Điều 5 Nghị định 206/2013/NĐ-CP quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Điều 5. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ phải thu
1. Ban hành và thực hiện Quy chế quản lý nợ của doanh nghiệp theo quy định tại
2. Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ; thường xuyên phân loại các khoản nợ (nợ chưa đến hạn thanh toán, nợ đến hạn thanh toán, nợ đã quá hạn thanh toán, nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), đôn đốc thu hồi nợ; định kỳ đối chiếu công nợ.
3. Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản nợ phải thu khó đòi, nợ không thu hồi được. Nếu không xử lý kịp thời các khoản nợ không thu hồi được theo quy định, để chủ sở hữu có văn bản nhắc trên 01 lần, căn cứ vào hậu quả của việc xử lý chậm ảnh hưởng đến tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ sở hữu quyết định hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; nếu không xử lý kịp thời dẫn đến thất thoát vốn của chủ sở hữu tại doanh nghiệp thì phải đền bù thiệt hại bằng tài sản cá nhân, chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và trước pháp luật.
4. Khi xác định là nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Nợ phải thu không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp phải xác định rõ nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Đối với nguyên nhân chủ quan, doanh nghiệp có trách nhiệm xử lý bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan. Đối với nguyên nhân khách quan, Hội đồng thành viên, Ban điều hành doanh nghiệp và các phòng ban có liên quan phải xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xác nhận; nếu xác định các khoản nợ này có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp được bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi; nếu còn thiếu thì hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
6. Nợ không có khả năng thu hồi sau khi đã xử lý theo quy định tại Khoản 5 Điều này, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán và trong thuyết minh báo cáo tài chính trong thời hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và có các biện pháp để thu hồi nợ, nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi được sau khi trừ đi các chi phí liên quan, doanh nghiệp được hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp.
7. Doanh nghiệp chưa ban hành Quy chế quản lý nợ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 nghị định này thì coi như Hội đồng thành viên, Ban điều hành doanh nghiệp chưa hoàn thành nhiệm vụ (khi thực hiện xếp loại doanh nghiệp); Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban điều hành doanh nghiệp không được trích Quỹ thưởng Viên chức quản lý doanh nghiệp, chỉ được hưởng 80% tiền lương hàng tháng.
Trường hợp để cơ quan có thẩm quyền đôn đốc bằng văn bản hơn 01 lần mà doanh nghiệp vẫn chưa ban hành Quy chế quản lý nợ thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) sẽ bị miễn nhiệm như trường hợp báo cáo không trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Nghị định 206/2013/NĐ-CP quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Số hiệu: 206/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 09/12/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 915 đến số 916
- Ngày hiệu lực: 01/02/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc về quản lý và xử lý nợ
- Điều 5. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ phải thu
- Điều 6. Quyền hạn của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ phải thu
- Điều 7. Xử lý các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi
- Điều 8. Xử lý các khoản nợ phải thu tồn đọng còn có khả năng thu hồi
- Điều 9. Xử lý các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp liên quan đến ngân sách nhà nước
- Điều 10. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ phải trả
- Điều 11. Trách nhiệm của doanh nghiệp khi thực hiện huy động vốn
- Điều 12. Các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước
- Điều 13. Các khoản nợ doanh nghiệp vay của tổ chức tín dụng
- Điều 14. Xử lý nợ phải trả có bảo lãnh
- Điều 15. Xử lý khoản nợ Bảo hiểm xã hội
- Điều 16. Xử lý các khoản nợ phải trả của các tổ chức, cá nhân
- Điều 17. Xử lý doanh nghiệp không có khả năng trả nợ
- Điều 18. Quản lý và xử lý nợ phải thu, phải trả tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước
- Điều 19. Quyền, trách nhiệm của Người đại diện