Chương 3 Nghị định 49-CP năm 1995 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
Điều 20. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính.
1. Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
3. Lực lượng cảnh sát nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với tất cả các hành vi xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị được quy định trong Nghị định này.
4. Trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đâu tiên thực hiện.
Điều 21. Thẩm quyền xử phạt của Uỷ ban nhân dân các cấp.
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị đến 500.000 đồng;
d. Buộc bồi thường thiệt hại đến 500.000 đồng;
đ. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a. Phạt cảnh cáo.
b. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;
d. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
đ. Buộc bồi thường thiệt hại đến 1.000.000 đồng;
e. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
c. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;
d. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
đ. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
e. Buộc bồi thường thiệt hại đến 1.000.000 đồng.
Điều 22. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát nhân dân.
1. Chiến sĩ cảnh sát nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 100.000 đồng;
2. Thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ Cảnh sát nhân dân có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 200.000 đồng.
c. Buộc bồi thường thiệt hại đến 500.000 đồng.
3. Trưởng công an xã, phường, thị trấn được áp dụng các hình thức xử phạt hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại
4. Trưởng công an cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c. Tước giấy phép lái xe, giấy phép lưu hành xe.
d. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;
đ. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép.
e. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tinh trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan, dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
g. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng.
6. Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông trật tự có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
7. Giám đốc công án cấp tỉnh có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
Điều 23. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông.
1. Thanh tra viên giao thông thuộc Ban và Đội giao thông có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị đến 500.000 đồng;
d. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
đ. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng.
e. Buộc thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn giao thông.
2. Trưởng ban thanh tra giao thông thuộc Sở, Khu quản lý đường bộ; đội trưởng thanh tra giao thông quận, huyện, thị xã, Phân khu quản lý đường bộ có quyền.
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm quy định trong Nghị định này.
c. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị bị phạt tiền thì phải nộp tiền tại nơi quy định. Nếu trốn tránh hoặc không nộp đúng thời gian để dây dưa kéo dài thì bị cưỡng chế thi hành hoặc bị phạt bổ sung theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm người xử phạt thu tiền phạt tại chỗ.
Điều 25. Trình tự, thủ tục xử phạt.
Trình tự, thủ tục xử phạt phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 26. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây:
a. Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng.
b. Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
c. áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt.
2. Người có thẩm quyền xử phạt có quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế.
3. Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và phối hợp với cơ quan Nhà nước khác tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế của các cơ quan đó khi được yêu cầu.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 88 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
2. Công dân có quyền tố cáo những vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức và những vi phạm của người có thẩm quyền xử phạt hành chính với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nghị định 49-CP năm 1995 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- Số hiệu: 49-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/07/1995
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: 01/08/1995
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính.
- Điều 2. Mức tiền phạt khi xử phạt hành chính mà có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng:
- Điều 3. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:
- Điều 4. Xử phạt đối với các hành vi xâm phạm công trình giao thông đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
- Điều 5. Xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về thi công, duy tu, sửa chữa và quản lý công trình giao thông đường bộ.
- Điều 6. Xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm làm hư hại công trình giao thông đường bộ, gây ảnh hưởng trật tự an toàn giao thông.
- Điều 7. Xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm trật tự quản lý hè, đường đô thị:
- Điều 8. Xử phạt người đi xe đạp vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông.
- Điều 9. Xử phạt người điều khiển xe súc vật kéo, người kéo, đẩy xe vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
- Điều 10. Xử phạt người điều khiển xe xích lô, xe đạp lôi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
- Điều 11. Xử phạt người điều khiển xe máy, mô tô, xe máy lôi, xích lô máy vi phạm trật tự an toàn giao thông.
- Điều 12. Xử phạt người đua xe máy, đua mô tô trái phép, người tổ chức, người kích động đua xe trái phép.
- Điều 13. Xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông.
- Điều 14. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở khách vi phạm trật tự tự an toàn giao thông.
- Điều 15. Xử phạt người điều khiển xe lam, xe công nông, xe bông sen và các loại xe có tiêu chuẩn kỹ thuật tương tự vi phạm trật tự an toàn giao thông.
- Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe bánh xích, xe quá khổ, quá tải trọng vi phạm trật tự an toàn giao thông.
- Điều 17. Xử phạt vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn của xe ô tô.
- Điều 18. Xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường trong giao thông đường bộ và giao thông đô thị.
- Điều 19. Xử phạt cá nhân, tổ chức có vi phạm khác về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
- Điều 20. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính.
- Điều 21. Thẩm quyền xử phạt của Uỷ ban nhân dân các cấp.
- Điều 22. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát nhân dân.
- Điều 23. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông.
- Điều 24. Thu nộp tiền phạt.
- Điều 25. Trình tự, thủ tục xử phạt.
- Điều 26. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Điều 27. Khiếu nại, tố cáo.
- Điều 28. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 08 năm 1995; các quy định của Nghị định này thay thế các quy định của Chính phủ đã ban hành trước đây về xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
- Điều 29. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết và tổ chức thi hành Nghị định này.
- Điều 30.