Chương 6 Nghị định 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Điều 60. Quy định chung về Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân
2. Cá nhân tham gia hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp và phải có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc tổ chức tư vấn quản lý dự án, chỉ huy thi công tại hiện trường, giám sát thi công không được đồng thời đảm nhận quá một công việc theo chức danh trong cùng một thời gian.
Cá nhân đảm nhận các chức danh theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều này phải ký hợp đồng với một tổ chức theo quy định của pháp Luật. Thời hạn hợp đồng phải đảm bảo đủ dài để cá nhân đó có thời gian thực hiện hoàn tất nhiệm vụ được giao theo chức danh mình đảm nhận.
4. Năng lực hoạt động tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin của tổ chức được xác định theo cấp độ trên cơ sở Điều kiện năng lực của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động tư vấn, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức.
5. Các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, tư vấn thiết kế thi công không được ký hợp đồng tư vấn giám sát với Chủ đầu tư để giám sát việc thực hiện thiết kế thi công do mình lập; tư vấn giám sát thi công không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công để thực hiện kiểm định chất lượng đầu tư đối với dự án do mình giám sát thi công.
Tư vấn giám sát thi công không được ký hợp đồng thi công đối với dự án hoặc hạng Mục đầu tư thuộc dự án do mình giám sát thi công.
Điều 61. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế sơ bộ
1. Năng lực của Chủ trì thiết kế sơ bộ:
a) Phải có trình độ đại học chuyên ngành công nghệ thông tin, đã được bồi dưỡng nghiệp vụ lập, quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (bộ môn lập và quản lý dự án) và đáp ứng các Điều kiện tương ứng với mỗi Cấp độ dưới đây:
b) Cấp độ 1:
Đáp ứng đủ Điều kiện của Cấp độ 2 và có thời gian liên tục làm công tác lập dự án ứng dụng công nghệ thông tin tối thiểu 7 năm, đã từng tham gia lập tối thiểu 5 thiết kế sơ bộ của dự án ứng dụng công nghệ thông tin nhóm A, B, C hoặc đã là Chủ trì thiết kế sơ bộ đối với dự án có quy mô đầu tư tương tự thì được công nhận là chủ trì thiết kế sơ bộ Cấp độ 1;
c) Cấp độ 2:
Có thời gian liên tục làm công tác lập dự án ứng dụng công nghệ thông tin tối thiểu 5 năm, đã từng tham gia lập tối thiểu 3 Báo cáo đầu tư hoặc 2 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án ứng dụng công nghệ thông tin nhóm C;
d) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có bằng cao đẳng, trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, có thời gian liên tục làm công tác lập dự án ứng dụng công nghệ thông tin tối thiểu 3 năm, và đã tham gia lập ít nhất 1 Báo cáo đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin nhóm C thì được làm chủ trì thiết kế sơ bộ dự án chỉ lập Báo cáo đầu tư.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Cấp độ 1: được làm Chủ trì thiết kế sơ bộ và được lập dự án ứng dụng công nghệ thông tin đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C;
b) Cấp độ 2: được làm Chủ trì thiết kế sơ bộ và được lập dự án ứng dụng công nghệ thông tin đối với dự án nhóm C;
c) Đối với cá nhân chưa đủ Điều kiện để phân cấp độ thì không được làm chủ trì thiết kế sơ bộ nhưng được tham gia lập thiết kế sơ bộ.
Điều 62. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn lập dự án
1. Năng lực của tổ chức tư vấn lập dự án được phân thành 2 cấp độ như sau:
a) Cấp độ 1:
Có ít nhất 10 người trình độ: đại học chuyên ngành công nghệ thông tin, đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người có đủ Điều kiện làm Chủ trì thiết kế sơ bộ Cấp độ 1;
b) Cấp độ 2:
Có ít nhất 7 người người trình độ: đại học chuyên ngành công nghệ thông tin, đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người có đủ Điều kiện làm Chủ trì thiết kế sơ bộ Cấp độ 2.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Cấp độ 1: được lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C;
b) Cấp độ 2: được lập dự án nhóm C;
c) Đối với tổ chức chưa đủ Điều kiện để phân cấp độ thì phải liên kết, liên danh với tổ chức tư vấn có đủ năng lực để lập dự án.
Điều 63. Điều kiện năng lực của cá nhân làm Giám đốc tư vấn quản lý dự án
1. Năng lực của cá nhân làm Giám đốc tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 cấp độ. Cá nhân làm Giám đốc tư vấn quản lý dự án phải có trình độ đại học chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên, đã được bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (bộ môn lập và quản lý dự án) và đáp ứng các Điều kiện tương ứng với mỗi cấp độ dưới đây:
a) Cá nhân làm Giám đốc tư vấn quản lý dự án Cấp độ 1:
- Đáp ứng đủ Điều kiện của Cấp độ 2, có thời gian liên tục làm công tác lập, quản lý dự án tối thiểu 7 năm, đã tham gia quản lý dự án của 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B, hoặc 5 dự án nhóm C và đã là chỉ huy thi công xây lắp tại hiện trường của dự án nhóm C;
b) Cá nhân làm Giám đốc tư vấn quản lý dự án Cấp độ 2:
- Có thời gian liên tục làm công tác lập, quản lý dự án tối thiểu 5 năm, đã tham gia quản lý dự án của 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C;
c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, có kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án tối thiểu 3 năm được giữ chức danh Giám đốc tư vấn quản lý dự án đối với dự án chỉ lập Báo cáo đầu tư.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Cấp độ 1: được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C;
b) Cấp độ 2: được quản lý dự án nhóm C.
Điều 64. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án
1. Năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 cấp độ như sau:
a) Cấp độ 1:
- Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án Cấp độ 1;
- Có ít nhất 10 người trình độ: đại học chuyên ngành công nghệ thông tin, đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người có đủ Điều kiện làm chủ trì khảo sát; chủ trì thiết kế thi công, chỉ huy thi công xây lắp tại hiện trường và có năng lực giám sát thi công cấp độ 1.
b) Cấp độ 2:
- Có giám đốc tư vấn quản lý dự án Cấp độ 2;
- Có ít nhất 7 người trình độ: đại học chuyên ngành công nghệ thông tin, đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người có đủ Điều kiện làm chủ trì khảo sát; chủ trì thiết kế thi công, chỉ huy thi công xây lắp tại hiện trường và có năng lực giám sát thi công cấp độ 2.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Cấp độ 1: được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C;
b) Cấp độ 2: được quản lý dự án nhóm C;
c) Đối với tổ chức chưa đủ Điều kiện để phân cấp độ thì phải liên kết, liên danh với tổ chức tư vấn có đủ năng lực để thực hiện tư vấn quản lý dự án.
Điều 65. Điều kiện năng lực của chủ trì khảo sát
Chủ trì khảo sát phải có trình độ đại học chuyên ngành công nghệ thông tin, đã được bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (bộ môn lập và quản lý dự án), và được phân nhóm như sau:
a) Đã tham gia ít nhất 2 nhiệm vụ khảo sát đối với dự án nhóm A, hoặc 3 nhiệm vụ khảo sát đối với dự án nhóm B, C thì được thực hiện chủ trì khảo sát dự án nhóm A;
b) Đã tham gia ít nhất 2 nhiệm vụ khảo sát đối với dự án nhóm B, C thì được thực hiện chủ trì khảo sát dự án nhóm B, C.
Điều 66. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khảo sát
1. Năng lực của tổ chức tư vấn khảo sát:
a) Có ít nhất 10 người trình độ đại học chuyên ngành công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát, trong đó có người có đủ Điều kiện làm chủ trì khảo sát nhóm dự án phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát.
b) Có đủ thiết bị phù hợp với từng loại khảo sát.
2. Phạm vi hoạt động: tổ chức tư vấn khảo sát được thực hiện khảo sát phục vụ lập các dự án đầu tư, lập thiết kế thi công các dự án phù hợp với năng lực của Chủ trì khảo sát và yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát.
Điều 67. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế thi công
1. Chủ trì thiết kế thi công phải có trình độ đại học chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên, và được phân thành 2 cấp độ như sau:
a) Cấp độ 1:
- Đáp ứng đủ Điều kiện của Cấp độ 2, đã được bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (bộ môn lập và quản lý dự án, lập dự toán chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin);
- Đã là chủ trì thiết kế thi công ít nhất 01 dự án nhóm A, hoặc 2 dự án nhóm B, hoặc đã tham gia thiết kế thi công của 5 dự án nhóm C, có thời gian liên tục làm công tác thiết kế thi công tối thiểu 7 năm;
b) Cấp độ 2:
- Đã được bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (bộ môn lập và quản lý dự án, lập dự toán chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin);
- Đã là chủ trì thiết kế thi công ít nhất 1 dự án nhóm B, hoặc tham gia thiết kế thi công 2 dự án nhóm C, có thời gian liên tục làm công tác thiết kế thi công tối thiểu 5 năm;
c) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, có thời gian liên tục làm công tác thiết kế thi công tối thiểu 3 năm thì được làm chủ trì thiết kế thi công dự án chỉ lập Báo cáo đầu tư.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Cấp độ 1: được làm chủ trì thiết kế thi công dự án nhóm A, B, C;
b) Cấp độ 2: được làm chủ trì thiết kế thi công dự án nhóm B, C.
Điều 68. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế thi công
1. Năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế thi công được phân thành 2 cấp độ như sau:
a) Cấp độ 1:
- Có ít nhất 10 người trình độ đại học chuyên ngành: công nghệ thông tin, kinh tế, tài chính;
- Trong đó có người là chủ trì thiết kế thi công cấp độ 1;
- Đã thiết kế thi công ít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B hoặc 5 dự án nhóm C;
b) Cấp độ 2:
- Có ít nhất 7 người trình độ đại học chuyên ngành: công nghệ thông tin, kinh tế, tài chính;
- Trong đó có người là chủ trì thiết kế thi công cấp độ 2;
- Đã thiết kế thi công ít nhất 01 dự án nhóm B, hoặc 2 dự án nhóm C.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Cấp độ 1: được thiết kế thi công dự án quan trọng quốc gia, nhóm A, B, C;
b) Cấp độ 2: được thiết kế thi công dự án nhóm B, C;
c) Đối với tổ chức chưa đủ Điều kiện để phân cấp độ thì phải liên kết, liên danh với tổ chức tư vấn có đủ năng lực để thực hiện thiết kế thi công.
Điều 69. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công
1. Năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công được phân thành 2 cấp độ như sau:
a) Cấp độ 1:
- Có ít nhất 10 người trình độ đại học chuyên ngành công nghệ thông tin, đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (thuộc bộ môn giám sát thi công);
- Đã giám sát thi công ít nhất 01 dự án nhóm A, hoặc 2 dự án nhóm B hoặc 3 dự án nhóm C;
b) Cấp độ 2:
- Có ít nhất 7 người trình độ đại học chuyên ngành công nghệ thông tin, đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (thuộc bộ môn giám sát thi công);
- Đã giám sát thi công ít nhất 2 dự án nhóm C.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Cấp độ 1: được giám sát thi công dự án nhóm A, B, C;
b) Cấp độ 2: được giám sát thi công dự án nhóm C;
c) Đối với tổ chức chưa đủ Điều kiện để phân cấp độ thì phải liên kết, liên danh với tổ chức tư vấn có đủ năng lực để thực hiện tư vấn giám sát thi công.
Điều 70. Điều kiện năng lực của chỉ huy thi công tại hiện trường
1. Chỉ huy thi công tại hiện trường phải có bằng đại học chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên và có thời gian liên tục làm công tác thi công xây lắp, lắp đặt hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tối thiểu 5 năm.
Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, có kinh nghiệm thi công xây lắp, lắp đặt hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tối thiểu 3 năm cũng được giữ chức danh chỉ huy thi công tại hiện trường.
2. Phạm vi hoạt động: được làm chỉ huy thi công xây lắp, lắp đặt hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại hiện trường đối với các dự án nhóm A, B, C.
Điều 71. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát
1. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát:
a) Có trình độ đại học chuyên ngành công nghệ thông tin, đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (thuộc bộ môn phù hợp);
b) Có đăng ký mã số thuế cá nhân theo quy định của pháp Luật;
c) Có đủ kinh nghiệm theo yêu cầu của từng chức danh đảm nhận.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Cá nhân hành nghề độc lập khảo sát được làm chủ trì khảo sát, thực hiện khảo sát, lập nhiệm vụ khảo sát, lập báo cáo kết quả khảo sát nếu đáp ứng đủ Điều kiện năng lực theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế được làm chủ trì thiết kế sơ bộ, triển khai thiết kế sơ bộ, thiết kế thi công nếu đáp ứng đủ Điều kiện năng lực theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
c) Cá nhân hành nghề giám sát khảo sát, giám sát thi công độc lập được giám sát khảo sát, giám sát thi công nếu đáp ứng đủ Điều kiện năng lực theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cá nhân hành nghề độc lập khi hoạt động phải thực hiện theo các quy định của Nghị định này và các quy định của pháp Luật có liên quan.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi tham gia hoạt động tư vấn, thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam phải có đủ Điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này, được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động và phù hợp với các quy định có liên quan của pháp Luật Việt Nam.
Nghị định 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Trình tự đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 4. Phân nhóm dự án
- Điều 5. Thẩm quyền quyết định đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 6. Chủ đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 7. Tổ chức tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 8. Hệ thống danh Mục tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin
- Điều 9. Giám sát của cộng đồng trong đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 10. Giám sát, đánh giá đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 11. Nội dung công việc chuẩn bị đầu tư
- Điều 12. Lập nhiệm vụ khảo sát và tổ chức thực hiện công tác khảo sát
- Điều 13. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát
- Điều 14. Giám sát công tác khảo sát
- Điều 15. Nghiệm thu kết quả khảo sát
- Điều 16. Lập dự án ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 17. Nội dung Dự án khả thi ứng dụng công nghệ thông tin do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư
- Điều 18. Thủ tục trình duyệt đối với Dự án khả thi ứng dụng công nghệ thông tin do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư
- Điều 19. Nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ trình duyệt
- Điều 20. Nội dung của Báo cáo đầu tư và hồ sơ trình duyệt
- Điều 21. Nội dung thiết kế sơ bộ
- Điều 22. Mô tả yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng của thiết bị đặc biệt là phần mềm nội bộ
- Điều 23. Xác định giá trị của phần mềm nội bộ
- Điều 24. Bắt buộc sử dụng hoặc nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm có chức năng, tính năng kỹ thuật tương đương có sẵn để sử dụng
- Điều 25. Áp dụng giải pháp sáng tạo độc quyền trong phát triển phần mềm nội bộ
- Điều 26. Thẩm quyền thẩm định các dự án ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 27. Nội dung thẩm định dự án ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 28. Tổng mức đầu tư
- Điều 29. Lập tổng mức đầu tư của dự án ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 30. Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư của dự án ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 31. Điều chỉnh dự án ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 32. Kinh phí lập, thẩm định, hoặc Điều chỉnh dự án ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 33. Nội dung công việc trong giai đoạn thực hiện đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 34. Khảo sát bổ sung phục vụ lập thiết kế thi công dự án ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 35. Thiết kế thi công
- Điều 36. Tổng dự toán
- Điều 37. Thẩm định thiết kế thi công, dự toán, tổng dự toán
- Điều 38. Thay đổi thiết kế thi công
- Điều 39. Các trường hợp Điều chỉnh dự toán, tổng dự toán
- Điều 40. Điều kiện triển khai đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 41. Bảo hiểm trong quá trình đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 42. Quản lý tiến độ thực hiện
- Điều 43. Giải quyết sự cố trong quá trình thực hiện đầu tư, bảo hành, vận hành
- Điều 44. Thanh toán vốn đầu tư cho dự án ứng dụng công nghệ thông tin
- Điều 45. Kết thúc đầu tư, đưa sản phẩm của dự án vào khai thác, sử dụng
- Điều 46. Kiểm thử, vận hành thử và cài đặt phần mềm nội bộ
- Điều 47. Nghiệm thu, chuyển giao, bàn giao sản phẩm của dự án
- Điều 48. Bảo hành sản phẩm của dự án
- Điều 49. Xử lý tài sản khi dự án kết thúc
- Điều 50. Bảo trì sản phẩm của dự án
- Điều 51. Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
- Điều 52. Hoàn trả vốn đầu tư
- Điều 53. Bảo hộ quyền tác giả (bản quyền) đối với sản phẩm của dự án
- Điều 54. Cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia
- Điều 55. Các hình thức quản lý dự án
- Điều 56. Trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc quản lý dự án
- Điều 57. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án trong trường hợp Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án
- Điều 58. Chuyển đổi, tổ chức lại các Ban quản lý dự án thiếu việc hoặc hết việc
- Điều 59. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư và tổ chức tư vấn quản lý dự án trong trường hợp Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án
- Điều 60. Quy định chung về Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân
- Điều 61. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế sơ bộ
- Điều 62. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn lập dự án
- Điều 63. Điều kiện năng lực của cá nhân làm Giám đốc tư vấn quản lý dự án
- Điều 64. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án
- Điều 65. Điều kiện năng lực của chủ trì khảo sát
- Điều 66. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khảo sát
- Điều 67. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế thi công
- Điều 68. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế thi công
- Điều 69. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công
- Điều 70. Điều kiện năng lực của chỉ huy thi công tại hiện trường
- Điều 71. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát
- Điều 72. Điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức nước ngoài khi tham gia hoạt động tư vấn, thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam