Điều 37 Nghị định 88-CP năm 1995 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội
Điều 37.- Tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống tệ nạn xã hội, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng thủ tục quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và những quy định sau đây:
a. Đối với tang vật vi phạm hành chính là phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, xuất bản phẩm không có vi phạm về nội dung và phương tiện vi phạm thì người ra quyết định tịch thu phải chuyển cho cơ quan tài chính cùng cấp để tổ chức Hội đồng định giá (trong đó đại diện cơ quan Văn hoá - Thông tin là thành viên bắt buộc) và bán đấu giá.
b. Đối với tang vật vi phạm hành chính là băng hình không dán nhãn, hoặc dán nhãn giả, phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, xuất bản phẩm chưa được phép lưu hành thì người ra quyết định tịch thu phải chuyển cho cơ quan Văn hoá - Thông tin cùng cấp để tiến hành việc giám định; trường hợp phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, xuất bản phẩm sau khi giám định kết luận không có vi phạm về nội dung, có thể lưu hành được thì giao cho cơ quan Tài chính cùng cấp để tổ chức Hội đồng định giá và bán đấu giá theo quy định tại điểm a Điều này; trường hợp phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, xuất bản phẩm sau khi giám định kết luận có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực thì cơ quan Văn hoá - Thông tin tiến hành việc tiêu huỷ theo quy định tại
c. Đối với phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, xuất bản phẩm đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi thì người ra quyết định tịch thu phải chuyển giao cho cơ quan Văn hoá - Thông tin để xử lý theo thẩm quyền.
d. Mọi trường hợp chuyển giao và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, b và c của Điều này đều phải lập thành biên bản có ký xác nhận của các bên hữu quan.
Nghị định 88-CP năm 1995 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội
- Số hiệu: 88-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/12/1995
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 4
- Ngày hiệu lực: 01/02/1996
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội.
- Điều 2. Đấu tranh chống vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá phòng chống một số tệ nạn xã hội.
- Điều 3. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính.
- Điều 4. Áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp.
- Điều 5. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
- Điều 6. Vi phạm các quy định về nhân bản băng đĩa nhạc.
- Điều 7. Vi phạm các quy định về nhân bản phim, băng đĩa hình.
- Điều 8. Vi phạm các quy định về bán và cho thuê phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc.
- Điều 9. Làm sai lệch nội dung phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc đã được phép lưu hành.
- Điều 10. Vi phạm các quy định về lưu hành phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc.
- Điều 11. Vi phạm các quy định về bán và cho thuê sách (kể cả băng hình thay sách hoặc kèm theo sách), báo, tranh, ảnh, lịch.
- Điều 12. Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, sách, báo, tranh, ảnh, lịch.
- Điều 13. Vi phạm nếp sống văn minh trong hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng.
- Điều 14. Vi phạm các quy định về điều kiện của nơi hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng.
- Điều 15. Vi phạm các quy định về hoạt động vũ trường, karaoke.
- Điều 16. Vi phạm các quy định về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, ca nhạc tại nơi công cộng.
- Điều 17. Dung túng, bao che cho các tệ nạn xã hội tại nơi hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng.
- Điều 18. Xử phạt hành vi mua dâm, bán dâm, chứa và môi giới mại dâm.
- Điều 19. Xử phạt hành vi sử dụng, sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển ma tuý.
- Điều 20. Xử phạt hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc.
- Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng chống tệ nạn xã hội trong dịch vụ xoa bóp.
- Điều 22. Vi phạm các quy định về phòng chống tệ nạn xã hội trong hoạt động của cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống.
- Điều 23. Dung túng, bao che, lôi kéo, chứa chấp các tệ nạn xã hội.
- Điều 24. Vi phạm các quy định về thủ tục xin phép quảng cáo.
- Điều 25. Vi phạm các quy định về hình thức, phương thức quảng cáo.
- Điều 26. Vi phạm các quy định về địa điểm, vị trí, phạm vi quảng cáo.
- Điều 27. Vi phạm các quy định về nội dung quảng cáo .
- Điều 28. Vi phạm các quy định về viết, đặt biển hiệu.
- Điều 29. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Uỷ ban nhân dân các cấp.
- Điều 30. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thanh tra chuyên ngành Văn hoá - Thông tin.
- Điều 31. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Cảnh sát.
- Điều 32. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Quản lý thị trường.
- Điều 33. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng, Hải quan.
- Điều 34. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra chuyên ngành Y tế.
- Điều 35. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thanh tra chuyên ngành Lao động.
- Điều 36. Thu, nộp tiền phạt.
- Điều 37. Tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Điều 38. Tiêu huỷ tang vật vi phạm hành chính.
- Điều 39. Khiếu nại, tố cáo.