Điều 48 Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
Điều 48. Vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án
1. Vốn đối ứng phải được đảm bảo đầy đủ để chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án (bao gồm cả các hoạt động thực hiện trước, nếu có). Nguồn, mức vốn và cơ chế vốn đối ứng phải phù hợp với nội dung chi tiêu của chương trình, dự án đã được thống nhất giữa cơ quan chủ quản và nhà tài trợ nước ngoài và được thể hiện trong văn kiện chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư.
2. Vốn đối ứng được sử dụng cho các khoản chi phí sau:
a) Chi phí hoạt động cho Ban quản lý dự án (lương, thưởng, phụ cấp, văn phòng, phương tiện làm việc, chi phí hành chính);
b) Chi phí thẩm định thiết kế, duyệt tổng dự toán, hoàn tất các thủ tục đầu tư, xây dựng và thủ tục hành chính cần thiết khác;
c) Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu;
d) Chi phí cho hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý và thực hiện chương trình, dự án;
đ) Chi phí tiếp nhận và phổ biến công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng quốc tế;
e) Chi phí tuyên truyền, quảng cáo chương trình, dự án và các hoạt động cộng đồng;
g) Chi trả các loại thuế, phí hải quan, phí bảo hiểm theo quy định hiện hành;
h) Tiền trả lãi, tiền đặt cọc, phí cam kết và các loại phí liên quan khác phải trả cho phía nước ngoài;
i) Chi phí tiếp nhận thiết bị và vận chuyển nội địa (nếu có);
k) Chi phí kiểm toán, quyết toán, thẩm tra quyết toán hoàn thành;
l) Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư;
m) Chi phí thực hiện một số hoạt động cơ bản của chương trình, dự án (khảo sát, thiết kế kỹ thuật, thi công; xây dựng một số hạng mục công trình, mua sắm một số trang thiết bị);
n) Chi phí cho hoạt động giám sát và đánh giá; giám sát và kiểm định chất lượng, nghiệm thu, bàn giao, quyết toán chương trình, dự án;
o) Chi phí dự phòng và các chi phí hợp lý khác.
3. Đối với chương trình, dự án được cấp phát toàn bộ từ ngân sách nhà nước: Cơ quan chủ quản có trách nhiệm cân đối vốn đối ứng trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan chủ quản theo quy định của pháp luật hiện hành và phân định rõ theo nguồn vốn xây dựng cơ bản, hành chính sự nghiệp tương ứng với nội dung chi tiêu của chương trình, dự án; bảo đảm bố trí vốn đối ứng đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tiến độ quy định trong văn kiện chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quyết định đầu tư, phù hợp với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án.
4. Đối với chương trình, dự án vay lại toàn bộ hoặc một phần từ ngân sách nhà nước: Chủ dự án tự bố trí vốn đối ứng hoặc trình cơ quan chủ quản quyết định để bảo đảm đủ vốn đối ứng cho chương trình, dự án theo quy định trước khi ký hợp đồng vay lại.
5. Đối với chương trình, dự án thuộc diện cấp phát từ ngân sách nhà nước có thời điểm phê duyệt hoặc ký kết không trùng với kỳ lập dự toán ngân sách hàng năm, chưa được bố trí vốn đối ứng: cơ quan chủ quản có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ sung vào dự toán ngân sách hàng năm.
Trường hợp thời điểm lập kế hoạch vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án được xem xét tài trợ không trùng với kỳ lập kế hoạch ngân sách hàng năm, cơ quan chủ quản cân đối trong tổng vốn đã được phân bổ. Trong trường hợp không tự cân đối được, cơ quan chủ quản có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính yêu cầu xem xét trình cấp có thẩm quyền quyết định việc tạm ứng vốn và sau đó khấu trừ vào kế hoạch năm tiếp theo.
6. Trong trường hợp vốn đối ứng đã được cấp phát từ ngân sách trung ương hàng năm cho chương trình, dự án không sử dụng hết, cơ quan chủ quản có thể điều chuyển cho chương trình, dự án khác có nhu cầu sau khi được cơ quan có thẩm quyền giao vốn quyết định theo quy định hiện hành.
7. Nguồn của vốn đối ứng bao gồm: ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác của nhà nước; vốn của chủ dự án (đối với trường hợp cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi); vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các phương thức cung cấp vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 5. Lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 6. Nguyên tắc sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng
- Điều 7. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 8. Nguyên tắc áp dụng cơ chế tài chính trong nước đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 9. Khu vực tư nhân tiếp cận và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 10. Quy trình quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 11. Vận động vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 12. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án
- Điều 13. Trình tự, thủ tục đề xuất và lựa chọn Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 14. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 15. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 16. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án, phi dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, trừ dự án nhóm A
- Điều 17. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án, phi dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chủ quản
- Điều 18. Tham gia chương trình, dự án khu vực
- Điều 19. Các hoạt động thực hiện trước
- Điều 20. Nội dung chính của Quyết định chủ trương đầu tư
- Điều 21. Điều chỉnh nội dung Quyết định chủ trương đầu tư
- Điều 22. Nhiệm vụ của cơ quan chủ quản trong việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án
- Điều 23. Nhiệm vụ của chủ dự án trong việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án
- Điều 24. Vốn chuẩn bị chương trình, dự án
- Điều 25. Thẩm quyền phê duyệt văn kiện chương trình, dự án và quyết định đầu tư chương trình, dự án
- Điều 26. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án
- Điều 27. Nội dung văn kiện chương trình, dự án
- Điều 28. Hồ sơ thẩm định văn kiện chương trình, dự án
- Điều 29. Nội dung thẩm định văn kiện chương trình, dự án
- Điều 30. Thời gian thẩm định và quyết định đầu tư chương trình, dự án
- Điều 31. Cơ sở đề xuất ký kết điều ước quốc tế về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 32. Cơ quan đề xuất ký kết điều ước quốc tế về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 33. Trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung và gia hạn điều ước quốc tế về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 34. Cơ sở đề xuất ký kết thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 35. Cơ quan đề xuất ký kết thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 36. Trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung và gia hạn thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 37. Các hình thức tổ chức quản lý chương trình, dự án
- Điều 38. Thẩm quyền ban hành Quyết định thành lập Ban quản lý dự án
- Điều 39. Thành lập Ban quản lý dự án
- Điều 40. Các trường hợp không thành lập Ban quản lý dự án
- Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản trong quản lý thực hiện chương trình, dự án
- Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ dự án trong quản lý thực hiện chương trình, dự án
- Điều 43. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án trong quản lý thực hiện chương trình, dự án
- Điều 44. Thuê tư vấn quản lý chương trình, dự án
- Điều 45. Kế hoạch thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng trung hạn 5 năm
- Điều 46. Lập, phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng
- Điều 47. Lập, phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng hàng năm
- Điều 48. Vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án
- Điều 49. Vốn ứng trước để thực hiện chương trình, dự án
- Điều 50. Thuế và phí đối với chương trình, dự án
- Điều 51. Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Điều 52. Đấu thầu
- Điều 53. Điều chỉnh nội dung chương trình, dự án và sử dụng vốn dư trong quá trình thực hiện chương trình, dự án
- Điều 54. Quản lý xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, kiểm toán, quyết toán
- Điều 55. Xử lý tranh chấp hợp đồng
- Điều 56. Giám sát và đánh giá chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 57. Nội dung quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 58. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 59. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
- Điều 60. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp
- Điều 62. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao
- Điều 63. Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Chính phủ
- Điều 64. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 65. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh