Chương 1 Nghị định 159/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa
Nghị định này quy định về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa.
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vùng nước đường thủy nội địa bao gồm đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu tránh trú bão, khu chuyển tải, khu neo đậu tàu thuyền.
2. Công tác nạo vét luồng hàng hải quy định tại Nghị định này bao gồm nạo vét luồng hàng hải và các vùng quay trở gắn với luồng hàng hải.
3. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về đường thủy nội địa tại khu vực được giao quản lý, gồm Chi cục đường thủy nội địa, Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải hoặc Sở Giao thông vận tải nơi không tổ chức Cảng vụ đường thủy nội địa địa phương.
4. Dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước cảng biển là dự án nạo vét trong vùng nước cảng biển theo hình thức thu hồi sản phẩm nạo vét.
5. Dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước đường thủy nội địa là dự án nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa theo hình thức thu hồi sản phẩm nạo vét.
6. Hoạt động nạo vét là hoạt động sử dụng phương tiện, thiết bị cơ giới, thủy lực thi công dưới nước để lấy đi vật chất dưới đáy (chất nạo vét); bao gồm các hoạt động nạo vét thi công công trình, nạo vét thu hồi sản phẩm.
7. Nạo vét thu hồi sản phẩm là hoạt động nạo vét thi công công trình trong đó có tận dụng một phần hoặc toàn bộ chất nạo vét để sử dụng cho mục đích khác.
8. Nạo vét thi công công trình gồm nạo vét cơ bản và nạo vét duy tu.
a) Nạo vét cơ bản là hoạt động nạo vét được thực hiện lần đầu tiên nhằm tạo ra một khu nước, vùng nước mới đáp ứng nhu cầu khai thác sử dụng hoặc hạ độ sâu, mở rộng phạm vi của khu nước, vùng nước hiện có;
b) Nạo vét duy tu là hoạt động nạo vét được thực hiện nhằm duy trì độ sâu, phạm vi của một khu nước, vùng nước đã được thiết lập thông qua hoạt động nạo vét cơ bản.
9. Duy trì chuẩn tắc là việc thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo giữ đúng các thông số kỹ thuật của vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa theo thiết kế đã được phê duyệt.
10. Phương tiện thi công nạo vét bao gồm tất cả các phương tiện, thiết bị sử dụng trong quá trình thi công nạo vét kể cả thiết bị hút, khai thác cát sỏi.
11. Hệ thống nhận dạng tự động (Automatic Identifica tion System - AIS) là hệ thống thu phát sóng vô tuyến hoạt động trên băng tần VHF theo quy định để trao đổi số liệu giữa phương tiện thủy và các đối tượng bên ngoài.
12. Thiết bị AIS là thiết bị được lắp đặt trên phương tiện để chủ động cung cấp thông tin về phương tiện (tên phương tiện, hô hiệu, tọa độ, phương vị và tốc độ hành trình...) theo tiêu chuẩn của hệ thống nhận dạng tự động AIS đến các phương tiện đang hoạt động trong khu vực và trạm bờ của nhà quản lý.
13. Thiết bị ghi hình (Camera) là thiết bị để quay và lưu trữ hình ảnh động, truyền đến một nơi cụ thể, trên một số màn hình giới hạn.
Nghị định 159/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa
- Số hiệu: 159/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 28/11/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1097 đến số 1098
- Ngày hiệu lực: 11/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa
- Điều 5. Yêu cầu đối với công tác thi công, đổ chất nạo vét
- Điều 6. Phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa
- Điều 7. Quy định về công tác môi trường
- Điều 8. Hoạt động nạo vét liên quan đến quốc phòng, an ninh
- Điều 9. Thu hồi tài nguyên, khoáng sản thông qua hoạt động nạo vét
- Điều 10. Nguyên tắc quản lý nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng và luồng đường thủy nội địa từ nguồn ngân sách nhà nước
- Điều 11. Phân công tổ chức thực hiện
- Điều 12. Hình thức thực hiện
- Điều 13. Trình tự thực hiện
- Điều 14. Lập kế hoạch nạo vét duy tu, kế hoạch bảo trì
- Điều 15. Giao dự toán chi ngân sách nhà nước
- Điều 16. Thiết kế, dự toán công trình
- Điều 17. Tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Điều 18. Bàn giao mặt bằng thi công
- Điều 19. Tổ chức quản lý thi công công trình
- Điều 20. Nội dung công tác kiểm tra, giám sát
- Điều 21. Nghiệm thu công trình
- Điều 22. Thanh toán, quyết toán công trình
- Điều 23. Trình tự thực hiện dự án
- Điều 24. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án
- Điều 25. Chi phí chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án
- Điều 28. Trách nhiệm lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
- Điều 29. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
- Điều 30. Thẩm định tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
- Điều 31. Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
- Điều 32. Điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
- Điều 33. Lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 34. Ký kết hợp đồng dự án
- Điều 35. Nội dung hợp đồng dự án
- Điều 36. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng dự án
- Điều 37. Thời hạn hợp đồng dự án
- Điều 38. Bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án
- Điều 39. Điều kiện triển khai và lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án
- Điều 40. Lập thiết kế xây dựng
- Điều 41. Giám sát thực hiện hợp đồng dự án
- Điều 42. Bàn giao dự án