Hệ thống pháp luật

Điều 57 Nghị định 86/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại

Điều 57. Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp

1. Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp gồm các thông tin, giấy tờ, tài liệu, chứng cứ liên quan sau:

a) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của bên yêu cầu rà soát;

b) Thông tin về biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp được yêu cầu rà soát;

c) Các nội dung yêu cầu rà soát cụ thể;

d) Các thông tin bổ sung khác quy định tại các khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này tương ứng với từng trường hợp yêu cầu rà soát cụ thể.

2. Trường hợp rà soát theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 51 Nghị định này, hồ sơ yêu cầu rà soát gồm các thông tin bổ sung sau:

a) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài bị yêu cầu rà soát trong trường hợp bên yêu cầu rà soát là nhà sản xuất trong nước hoặc nhà nhập khẩu;

b) Thông tin về tình hình xuất khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài sang Việt Nam trong ít nhất 01 năm trước thời điểm nộp hồ sơ yêu cầu rà soát;

c) Thông tin về tình hình sản xuất, bán hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu (nếu có) trong ít nhất 01 năm trước thời điểm nộp hồ sơ yêu cầu rà soát;

d) Thông tin về trợ cấp, giá trị trợ cấp và mức trợ cấp trong trường hợp hồ sơ yêu cầu rà soát về mức trợ cấp;

đ) Các thông tin khác mà bên yêu cầu rà soát xác định là cần thiết.

3. Trường hợp rà soát theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 51 Nghị định này, hồ sơ yêu cầu rà soát bao gồm các thông tin bổ sung sau:

a) Thông tin về thiệt hại của ngành sản xuất trong nước;

b) Thông tin về mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá hoặc trợ cấp và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước;

c) Các thông tin khác mà bên yêu cầu rà soát xác định là cần thiết.

4. Trường hợp rà soát theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 51 Nghị định này, hồ sơ yêu cầu rà soát bao gồm các thông tin bổ sung sau:

a) Các tài liệu hợp pháp theo quy định của nước sở tại về việc thay đổi thông tin của công ty yêu cầu rà soát;

b) Các thông tin, tài liệu thể hiện sự thay đổi hoặc không thay đổi về cơ cấu tổ chức, năng lực sản xuất sau khi có thay đổi về cấu trúc công ty;

c) Các thông tin khác mà bên yêu cầu rà soát xác định là cần thiết.

5. Đối với trường hợp rà soát theo quy định tại Điều 52 Nghị định này, hồ sơ yêu cầu rà soát bao gồm các thông tin bổ sung sau:

a) Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự; khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất bởi các tổ chức, cá nhân trong danh sách;

b) Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc (nếu có);

c) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ;

d) Thông tin, số liệu, chứng cứ về khả năng hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá, được trợ cấp nếu chấm dứt biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp;

đ) Thông tin, số liệu, chứng cứ về khả năng ngành sản xuất trong nước tiếp tục hoặc tái diễn bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây thiệt hại đáng kể nếu chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp;

e) Các thông tin khác mà bên yêu cầu rà soát xác định là cần thiết.

6. Trường hợp rà soát theo quy định tại Điều 54 Nghị định này, hồ sơ yêu cầu rà soát bao gồm các thông tin bổ sung sau:

a) Thông tin, mô tả chi tiết về hàng hóa yêu cầu rà soát;

b) Thông tin, tài liệu chứng minh việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp với hàng hóa mô tả tại điểm a khoản này là không phù hợp;

c) Các thông tin khác mà bến yêu cầu rà soát xác định là cần thiết.

7. Trường hợp rà soát theo quy định tại Điều 55 Nghị định này, hồ sơ yêu cầu rà soát bao gồm các thông tin bổ sung sau:

a) Thông tin, tài liệu thể hiện những thay đổi sau khi biện pháp chống trợ cấp có hiệu lực;

b) Đề nghị thay đổi biện pháp chống trợ cấp của bên yêu cầu rà soát;

c) Các thông tin khác mà bên yêu cầu rà soát xác định là cần thiết.

Nghị định 86/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại

  • Số hiệu: 86/2025/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 11/04/2025
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Bùi Thanh Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/07/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH