCVN 04:2017/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác quặng hầm lò.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 15:2021/BCT về An toàn đối với khởi động từ phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò

  • Số hiệu: QCVN15:2021/BCT
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 29/10/2021
  • Nơi ban hành: Bộ Công thương
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/07/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản