Điều 6 Nghị định 159/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa
1. Trước khi tiến hành hoạt động nạo vét, chủ đầu tư, nhà đầu tư phải xây dựng phương án bảo đảm an toàn giao thông trình cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt theo quy định tại Nghị định này.
2. Nội dung phương án bảo đảm an toàn giao thông gồm:
a) Tên công trình, tên và địa chỉ của chủ đầu tư, vị trí, quy mô, khối lượng nạo vét, vị trí đổ chất nạo vét;
b) Thời gian nạo vét;
c) Biện pháp thi công;
d) Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông;
đ) Danh sách phương tiện thi công nạo vét (số lượng, tính năng, thông số kỹ thuật, thời hạn đăng kiểm,...);
e) Đề xuất cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan.
3. Chủ đầu tư, nhà đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông đến cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt theo quy định, cụ thể:
a) Cảng vụ Hàng hải khu vực phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển;
b) Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực phê duyệt phương án đảm bảo an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa.
4. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông;
b) Bản sao quyết định đầu tư xây dựng công trình;
c) Bản sao quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;
d) Bản sao bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình;
đ) Bản chính phương án bảo đảm an toàn giao thông.
5. Trình tự nhận và xử lý hồ sơ:
Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này; nếu hồ sơ hợp lệ thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan; chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ ý kiến phải có văn bản phê duyệt phương án đảm bảo an toàn giao thông và gửi trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính cho chủ đầu tư, nhà đầu tư; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
6. Trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn giám sát hoạt động nạo vét theo phương án bảo đảm an toàn giao thông đã được phê duyệt:
a) Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn Cảng vụ Hàng hải khu vực đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển;
b) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực đối với hoạt động nạo vét vùng nước đường thủy nội địa quốc gia;
c) Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực địa phương đối với hoạt động nạo vét vùng nước đường thủy nội địa địa phương.
7. Khi thực hiện nạo vét trong tình huống thiên tai, thời tiết xấu, các phương tiện phải thực hiện tránh trú bão theo điều động của cấp có thẩm quyền.
8. Đối với hoạt động nạo vét không gây ảnh hưởng đến hoạt động giao thông hàng hải hoặc đường thủy nội địa thì không phải lập phương án bảo đảm an toàn giao thông.
Nghị định 159/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa
- Số hiệu: 159/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 28/11/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1097 đến số 1098
- Ngày hiệu lực: 11/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa
- Điều 5. Yêu cầu đối với công tác thi công, đổ chất nạo vét
- Điều 6. Phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa
- Điều 7. Quy định về công tác môi trường
- Điều 8. Hoạt động nạo vét liên quan đến quốc phòng, an ninh
- Điều 9. Thu hồi tài nguyên, khoáng sản thông qua hoạt động nạo vét
- Điều 10. Nguyên tắc quản lý nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng và luồng đường thủy nội địa từ nguồn ngân sách nhà nước
- Điều 11. Phân công tổ chức thực hiện
- Điều 12. Hình thức thực hiện
- Điều 13. Trình tự thực hiện
- Điều 14. Lập kế hoạch nạo vét duy tu, kế hoạch bảo trì
- Điều 15. Giao dự toán chi ngân sách nhà nước
- Điều 16. Thiết kế, dự toán công trình
- Điều 17. Tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Điều 18. Bàn giao mặt bằng thi công
- Điều 19. Tổ chức quản lý thi công công trình
- Điều 20. Nội dung công tác kiểm tra, giám sát
- Điều 21. Nghiệm thu công trình
- Điều 22. Thanh toán, quyết toán công trình
- Điều 23. Trình tự thực hiện dự án
- Điều 24. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án
- Điều 25. Chi phí chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án
- Điều 28. Trách nhiệm lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
- Điều 29. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
- Điều 30. Thẩm định tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
- Điều 31. Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
- Điều 32. Điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
- Điều 33. Lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 34. Ký kết hợp đồng dự án
- Điều 35. Nội dung hợp đồng dự án
- Điều 36. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng dự án
- Điều 37. Thời hạn hợp đồng dự án
- Điều 38. Bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án
- Điều 39. Điều kiện triển khai và lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án
- Điều 40. Lập thiết kế xây dựng
- Điều 41. Giám sát thực hiện hợp đồng dự án
- Điều 42. Bàn giao dự án