Điều 7 Nghị định 150/2020/NĐ-CP về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần
Điều 7. Đồng tiền thanh toán và phương thức bán cổ phần lần đầu
1. Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài mua cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi bằng đồng Việt Nam.
2. Việc bán cổ phần lần đầu được thực hiện theo các phương thức sau:
a) Đấu giá công khai
- Phương thức đấu giá được áp dụng trong trường hợp bán đấu giá ra công chúng mà không có sự phân biệt nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân, trong nước và nước ngoài;
- Việc tổ chức đấu giá công khai thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có khối lượng cổ phần bán ra có mệnh giá dưới 10 tỷ đồng thì cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 39 có thể xem xét, quyết định tổ chức đấu giá tại các công ty chứng khoán hoặc trung tâm dịch vụ, doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản (trừ trường hợp quy định về bán đấu giá cho nhà đầu tư chiến lược quy định tại
- Thông tin về đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi và việc tổ chức đấu giá phải được công bố tại nơi bán đấu giá, trên các phương tiện thông tin đại chúng và công bố công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tối thiểu 20 ngày làm việc trước khi tổ chức bán đấu giá cổ phần;
- Giá bán theo phương thức đấu giá công khai là giá đấu thành công của từng nhà đầu tư. Nhà đầu tư trúng ở mức giá nào thì mua cổ phần ở mức giá đó nhưng không thấp hơn giá khởi điểm.
b) Phương thức bảo lãnh phát hành
- Phương thức bảo lãnh phát hành là phương thức phát hành cổ phần với sự cam kết đảm bảo của tổ chức có chức năng bảo lãnh về việc thực hiện phân phối hết số lượng cổ phần bán ra bên ngoài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp bảo lãnh phát hành cho các nhà đầu tư nước ngoài phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về quyền mua, góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp Việt Nam.
Trường hợp không bán hết cổ phần, các tổ chức bảo lãnh phát hành có trách nhiệm mua hết số cổ phần còn lại theo giá bảo lãnh đã cam kết trong Hợp đồng bảo lãnh theo nguyên tắc không thấp hơn giá khởi điểm.
- Nghĩa vụ và quyền hạn của tổ chức bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán và Hợp đồng bảo lãnh phát hành cổ phiếu được ký kết giữa tổ chức bảo lãnh với đại diện có thẩm quyền của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi.
c) Phương thức thỏa thuận trực tiếp
- Phương thức thỏa thuận trực tiếp là phương thức bán cổ phần cho các nhà đầu tư theo kết quả thương thảo giữa Ban Chỉ đạo hoặc tổ chức được Ban Chỉ đạo ủy quyền với từng nhà đầu tư.
- Phương thức thỏa thuận trực tiếp chỉ được thực hiện:
Bán cho nhà đầu tư chiến lược trong các trường hợp: Các nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua cổ phần với số lượng bằng hoặc nhỏ hơn số lượng cổ phần dự kiến bán cho nhà đầu tư chiến lược theo phương án chuyển đổi đã được phê duyệt, hoặc chỉ có một nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua cổ phần.
Bán cho các nhà đầu tư số cổ phần không bán hết theo quy định tại
Bán cho người lao động và tổ chức công đoàn.
3. Tùy theo đối tượng và điều kiện mua cổ phần lần đầu, cơ quan có thẩm quyền quy định tại
4. Bộ Tài chính hướng dẫn khoản 2, khoản 3 Điều này.
Nghị định 150/2020/NĐ-CP về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần
- Số hiệu: 150/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 25/12/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 75 đến số 76
- Ngày hiệu lực: 15/02/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Điều kiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần
- Điều 5. Hình thức chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 6. Đối tượng và điều kiện mua cổ phần
- Điều 7. Đồng tiền thanh toán và phương thức bán cổ phần lần đầu
- Điều 8. Chi phí thực hiện chuyển đổi và thẩm quyền phê duyệt
- Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi chuyển thành công ty cổ phần
- Điều 10. Kiểm kê, phân loại tài sản và xử lý tồn tại về tài chính
- Điều 11. Xử lý về đất đai
- Điều 12. Xử lý tài sản thừa thiếu, tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý, tài sản thuê, mượn, nhận giữ hộ, nhận đại lý, nhận ký gửi, nhận góp vốn liên doanh, liên kết, tài sản kết cấu hạ tầng
- Điều 13. Xử lý tài sản là chi phí xây dựng cơ bản dở dang của các dự án của đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản hình thành từ nguồn Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
- Điều 14. Xử lý số dư bằng tiền của Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập và các quỹ khác theo quy định của pháp luật
- Điều 15. Xử lý các khoản nợ phải thu
- Điều 16. Xử lý các khoản nợ phải trả
- Điều 17. Xử lý các khoản đầu tư tài chính
- Điều 18. Xử lý một số nội dung đặc thù khác của đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 19. Xử lý tài chính tại thời điểm đơn vị sự nghiệp công lập chính thức chuyển thành công ty cổ phần
- Điều 20. Xử lý tài chính đối với các tài sản được hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp cho các dự án, chương trình, đề án và quyết toán sau thời điểm đơn vị sự nghiệp công lập chính thức chuyển thành công ty cổ phần
- Điều 21. Tư vấn xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi
- Điều 22. Phương pháp áp dụng, căn cứ và thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 23. Giá trị của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi theo phương pháp tài sản
- Điều 24. Nguyên tắc xác định giá trị tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi
- Điều 25. Các khoản sau đây không tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi
- Điều 26. Xác định giá trị các khoản đầu tư tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi
- Điều 27. Công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi
- Điều 28. Sử dụng kết quả xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi
- Điều 29. Điều chỉnh lại giá trị đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 30. Kiểm toán Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi
- Điều 31. Xác định vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ
- Điều 32. Xử lý số lượng cổ phần không bán hết và điều chỉnh lại vốn điều lệ, cơ cấu vốn điều lệ theo kết quả bán cổ phần
- Điều 33. Thời hạn hoàn thành việc bán cổ phần
- Điều 34. Quản lý và sử dụng tiền thu từ chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 35. Bàn giao giữa đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi và công ty cổ phần
- Điều 36. Chính sách ưu đãi cho đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi
- Điều 37. Chính sách đối với người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi
- Điều 38. Chính sách đối với người lao động dôi dư