Điều 4 Nghị định 206/2013/NĐ-CP quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Điều 4. Nguyên tắc về quản lý và xử lý nợ
1. Các doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy chế quản lý nợ (bao gồm các khoản nợ phải thu, nợ phải trả); xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân (Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng, cá nhân khác có liên quan) trong việc theo dõi, thu hồi, thanh toán các khoản nợ; đối chiếu xác nhận, phân loại nợ, đôn đốc thu hồi và chủ động xử lý nợ tồn đọng theo quy định của Nghị định này.
2. Đối với các khoản nợ khó đòi hoặc không có khả năng trả nợ, trước hết, doanh nghiệp phải thực hiện trích lập dự phòng theo quy định và tự tìm mọi biện pháp xử lý thu hồi nợ, cùng chia sẻ khó khăn giữa chủ nợ, khách nợ để xử lý thông qua các hình thức khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ, mua bán nợ; trường hợp vượt quá khả năng và thẩm quyền xử lý, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp hỗ trợ giải quyết.
3. Đối với các khoản nợ phải thu, phải trả bằng ngoại tệ, thực hiện quy đổi sang đồng Việt Nam tại thời điểm hạch toán và lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư nợ ngoại tệ phải thu, phải trả cuối năm tài chính được xử lý theo quy định, của Bộ Tài chính.
4. Các doanh nghiệp đang thực hiện các thủ tục chuyển đổi được xử lý ngay các khoản nợ tồn đọng phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước về chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
5. Các giải pháp về xử lý nợ phải được thực hiện một cách đồng bộ trên cơ sở tổ chức sắp xếp, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp để có nguồn trả nợ nhằm lành mạnh hóa và ổn định lâu dài tình hình tài chính doanh nghiệp theo nguyên tắc nợ doanh nghiệp tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm.
6. Định kỳ 06 tháng và kết thúc năm tài chính, cùng với việc lập và nộp báo cáo tài chính, báo cáo giám sát, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện báo cáo chủ sở hữu về tình hình quản lý và thu hồi nợ, xử lý nợ tồn đọng, khả năng và tình hình thanh toán nợ theo quy định tại Nghị định này.
Nghị định 206/2013/NĐ-CP quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Số hiệu: 206/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 09/12/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 915 đến số 916
- Ngày hiệu lực: 01/02/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc về quản lý và xử lý nợ
- Điều 5. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ phải thu
- Điều 6. Quyền hạn của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ phải thu
- Điều 7. Xử lý các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi
- Điều 8. Xử lý các khoản nợ phải thu tồn đọng còn có khả năng thu hồi
- Điều 9. Xử lý các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp liên quan đến ngân sách nhà nước
- Điều 10. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ phải trả
- Điều 11. Trách nhiệm của doanh nghiệp khi thực hiện huy động vốn
- Điều 12. Các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước
- Điều 13. Các khoản nợ doanh nghiệp vay của tổ chức tín dụng
- Điều 14. Xử lý nợ phải trả có bảo lãnh
- Điều 15. Xử lý khoản nợ Bảo hiểm xã hội
- Điều 16. Xử lý các khoản nợ phải trả của các tổ chức, cá nhân
- Điều 17. Xử lý doanh nghiệp không có khả năng trả nợ
- Điều 18. Quản lý và xử lý nợ phải thu, phải trả tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước
- Điều 19. Quyền, trách nhiệm của Người đại diện