Chương 5 Nghị định 159/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa
Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
1. Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa theo quy định.
2. Đối với công tác nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng và luồng đường thủy nội địa từ nguồn ngân sách nhà nước:
a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác nạo vét duy tu luồng hàng hải và luồng đường thủy nội địa quốc gia;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố xây dựng và ban hành định mức, đơn giá cho việc tiếp nhận và xử lý chất nạo vét tại các vị trí đổ thải trên bờ;
c) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Đối với nạo vét vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa kết hợp thu hồi sản phẩm:
a) Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng chi phí do nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án hoàn trả; sử dụng khoản tiền thưởng, phạt theo hợp đồng đối với các dự án nạo vét kết hợp tận thu sản phẩm.
b) Chủ trì, phối hợp với các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
4. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổng hợp và cung cấp khối lượng chất nạo vét dự kiến thu hồi trên phạm vi toàn quốc để phục vụ nhu cầu bồi lắp, san lấp những khu vực bờ biển bị xâm thực, công trình lấn biển, chống biến đổi khí hậu theo yêu cầu (nếu có) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến chuẩn tắc, công tác thiết kế thi công nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa.
Điều 44. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Cân đối bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước hàng năm thực hiện công tác nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải công cộng và luồng đường thủy nội địa (kể cả cơ sở hạ tầng thông tin cho công tác giám sát quản lý nhà nước) theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc bộ tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng và luồng đường thủy nội địa quốc gia quy định tại Nghị định này.
Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
Chủ trì xây dựng phương án, tiêu chuẩn và các điều kiện cần thiết để có thể tận dụng sản phẩm nạo vét vào mục đích san lấp, xây dựng.
Điều 47. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường đối với hoạt động nạo vét.
2. Trước 30 tháng 01 hàng năm công bố địa điểm đổ chất nạo vét trên bờ và ngoài biển thuộc phạm vi quản lý.
3. Thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bộ Giao thông vận tải đối với các dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước đường thủy nội địa quốc gia.
4. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, giám sát đối với hoạt động nạo vét.
5. Chỉ đạo thực hiện công tác nạo vét duy tu vùng nước đường thủy nội địa địa phương theo quy định tại Nghị định này.
6. Hướng dẫn thủ tục và thực hiện cấp đăng ký sản phẩm tận thu đối với các dự án nạo vét vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa kết hợp thu hồi sản phẩm.
7. Quản lý, sử dụng chất nạo vét đổ lên bờ theo quy định.
Nghị định 159/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa
- Số hiệu: 159/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 28/11/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1097 đến số 1098
- Ngày hiệu lực: 11/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa
- Điều 5. Yêu cầu đối với công tác thi công, đổ chất nạo vét
- Điều 6. Phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa
- Điều 7. Quy định về công tác môi trường
- Điều 8. Hoạt động nạo vét liên quan đến quốc phòng, an ninh
- Điều 9. Thu hồi tài nguyên, khoáng sản thông qua hoạt động nạo vét
- Điều 10. Nguyên tắc quản lý nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng và luồng đường thủy nội địa từ nguồn ngân sách nhà nước
- Điều 11. Phân công tổ chức thực hiện
- Điều 12. Hình thức thực hiện
- Điều 13. Trình tự thực hiện
- Điều 14. Lập kế hoạch nạo vét duy tu, kế hoạch bảo trì
- Điều 15. Giao dự toán chi ngân sách nhà nước
- Điều 16. Thiết kế, dự toán công trình
- Điều 17. Tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Điều 18. Bàn giao mặt bằng thi công
- Điều 19. Tổ chức quản lý thi công công trình
- Điều 20. Nội dung công tác kiểm tra, giám sát
- Điều 21. Nghiệm thu công trình
- Điều 22. Thanh toán, quyết toán công trình
- Điều 23. Trình tự thực hiện dự án
- Điều 24. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án
- Điều 25. Chi phí chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án
- Điều 28. Trách nhiệm lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
- Điều 29. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
- Điều 30. Thẩm định tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
- Điều 31. Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
- Điều 32. Điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
- Điều 33. Lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 34. Ký kết hợp đồng dự án
- Điều 35. Nội dung hợp đồng dự án
- Điều 36. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng dự án
- Điều 37. Thời hạn hợp đồng dự án
- Điều 38. Bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án
- Điều 39. Điều kiện triển khai và lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án
- Điều 40. Lập thiết kế xây dựng
- Điều 41. Giám sát thực hiện hợp đồng dự án
- Điều 42. Bàn giao dự án