Điều 8 Nghị định 49-CP năm 1995 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
Điều 8. Xử phạt người đi xe đạp vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông.
1. Phạt tiền 10.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Đi xe đạp không đúng phần đường, đi trên hè phố, trong vườn hoa, công viên.
b. Dùng ô, dù để che nắng, mưa khi đi xe đạp;
c. Dừng xe ở lòng đường, chiều đường không đúng quy định gây cả trở giao thông;
d. Phóng xe từ trong nhà, trong ngõ, trong hẻm ra đường chính hoặc từ ngoài đường chính vào ngõ, hẻm mà không quan sát làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông;
đ. Đi vào đường ngược chiều, đường cấm, khu vực có biển báo "cấm", đường dành riêng cho xe có động cơ.
2. Phạt tiền 20.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b. Đi hàng ngang từ 3 xe trở lên; chở số người quá quy định;
c. Đỗ, dừng xe vượt quá giới hạn quy định tại các đường giao nhau khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc hiệu lệnh dừng xe của Cảnh sát giao thông;
d. Không báo hiệu bằng tay trước khi chuyển hướng;
đ. Xe thồ, xe đạp, chở hàng hoá cồng kềnh vượt quá giới hạn quy định hoặc vi phạm quy định về thời gian, tuyến đường.
3. Phạt tiền 50.000 đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Bám vào xe có động cơ, mang vác cồng kềnh, dắt súc vật chạy theo; đèo quá số người quy định;
b. Buông thả hai tay, lôi, kéo, đẩy xe khác, vượt ẩu, rẽ trước đầu xe cơ giới;
c. Lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường phố.
4. Phạt tiền 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Đua xe đạp trái phép.
b. Gây tai nạn rồi bỏ trốn.
6. Phạt tiền 2.000.000 đòng đối với các hành vi tổ chức đua xe đạp trái phép.
Nghị định 49-CP năm 1995 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- Số hiệu: 49-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/07/1995
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: 01/08/1995
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính.
- Điều 2. Mức tiền phạt khi xử phạt hành chính mà có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng:
- Điều 3. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:
- Điều 4. Xử phạt đối với các hành vi xâm phạm công trình giao thông đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
- Điều 5. Xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về thi công, duy tu, sửa chữa và quản lý công trình giao thông đường bộ.
- Điều 6. Xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm làm hư hại công trình giao thông đường bộ, gây ảnh hưởng trật tự an toàn giao thông.
- Điều 7. Xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm trật tự quản lý hè, đường đô thị:
- Điều 8. Xử phạt người đi xe đạp vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông.
- Điều 9. Xử phạt người điều khiển xe súc vật kéo, người kéo, đẩy xe vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
- Điều 10. Xử phạt người điều khiển xe xích lô, xe đạp lôi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
- Điều 11. Xử phạt người điều khiển xe máy, mô tô, xe máy lôi, xích lô máy vi phạm trật tự an toàn giao thông.
- Điều 12. Xử phạt người đua xe máy, đua mô tô trái phép, người tổ chức, người kích động đua xe trái phép.
- Điều 13. Xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông.
- Điều 14. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở khách vi phạm trật tự tự an toàn giao thông.
- Điều 15. Xử phạt người điều khiển xe lam, xe công nông, xe bông sen và các loại xe có tiêu chuẩn kỹ thuật tương tự vi phạm trật tự an toàn giao thông.
- Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe bánh xích, xe quá khổ, quá tải trọng vi phạm trật tự an toàn giao thông.
- Điều 17. Xử phạt vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn của xe ô tô.
- Điều 18. Xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường trong giao thông đường bộ và giao thông đô thị.
- Điều 19. Xử phạt cá nhân, tổ chức có vi phạm khác về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
- Điều 20. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính.
- Điều 21. Thẩm quyền xử phạt của Uỷ ban nhân dân các cấp.
- Điều 22. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát nhân dân.
- Điều 23. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông.
- Điều 24. Thu nộp tiền phạt.
- Điều 25. Trình tự, thủ tục xử phạt.
- Điều 26. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Điều 27. Khiếu nại, tố cáo.
- Điều 28. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 08 năm 1995; các quy định của Nghị định này thay thế các quy định của Chính phủ đã ban hành trước đây về xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
- Điều 29. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết và tổ chức thi hành Nghị định này.
- Điều 30.