Chương 4 Nghị định 83/1998/NĐ-CP về việc đăng ký hộ tịch
ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Điều 68. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú của người nước ngoài thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha và mẹ là người nước ngoài, nếu họ có yêu cầu.
2. Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam còn người kia là người nước ngoài được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam. Thời hạn đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại
Điều 69. Thủ tục đăng ký khai sinh
Người đi đăng ký khai sinh phải nộp đơn, Giấy chứng sinh và xuất trình các giấy tờ sau đây:
1. Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu có);
2. Giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
3. Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân, hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế của người đi khai sinh.
Trong trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài, thì giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này được thay thế bằng Sổ hộ khẩu gia đình của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu có người nhận làm cha, mẹ đẻ của trẻ em, thì Sở Tư pháp căn cứ vào Quyết định công nhận việc cha, mẹ nhận con ngoài giá thú của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà ghi tên của người được công nhận là cha, mẹ vào phần khai về cha, mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của người con.
Điều 70. Thời hạn đăng ký khai sinh
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký và cấp một bản chính Giấy khai sinh cho trẻ em, Sở Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký khai sinh. Bản sao và số lượng bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi đăng ký khai sinh.
Trong trường hợp cần xác minh thêm, thì thời hạn kéo dài không quá 7 ngày.
Điều 71. Thẩm quyền đăng ký khai tử
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú của người đã chết là người nước ngoài thực hiện việc đăng ký khai tử.
Điều 72. Thủ tục đăng ký khai tử
Người đi đăng ký khai tử phải nộp đơn, Giấy báo tử và xuất trình các giấy tờ sau đây:
1. Giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam của người đã chết;
2. Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế của người đi khai tử.
Điều 73. Thời hạn đăng ký khai tử
Việc đăng ký khai tử cho người nước ngoài chết trong các trường hợp quy định tại
Điều 74. Đăng ký khai sinh, khai tử cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài
Việc đăng ký khai sinh, khai tử xảy ra ở Việt Nam cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định tại các Điều từ Điều 68 đến
Điều 75. Đăng ký kết hôn, nhận nuôi con nuôi, nhận cha, mẹ, con, nhận giám hộ có yếu tố nước ngoài
Việc đăng ký kết hôn, nhận nuôi con nuôi, nhận cha, mẹ, con, nhận đỡ đầu (giám hộ) giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Điều 76. Thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam
Việc đăng ký kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam, nếu có yêu cầu được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi người nước ngoài cư trú.
Điều 77. Thủ tục đăng ký kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam
Người nước ngoài xin đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam, phải tuân theo quy định của pháp luật nước họ về điều kiện kết hôn và có Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân về việc cho phép được đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Giấy này phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và phải được dịch ra tiếng Việt, có chứng nhận của Công chứng nhà nước.
Điều 78. Thời hạn đăng ký kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn.
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ký Giấy chứng nhận kết hôn, Sở Tư pháp tiến hành việc trao cho mỗi bên một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn và ghi vào Sổ đăng ký kết hôn.
Khi trao Giấy chứng nhận kết hôn, cả hai bên nam, nữ là người nước ngoài phải có mặt để cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn. Bản sao và số lượng bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của hai bên nam, nữ.
Điều 79. Thẩm quyền đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã đăng ký khai sinh trước đây của người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Điều 80. Thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Người xin thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc phải nộp đơn và xuất trình các giấy tờ sau đây:
1. Bản chính Giấy khai sinh;
2. Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
3. Các giấy tờ cần thiết khác chứng minh đủ điều kiện theo quy định của Điều 29 Bộ luật Dân sự (đối với trường hợp xin thay đổi họ, tên), và Điều 30 Bộ luật Dân sự (đối với trường hợp xin xác định lại dân tộc).
Đơn xin thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc phải nói rõ lý do và các nội dung xin thay đổi, cải chính, có xác nhận của hai người làm chứng.
Điều 81. Thời hạn đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu xét thấy việc xin thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc. Căn cứ vào Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp ghi rõ nội dung thay đổi vào Sổ đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, bản chính Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của đương sự.
Điều 82. Việc sử dụng các giấy tờ hộ tịch do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài
1. Các giấy tờ về hộ tịch do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài, nếu sử dụng tại Việt Nam phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và phải được dịch ra tiếng Việt, có chứng nhận của Công chứng nhà nước.
2. Trong trường hợp công dân Việt Nam hồi hương về nước có những giấy tờ hộ tịch do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, thì phải ghi chú vào Sổ đăng ký hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi công dân Việt Nam cư trú hoặc nơi lưu trữ sổ đã đăng ký hộ tịch của người đó thực hiện việc ghi vào sổ các thay đổi về hộ tịch do kết hôn, nuôi con nuôi, ly hôn và chấm dứt việc nuôi con nuôi đã đăng ký trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Điều 84. Nguyên tắc công nhận các thay đổi về hộ tịch
1. Giấy chứng nhận kết hôn, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước đã ký kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp cấp, được coi là căn cứ cho việc ghi vào sổ các thay đổi về hộ tịch.
Bản án, Quyết định cho ly hôn, chấm dứt nuôi con nuôi do toà án có thẩm quyền của nước đã ký kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp mà không có yêu cầu công nhận tại Việt Nam cũng được coi là căn cứ cho việc ghi vào sổ các thay đổi về hộ tịch.
2. Đối với các nước chưa ký kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp, thì các giấy tờ về hộ tịch nói tại khoản 1 của Điều này chỉ được coi là căn cứ cho việc ghi vào sổ các thay đổi về hộ tịch tại Việt Nam trên nguyên tắc có đi có lại.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định việc áp dụng nguyên tắc này đối với từng trường hợp cụ thể.
Điều 85. Thủ tục ghi vào sổ các thay đổi về hộ tịch
1. Người xin ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch phải có đơn yêu cầu gửi cho Bộ Tư pháp. Kèm theo đơn yêu cầu, tuỳ từng trường hợp phải có:
a. Hộ chiếu hoặc Giấy tờ hợp lệ thay thế;
b. Bản sao Giấy đăng ký kết hôn, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc bản sao Bản án, Quyết định của Toà án nước ngoài xử ly hôn, chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Các giấy tờ trên được lập thành hai bộ hồ sơ như nhau.
2. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp xem xét, nếu có đủ điều kiện, thì gửi Công văn nêu rõ ý kiến kèm theo một bộ hồ sơ cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện việc ghi vào sổ.
Trong trường hợp không đủ điều kiện, thì Bộ Tư pháp trả hồ sơ cho đương sự và giải thích rõ lý do bằng văn bản.
3. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ và Công văn của Bộ Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc ghi sổ các thay đổi về hộ tịch.
Điều 86. Thẩm quyền đăng ký quá hạn việc sinh, tử cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã xảy ra sự kiện sinh, tử của người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện đăng ký quá hạn việc sinh, tử.
Điều 87. Thủ tục đăng ký quá hạn việc sinh, tử cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Người xin đăng ký quá hạn việc sinh, tử phải nộp đơn và xuất trình các giấy tờ sau:
1. Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
2. Các giấy tờ cần thiết khác để chứng minh việc đăng ký quá hạn việc sinh, tử là đúng sự thật.
Đơn xin đăng ký quá hạn phải trình bày rõ lý do xin đăng ký quá hạn, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đã xảy ra sự kiện sinh, tử và của hai người làm chứng.
Điều 88. Thời hạn đăng ký quá hạn việc sinh, tử cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu xét thấy việc xin đăng ký quá hạn là đúng sự thật, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký, cấp cho đương sự một bản chính Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng tử, Sở Tư pháp ghi vào sổ đăng ký theo từng loại việc và ghi "Đăng ký quá hạn có yếu tố nước ngoài" vào cột "Ghi chú" của hai loại sổ nói trên. Bản sao và số lượng bản sao Giấy khai sinh, Giấy chứng tử được cấp theo yêu cầu của đương sự.
Trong trường hợp cần xác minh thêm, thì thời hạn kéo dài không quá 7 ngày.
Điều 89. Thẩm quyền đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú trước khi xuất cảnh hoặc nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây của người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi đã được đăng ký trước đây tại Việt Nam.
Điều 90. Thủ tục đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Người xin đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi phải nộp đơn và xuất trình các giấy tờ sau:
1. Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
2. Các giấy tờ cần thiết khác để chứng minh việc đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi là đúng sự thật.
Đơn xin đăng ký phải trình bày rõ lý do xin đăng ký lại, có xác nhận của hai người làm chứng. Trong trường hợp đăng ký lại tại Uỷ ban nhân dân không phải là nơi đã đăng ký hộ tịch, thì phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây về sự kiện hộ tịch đã đăng ký.
Điều 91. Thời hạn đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu xét thấy việc đăng ký lại là chính đáng và việc đăng ký trước đây là đúng sự thật, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký, cấp cho đương sự một trong các loại: bản chính Giấy khai sinh, Giấy chứng tử, Giấy chứng nhận kết hôn, Quyết định công nhận nuôi con nuôi, Sở Tư pháp ghi vào sổ đăng ký theo từng loại việc, và ghi "Đăng ký lại có yếu tố nước ngoài" vào cột "Ghi chú" của các loại sổ nói trên.
Trong trường hợp cần xác minh thêm, thì thời hạn kéo dài không quá 7 ngày.
Đối với việc đăng ký lại kết hôn, nhận nuôi con nuôi, khi trao Giấy chứng nhận kết hôn, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, các bên đương sự phải có mặt để cùng ký vào Sổ và Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Sổ và Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi.
Nghị định 83/1998/NĐ-CP về việc đăng ký hộ tịch
- Số hiệu: 83/1998/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/10/1998
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 33
- Ngày hiệu lực: 25/10/1998
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Hộ tịch và đăng ký hộ tịch
- Điều 2. Mục đích quản lý hộ tịch Quản lý hộ tịch là công việc thường xuyên của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện để theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tại cơ sở xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình.
- Điều 3. Quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch Các sự kiện hộ tịch đều phải được đăng lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Nghị định này.
- Điều 4. Nguyên tắc đăng ký, kiểm tra và xử lý các vi phạm về hộ tịch
- Điều 5. Đăng ký và quản lý hộ tịch có yếu tố nước ngoài
- Điều 6. Việc lưu sổ đăng ký hộ tịch
- Điều 7. Lệ phí hộ tịch
- Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao trong quản lý hộ tịch
- Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý và đăng ký hộ tịch
- Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong quản lý hộ tịch
- Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp xã trong đăng ký và quản lý hộ tịch
- Điều 12. Chế độ của cán bộ hộ tịch tư pháp
- Điều 13. Tiêu chuẩn của cán bộ hộ tịch tư pháp
- Điều 14. Những trường hợp không được giao làm cán bộ hộ tịch tư pháp
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ hộ tịch tư pháp
- Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Điều 17. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
- Điều 18. Thời hạn đăng ký khai sinh
- Điều 19. Thủ tục đăng ký khai sinh
- Điều 20. Khai sinh cho trẻ em sinh ra rồi mới chết
- Điều 21. Khai sinh cho trẻ em sơ sinh bị bỏ rơi
- Điều 22. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
- Điều 23. Thủ tục đăng ký kết hôn
- Điều 24. Thời hạn đăng ký kết hôn
- Điều 25. Lễ đăng ký kết hôn
- Điều 26. Từ chối đăng ký kết hôn
- Điều 27. Thẩm quyền đăng ký khai tử
- Điều 28. Thời hạn đăng ký khai tử
- Điều 29. Đăng ký khai tử cho trẻ em sinh ra rồi mới chết
- Điều 30. Đăng ký khai tử trong các trường hợp người chết có nghi vấn, chết do bệnh dịch
- Điều 31. Đăng ký khai tử cho người chết không rõ tung tích
- Điều 32. Đăng ký khai tử cho người bị Toà án tuyên bố là đã chết
- Điều 33. Cấp Giấy báo tử
- Điều 34. Thủ tục đăng ký khai tử
- Điều 35. Thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi
- Điều 36. Thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi
- Điều 37. Thời hạn đăng ký nhận nuôi con nuôi
- Điều 38. Lễ giao nhận con nuôi
- Điều 39. Từ chối đăng ký nhận nuôi con nuôi
- Điều 40. Ghi chú chấm dứt việc nhận nuôi con nuôi
- Điều 41. Thẩm quyền đăng ký giám hộ
- Điều 42. Đăng ký giám hộ đương nhiên
- Điều 43. Thủ tục đăng ký cử người giám hộ
- Điều 44. Thừ chối đăng ký giám hộ
- Điều 45. Đăng ký việc thay đổi, chấm dứt giám hộ
- Điều 46. Thủ tục đăng ký việc thay đổi, chấm dứt giám hộ
- Điều 47. Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
- Điều 48. Thủ tục đăng ký việc cha, mẹ nhận con
- Điều 49. Thủ tục đăng ký việc con nhận cha, mẹ
- Điều 50. Thời hạn đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
- Điều 51. Từ chối đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
- Điều 52. Thẩm quyền đăng ký việc thay đổi họ, tên, chữ đệm; cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; xác định lại dân tộc
- Điều 53. Thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc
- Điều 54. Từ chối đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc
- Điều 55. Điều chỉnh giấy tờ, hồ sơ cá nhân sau khi có Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc
- Điều 56. Nội dung ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác
- Điều 57. Thẩm quyền ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác
- Điều 58. Thủ tục ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác
- Điều 59. Đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn
- Điều 60. Thẩm quyền đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn
- Điều 61. Thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn
- Điều 62. Thời hạn đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn
- Điều 63. Đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi
- Điều 64. Thẩm quyền đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi
- Điều 65. Thủ tục đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi
- Điều 66. Thời hạn đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi
- Điều 67. Từ chối việc đăng ký quá hạn, đăng ký lại
- Điều 68. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
- Điều 69. Thủ tục đăng ký khai sinh
- Điều 70. Thời hạn đăng ký khai sinh
- Điều 71. Thẩm quyền đăng ký khai tử
- Điều 72. Thủ tục đăng ký khai tử
- Điều 73. Thời hạn đăng ký khai tử
- Điều 74. Đăng ký khai sinh, khai tử cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Điều 75. Đăng ký kết hôn, nhận nuôi con nuôi, nhận cha, mẹ, con, nhận giám hộ có yếu tố nước ngoài
- Điều 76. Thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam
- Điều 77. Thủ tục đăng ký kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam
- Điều 78. Thời hạn đăng ký kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam
- Điều 79. Thẩm quyền đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Điều 80. Thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Điều 81. Thời hạn đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Điều 82. Việc sử dụng các giấy tờ hộ tịch do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài
- Điều 83. Thẩm quyền ghi vào sổ các thay đổi về hộ tịch do kết hôn, nuôi con nuôi, ly hôn và chấm dứt việc nuôi con nuôi (sau đây gọi chung là đăng ký các thay đổi về hộ tịch)
- Điều 84. Nguyên tắc công nhận các thay đổi về hộ tịch
- Điều 85. Thủ tục ghi vào sổ các thay đổi về hộ tịch
- Điều 86. Thẩm quyền đăng ký quá hạn việc sinh, tử cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Điều 87. Thủ tục đăng ký quá hạn việc sinh, tử cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Điều 88. Thời hạn đăng ký quá hạn việc sinh, tử cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Điều 89. Thẩm quyền đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Điều 90. Thủ tục đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Điều 91. Thời hạn đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Điều 92. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức liên quan đến việc đăng ký hộ tịch
- Điều 93. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền trong việc quản lý và đăng ký hộ tịch
- Điều 94. Xử lý đối với cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của Nhà nước trong đăng ký hộ tịch
- Điều 95. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, và thay thế Điều lệ đăng ký hộ tịch ban hành theo Nghị định số 04/CP ngày 16 tháng 01 năm 1961 của Chính phủ. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
- Điều 96. Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
- Điều 97.