Điều 6 Nghị định 206/2013/NĐ-CP quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Điều 6. Quyền hạn của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ phải thu
1. Doanh nghiệp được quyền bán các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không đòi được để thu hồi vốn trên nguyên tắc trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định. Doanh nghiệp chỉ được bán nợ cho các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán nợ trực tiếp cho khách nợ.
2. Trên cơ sở tham khảo giá của tổ chức định giá, giá thị trường (nếu có), giá bán các khoản nợ do các bên tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm về quyết định bán khoản nợ phải thu. Trường hợp bán nợ mà dẫn tới doanh nghiệp bị lỗ, mất vốn, hoặc mất khả năng thanh toán, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phải giải thể, phá sản thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), Tổng Giám đốc (Giám đốc) và người có liên quan trực tiếp đến việc phát sinh khoản nợ khó đòi phải bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp.
3. Chủ sở hữu căn cứ quy mô, ngành nghề kinh doanh, tính chất, giá trị các khoản nợ của doanh nghiệp để phân cấp cho Hội đồng thành viên (Chủ tịch Công ty) quyết định và các trường hợp doanh nghiệp phải báo cáo Chủ sở hữu quyết định đối với các khoản nợ mà giá bán nợ thấp hơn giá trị trên sổ kế toán. Mức phân cấp này được quy định cụ thể trong Quy chế quản lý tài chính và Quy chế quản lý nợ của doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp phải lập phương án bán nợ (trong đó có phương án sản xuất kinh doanh đối với khoản thu được khi bán nợ), so sánh với việc không bán khoản nợ để quyết định hoặc trình chủ sở hữu xem xét, phê duyệt trước khi thực hiện bán các khoản nợ phải thu theo quy định tại Khoản 3 Điều này (chênh lệch giảm giữa giá trị khoản nợ theo sổ kế toán với giá bán được bù đắp bằng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi). Doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục bù đắp tổn thất (nếu có) bằng hoạt động sản xuất kinh doanh, không để thất thoát vốn của Nhà nước đã đầu tư; nếu không thực hiện, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Ban lãnh đạo doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và trước pháp luật.
5. Các quyền khác của doanh nghiệp, như: Quyền khiếu nại, khởi kiện khi không thu hồi được nợ, quyền ủy quyền, thuê đòi nợ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Nghị định 206/2013/NĐ-CP quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Số hiệu: 206/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 09/12/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 915 đến số 916
- Ngày hiệu lực: 01/02/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc về quản lý và xử lý nợ
- Điều 5. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ phải thu
- Điều 6. Quyền hạn của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ phải thu
- Điều 7. Xử lý các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi
- Điều 8. Xử lý các khoản nợ phải thu tồn đọng còn có khả năng thu hồi
- Điều 9. Xử lý các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp liên quan đến ngân sách nhà nước
- Điều 10. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ phải trả
- Điều 11. Trách nhiệm của doanh nghiệp khi thực hiện huy động vốn
- Điều 12. Các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước
- Điều 13. Các khoản nợ doanh nghiệp vay của tổ chức tín dụng
- Điều 14. Xử lý nợ phải trả có bảo lãnh
- Điều 15. Xử lý khoản nợ Bảo hiểm xã hội
- Điều 16. Xử lý các khoản nợ phải trả của các tổ chức, cá nhân
- Điều 17. Xử lý doanh nghiệp không có khả năng trả nợ
- Điều 18. Quản lý và xử lý nợ phải thu, phải trả tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước
- Điều 19. Quyền, trách nhiệm của Người đại diện