Điều 17 Nghị định 08/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả
Điều 17. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường
1. Người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường quy định tại Điều 37 Pháp lệnh có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả quy định từ Điều 8 đến
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều này của Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều này của Đội trưởng Đội Quản lý thị trường:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm và phương tiện vi phạm có giá trị đến 30.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này, trừ biện pháp buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng giả, tang vật.
4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều này của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không có thời hạn; đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm;
d) Tịch thu tang vật vi phạm và phương tiện vi phạm;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều này của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không có thời hạn, đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm;
d) Tịch thu tang vật vi phạm và phương tiện vi phạm;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
Nghị định 08/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các loại hàng giả
- Điều 5. Áp dụng các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 6. Áp dụng các quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 7. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chuyển lại để xử phạt hành chính
- Điều 8. Xử phạt đối với hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng
- Điều 9. Xử phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng
- Điều 10. Xử phạt đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
- Điều 11. Xử phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
- Điều 12. Xử phạt đối với hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì giả
- Điều 13. Xử phạt đối với hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì giả
- Điều 14. Xử phạt đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ
- Điều 15. Thủ tục xử phạt
- Điều 16. Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 17. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường
- Điều 18. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan công an, hải quan, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, thanh tra chuyên ngành
- Điều 19. Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính
- Điều 20. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Điều 21. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính
- Điều 22. Quản lý, sử dụng tiền thu từ xử lý vi phạm hành chính