Chương 3 Nghị định 81/2019/NĐ-CP về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
PHÒNG NGỪA PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HỦY DIỆT HÀNG LOẠT
Điều 15. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
1. Cơ quan và người có thẩm quyền có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt đối với tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình.
2. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt bao gồm:
a) Nguy cơ, diễn biến, tình hình phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; thủ đoạn, phương thức hoạt động, tính chất phức tạp, nguy hiểm, tác hại của việc phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
b) Quan điểm, chính sách, pháp luật của Nhà nước, biện pháp, kinh nghiệm về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và thực hiện nghĩa vụ theo nghị quyết hoặc thông báo của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liên quan đến việc ngăn chặn việc phổ biến và tài trợ vũ khí hủy diệt hàng loạt;
d) Các nội dung cần thiết khác phục vụ cho yêu cầu phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
3. Hình thức thông tin, tuyên truyền
Thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin tuyên truyền.
Điều 16. Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự
1. Cơ quan và người có thẩm quyền quản lý nhà nước về an ninh, trật tự thông qua hoạt động của mình có trách nhiệm chủ động phát hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn và phương thức hoạt động của tổ chức, cá nhân phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, có biện pháp xử lý phù hợp.
2. Các biện pháp phòng ngừa phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt thông qua quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, bao gồm:
a) Quản lý cư trú, tàng thư, căn cước công dân;
b) Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ và sinh học, vật liệu liên quan bao gồm vật liệu, công nghệ và thiết bị lưỡng dụng và các công cụ hỗ trợ có thể sử dụng vào việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
c) Tuần tra, kiểm soát, giám sát mục tiêu trọng điểm về an ninh, trật tự ở sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, cửa khẩu, khu vực biên giới và nơi tập trung đông người, nơi công cộng khác;
d) Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
đ) Các biện pháp quản lý nhà nước về an ninh, trật tự khác.
Điều 17. Kiểm soát hoạt động giao thông vận tải
Cơ quan và người có thẩm quyền thuộc Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan kiểm soát giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không có trách nhiệm chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời và thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng hoạt động giao thông vận tải để phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Cơ quan và người có thẩm quyền trong hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông, in, phát hành, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, điện tử, phát thanh và truyền hình, thông tin điện tử, thông tấn, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở có trách nhiệm kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý việc giới thiệu, thông tin quảng cáo vũ khí hủy diệt hàng loạt trên mạng Internet.
Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, dược phẩm, mỹ phẩm, bệnh phẩm, phân bón có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan và người có thẩm quyền quản lý nhà nước về tác nhân sinh học, hóa học, vật liệu phóng xạ, hạt nhân và thiết bị, hệ thống phát tán thông qua hoạt động của mình có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ và chủ động phát hiện kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, có biện pháp xử lý phù hợp theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ chủ quản về tác nhân sinh học, hóa học, vật liệu phóng xạ, hạt nhân và thiết bị, hệ thống phát tán quy định tại các
Điều 21. Kiểm soát vật liệu liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt
Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ vật liệu và các hoạt động liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt được quy định tại
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi, quyền hạn phải ngăn chặn tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam cung cấp tiền, tài sản cho cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, trừ trường hợp được cấp phép, ủy quyền hoặc được thông báo theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có liên quan.
2. Các tổ chức tài chính, tổ chức và cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính, các trung gian thanh toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm sau đây:
a) Áp dụng các biện pháp nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền. Khi có nghi ngờ khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng liên quan đến tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt thì phải thực hiện ngay việc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa tài sản liên quan đến phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; đồng thời thông báo Đơn vị đầu mối có thẩm quyền việc thực hiện các biện pháp này; chỉ được hủy việc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa tài sản khi được Đơn vị đầu mối hướng dẫn; báo cáo Đơn vị đầu mối kết quả hành động tuân thủ bao gồm cả những trường hợp thực hiện không thành công;
b) Thường xuyên cập nhật danh sách tổ chức, cá nhân bị chỉ định; tổ chức, cá nhân được đưa ra khỏi danh sách bị chỉ định; báo cáo cho Cơ quan đầu mối quốc gia hoặc Đơn vị đầu mối bất kỳ tài sản hoặc tài sản liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt bị phong tỏa hoặc kết quả thực hiện theo các yêu cầu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liên quan, bao gồm cả các giao dịch đang cố gắng thực hiện;
c) Cung cấp thông tin cho Đơn vị đầu mối và cơ quan có thẩm quyền về công tác phòng, chống phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
d) Xây dựng và triển khai quy định nội bộ về phòng, chống phổ biến và và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
3. Đơn vị đầu mối có thẩm quyền trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của các chủ thể quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm xem xét, xử lý; nếu có căn cứ cho rằng tiền, tài sản có liên quan đến phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt thì ra quyết định phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản; trường hợp không có cơ sở cho rằng tổ chức, cá nhân có liên quan đến phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt thì hướng dẫn cho các chủ thể quy định tại khoản 2 Điều này để chấm dứt ngay việc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa đã thực hiện.
4. Trường hợp có căn cứ cho rằng tiền, tài sản có liên quan đến phổ biến, vũ khí hủy diệt hàng loạt thì Đơn vị đầu mối phải thông báo ngay cho tổ chức, cá nhân có liên quan và xem xét, quyết định xử lý tiền, tài sản theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền và Luật Phòng, chống khủng bố trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh ở nhiều nơi thì thời hạn ra quyết định không quá 60 ngày; trường hợp phải xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài thì thời hạn không quá 90 ngày.
Điều 23. Kiểm soát khu vực biên giới và trên biển
Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát phương tiện, tiền, vũ khí, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và an ninh, trật tự khu vực biên giới và trên biển có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ các tổ chức, cá nhân cùng phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Điều 24. Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi được phân công có trách nhiệm xây dựng chương trình, tổ chức huấn luyện, diễn tập và thực hiện phương án phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; phương án ứng phó, khắc phục hậu quả của việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Nghị định 81/2019/NĐ-CP về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng Nghị định phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, các luật liên quan và điều ước quốc tế
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
- Điều 6. Chính sách phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
- Điều 7. Thanh tra, kiểm tra
- Điều 8. Bảo mật thông tin
- Điều 9. Nguồn kinh phí
- Điều 10. Cơ quan đầu mối quốc gia Việt Nam và Đơn vị đầu mối về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
- Điều 11. Nhiệm vụ của Cơ quan đầu mối quốc gia
- Điều 12. Nhiệm vụ của Đơn vị đầu mối
- Điều 13. Phối hợp giữa Cơ quan đầu mối quốc gia với Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống rửa tiền quốc gia và Đơn vị đầu mối trong phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
- Điều 14. Lực lượng, phương tiện phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
- Điều 15. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
- Điều 16. Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự
- Điều 17. Kiểm soát hoạt động giao thông vận tải
- Điều 18. Kiểm soát hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông và các hình thức thông tin khác
- Điều 19. Kiểm soát các hoạt động liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm và lĩnh vực nông nghiệp
- Điều 20. Kiểm soát tác nhân sinh học, hóa học, vật liệu phóng xạ, hạt nhân, công nghệ và phương tiện phát tán
- Điều 21. Kiểm soát vật liệu liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt
- Điều 22. Quản lý khu vực tài chính và hoạt động kinh doanh ngành nghề phi tài chính và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
- Điều 23. Kiểm soát khu vực biên giới và trên biển
- Điều 24. Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
- Điều 25. Phát hiện hoạt động phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
- Điều 26. Biện pháp chống phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng
- Điều 27. Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua tại Chương VII Hiến chương Liên hợp quốc liên quan đến việc phòng ngừa, ngăn chặn và phá vỡ hoạt động phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
- Điều 28. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
- Điều 29. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 30. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
- Điều 32. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
- Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Y tế
- Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
- Điều 37. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 38. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
- Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 40. Trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan
- Điều 41. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh