Điều 29 Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
Điều 29. Nội dung thẩm định văn kiện chương trình, dự án
1. Đối với dự án đầu tư có cấu phần xây dựng: Nội dung thẩm định văn kiện dự án thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng.
2. Đối với dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng: Nội dung thẩm định văn kiện dự án bao gồm:
a) Đánh giá về sự cần thiết của dự án, gồm: Sự phù hợp với chủ trương đầu tư (bối cảnh và sự cần thiết; mục tiêu của dự án so với những yêu cầu về đổi mới chính sách, cải thiện thể chế quản lý, điều hành, nhu cầu về phát triển năng lực con người; chuyển giao công nghệ, tri thức, kỹ năng quản lý, điều hành ở cấp quốc gia, ngành và địa phương; sản phẩm cuối cùng của dự án; người thụ hưởng; cơ cấu phân bổ ngân sách dự án);
b) Đánh giá yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, gồm: yếu tố đầu vào; thời gian thực hiện; nguồn nhân lực tham gia thực hiện dự án; rủi ro có thể xảy ra và biện pháp phòng ngừa;
c) Đánh giá yếu tố bảo đảm tính hiệu quả, bền vững của dự án, gồm: khả năng cân đối các nguồn vốn (vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng); hiệu quả và tác động; khả năng duy trì và phát huy kết quả dự án đối với quốc gia, cơ quan chủ quản và chủ dự án;
d) Đánh giá chung nội dung văn kiện dự án so với nội dung quyết định chủ trương đầu tư và những kiến nghị có liên quan.
3. Đối với chương trình: Nội dung thẩm định văn kiện chương trình bao gồm:
a) Nội dung tương tự như quy định tại khoản 2 Điều này, bổ sung thêm nội dung đánh giá về tính liên kết, cơ chế phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực, địa phương và các chủ thể khác nhau tham gia thực hiện chương trình nhằm tối đa hóa hiệu quả và lợi ích của các bên tham gia;
b) Đối với dự án đầu tư có cấu phần xây dựng trong khuôn khổ chương trình, nội dung thẩm định văn kiện dự án theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Đối với dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng trong khuôn khổ chương trình, nội dung thẩm định văn kiện dự án theo quy định tại khoản 2 Điều này.
a) Nội dung thẩm định dự án đầu tư có cấu phần xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nội dung thẩm định dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Ngoài các nội dung thẩm định quy định tại điểm a, b khoản này, nội dung thẩm định văn kiện chương trình, dự án ô cần bao gồm: Phân tích và đánh giá cấu trúc chương trình, dự án ô và phân bổ vốn (vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng) cho các dự án thành phần, hình thức tổ chức quản lý dự án, phân cấp quản lý giữa Ban quản lý dự án chương trình, dự án ô và các Ban quản lý dự án thành phần, cơ chế phối hợp, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện dự án ô và các dự án thành phần.
5. Đối với dự án hỗ trợ kỹ thuật: Nội dung thẩm định văn kiện dự án bao gồm:
a) Đánh giá về sự cần thiết và sự phù hợp với chủ trương đầu tư của dự án;
b) Đánh giá yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, gồm: yếu tố đầu vào; thời gian thực hiện; khả năng cân đối các nguồn vốn (vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng); nguồn nhân lực tham gia thực hiện dự án; sản phẩm dự án; rủi ro có thể xảy ra và biện pháp phòng ngừa;
c) Đánh giá chung nội dung văn kiện dự án so với nội dung quyết định chủ trương đầu tư và những kiến nghị có liên quan.
6. Đối với khoản phi dự án: Nội dung thẩm định văn kiện phi dự án bao gồm:
a) Đánh giá về sự phù hợp của khoản phi dự án với quyết định chủ trương đầu tư;
b) Đánh giá yếu tố đảm bảo tính khả thi của khoản phi dự án, gồm: yếu tố đầu vào; khả năng cân đối các nguồn vốn (vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng); thời gian thực hiện; nguồn nhân lực tham gia thực hiện dự án; rủi ro có thể xảy ra và biện pháp phòng ngừa.
Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các phương thức cung cấp vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 5. Lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 6. Nguyên tắc sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng
- Điều 7. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 8. Nguyên tắc áp dụng cơ chế tài chính trong nước đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 9. Khu vực tư nhân tiếp cận và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 10. Quy trình quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 11. Vận động vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 12. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án
- Điều 13. Trình tự, thủ tục đề xuất và lựa chọn Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 14. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 15. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 16. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án, phi dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, trừ dự án nhóm A
- Điều 17. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án, phi dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chủ quản
- Điều 18. Tham gia chương trình, dự án khu vực
- Điều 19. Các hoạt động thực hiện trước
- Điều 20. Nội dung chính của Quyết định chủ trương đầu tư
- Điều 21. Điều chỉnh nội dung Quyết định chủ trương đầu tư
- Điều 22. Nhiệm vụ của cơ quan chủ quản trong việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án
- Điều 23. Nhiệm vụ của chủ dự án trong việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án
- Điều 24. Vốn chuẩn bị chương trình, dự án
- Điều 25. Thẩm quyền phê duyệt văn kiện chương trình, dự án và quyết định đầu tư chương trình, dự án
- Điều 26. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án
- Điều 27. Nội dung văn kiện chương trình, dự án
- Điều 28. Hồ sơ thẩm định văn kiện chương trình, dự án
- Điều 29. Nội dung thẩm định văn kiện chương trình, dự án
- Điều 30. Thời gian thẩm định và quyết định đầu tư chương trình, dự án
- Điều 31. Cơ sở đề xuất ký kết điều ước quốc tế về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 32. Cơ quan đề xuất ký kết điều ước quốc tế về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 33. Trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung và gia hạn điều ước quốc tế về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 34. Cơ sở đề xuất ký kết thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 35. Cơ quan đề xuất ký kết thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 36. Trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung và gia hạn thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 37. Các hình thức tổ chức quản lý chương trình, dự án
- Điều 38. Thẩm quyền ban hành Quyết định thành lập Ban quản lý dự án
- Điều 39. Thành lập Ban quản lý dự án
- Điều 40. Các trường hợp không thành lập Ban quản lý dự án
- Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản trong quản lý thực hiện chương trình, dự án
- Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ dự án trong quản lý thực hiện chương trình, dự án
- Điều 43. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án trong quản lý thực hiện chương trình, dự án
- Điều 44. Thuê tư vấn quản lý chương trình, dự án
- Điều 45. Kế hoạch thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng trung hạn 5 năm
- Điều 46. Lập, phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng
- Điều 47. Lập, phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng hàng năm
- Điều 48. Vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án
- Điều 49. Vốn ứng trước để thực hiện chương trình, dự án
- Điều 50. Thuế và phí đối với chương trình, dự án
- Điều 51. Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Điều 52. Đấu thầu
- Điều 53. Điều chỉnh nội dung chương trình, dự án và sử dụng vốn dư trong quá trình thực hiện chương trình, dự án
- Điều 54. Quản lý xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, kiểm toán, quyết toán
- Điều 55. Xử lý tranh chấp hợp đồng
- Điều 56. Giám sát và đánh giá chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 57. Nội dung quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 58. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 59. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
- Điều 60. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp
- Điều 62. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao
- Điều 63. Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Chính phủ
- Điều 64. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 65. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh