Điều 20 Nghị định 88-CP năm 1995 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội
Điều 20.- Xử phạt hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các ô số đề, bảng đề.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi đánh bạc sau đây mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:
b. Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử hoặc dưới các hình thức “cá độ” khác;
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:
a. Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
b. Làm bảo vệ tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác hoặc che dấu việc đánh bạc;
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tổ chức đánh bạc sau đây mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:
a. Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc;
b. Dùng nhà của mình hoặc địa điểm khác để chứa bạc, gá bạc;
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tổ chức đánh đề sau đây trong phạm vi phường, xã, thị trấn, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:
a. Làm chủ đề;
b. Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh đề;
c. Tổ chức mạng lưới bán đề.
6. Người tổ chức đánh đề trong phạm vi liên quận, huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh, liên tỉnh hoặc tổ chức đánh đề với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 200 của Bộ luật Hình sự.
7. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác đối với các hành vi vi phạm tại Điều này:
a. Tịch thu tiền do vi phạm mà có, tang vật, phương tiện vi phạm đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2; điểm a khoản 3; các điểm c, d khoản 4; khoản 5;
b. Tịch thu và tiêu huỷ thơ đề quy định tại điểm c khoản 3.
Nghị định 88-CP năm 1995 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội
- Số hiệu: 88-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/12/1995
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 4
- Ngày hiệu lực: 01/02/1996
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội.
- Điều 2. Đấu tranh chống vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá phòng chống một số tệ nạn xã hội.
- Điều 3. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính.
- Điều 4. Áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp.
- Điều 5. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
- Điều 6. Vi phạm các quy định về nhân bản băng đĩa nhạc.
- Điều 7. Vi phạm các quy định về nhân bản phim, băng đĩa hình.
- Điều 8. Vi phạm các quy định về bán và cho thuê phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc.
- Điều 9. Làm sai lệch nội dung phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc đã được phép lưu hành.
- Điều 10. Vi phạm các quy định về lưu hành phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc.
- Điều 11. Vi phạm các quy định về bán và cho thuê sách (kể cả băng hình thay sách hoặc kèm theo sách), báo, tranh, ảnh, lịch.
- Điều 12. Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, sách, báo, tranh, ảnh, lịch.
- Điều 13. Vi phạm nếp sống văn minh trong hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng.
- Điều 14. Vi phạm các quy định về điều kiện của nơi hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng.
- Điều 15. Vi phạm các quy định về hoạt động vũ trường, karaoke.
- Điều 16. Vi phạm các quy định về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, ca nhạc tại nơi công cộng.
- Điều 17. Dung túng, bao che cho các tệ nạn xã hội tại nơi hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng.
- Điều 18. Xử phạt hành vi mua dâm, bán dâm, chứa và môi giới mại dâm.
- Điều 19. Xử phạt hành vi sử dụng, sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển ma tuý.
- Điều 20. Xử phạt hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc.
- Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng chống tệ nạn xã hội trong dịch vụ xoa bóp.
- Điều 22. Vi phạm các quy định về phòng chống tệ nạn xã hội trong hoạt động của cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống.
- Điều 23. Dung túng, bao che, lôi kéo, chứa chấp các tệ nạn xã hội.
- Điều 24. Vi phạm các quy định về thủ tục xin phép quảng cáo.
- Điều 25. Vi phạm các quy định về hình thức, phương thức quảng cáo.
- Điều 26. Vi phạm các quy định về địa điểm, vị trí, phạm vi quảng cáo.
- Điều 27. Vi phạm các quy định về nội dung quảng cáo .
- Điều 28. Vi phạm các quy định về viết, đặt biển hiệu.
- Điều 29. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Uỷ ban nhân dân các cấp.
- Điều 30. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thanh tra chuyên ngành Văn hoá - Thông tin.
- Điều 31. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Cảnh sát.
- Điều 32. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Quản lý thị trường.
- Điều 33. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng, Hải quan.
- Điều 34. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra chuyên ngành Y tế.
- Điều 35. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thanh tra chuyên ngành Lao động.
- Điều 36. Thu, nộp tiền phạt.
- Điều 37. Tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Điều 38. Tiêu huỷ tang vật vi phạm hành chính.
- Điều 39. Khiếu nại, tố cáo.