Điều 20 Nghị định 206/2013/NĐ-CP quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Điều 20. Quyền, trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Thường xuyên tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá các khoản nợ của công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý. Trường hợp phát hiện công ty gặp khó khăn trong thu hồi và thanh toán các khoản nợ, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu và chỉ đạo công ty có đề án khắc phục và báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Chỉ đạo, đôn đốc Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp ban hành Quy chế quản lý nợ của doanh nghiệp theo quy định tại
3. Chỉ đạo Người đại diện thực hiện việc biểu quyết, quyết định các vấn đề liên quan đến công tác quản lý nợ, xử lý nợ tại các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông hoặc cuộc họp Hội đồng quản trị tại doanh nghiệp có vốn nhà nước.
4. Yêu cầu Người đại diện giám sát, kiểm tra thường xuyên và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình quản lý nợ, xử lý nợ tại doanh nghiệp có vốn góp nhà nước; có biện pháp chỉ đạo kịp thời khi các doanh nghiệp này không bảo đảm khả năng thu hồi và thanh toán các khoản nợ.
5. Định kỳ trước ngày 31 ngày 3 hàng năm, báo cáo tổng hợp, phân tích, đánh giá về tình hình các khoản nợ năm trước liền kề của tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty có vốn góp của Nhà nước do Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Nghị định 206/2013/NĐ-CP quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Số hiệu: 206/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 09/12/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 915 đến số 916
- Ngày hiệu lực: 01/02/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc về quản lý và xử lý nợ
- Điều 5. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ phải thu
- Điều 6. Quyền hạn của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ phải thu
- Điều 7. Xử lý các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi
- Điều 8. Xử lý các khoản nợ phải thu tồn đọng còn có khả năng thu hồi
- Điều 9. Xử lý các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp liên quan đến ngân sách nhà nước
- Điều 10. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ phải trả
- Điều 11. Trách nhiệm của doanh nghiệp khi thực hiện huy động vốn
- Điều 12. Các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước
- Điều 13. Các khoản nợ doanh nghiệp vay của tổ chức tín dụng
- Điều 14. Xử lý nợ phải trả có bảo lãnh
- Điều 15. Xử lý khoản nợ Bảo hiểm xã hội
- Điều 16. Xử lý các khoản nợ phải trả của các tổ chức, cá nhân
- Điều 17. Xử lý doanh nghiệp không có khả năng trả nợ
- Điều 18. Quản lý và xử lý nợ phải thu, phải trả tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước
- Điều 19. Quyền, trách nhiệm của Người đại diện