Chương 4 Nghị định 08/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2013.
2. Bãi bỏ các quy định:
a) Khoản 8 Điều 3, Điều 24 và Điều 25 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP;
b) Khoản 6 Điều 3, Điều 7 và Điều 10 Nghị định số 15/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón;
c) Điều 12 Nghị định số 06/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá;
d) Khoản 28 Điều 2 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y;
đ) Điểm a, Điểm b và Điểm d Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 93/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
e) Điểm b Khoản 4 Điều 13, Điểm c Khoản 6 Điều 14 và Điểm c Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 26/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
g) Khoản 3 Điều 12 và Khoản 3 Điều 16 quy định xử phạt đối với hành vi giả mạo nhãn các loại giống vật nuôi đang lưu hành trên thị trường đã được đăng ký tại Nghị định số 47/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi;
h) Khoản 2 Điều 3, Điều 13 và Điều 14 Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi;
i) Điểm b và Điểm c Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2007/NĐ-CP;
k) Các quy định khác của Chính phủ về hàng giả và xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đã ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
Điều 24. Điều khoản chuyển tiếp
1. Hành vi vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán hàng giả thực hiện và lập biên bản vi phạm hành chính trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì việc xử phạt được áp dụng theo quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan.
2. Hành vi vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán hàng giả đã lập biên bản vi phạm hành chính trong thời gian Nghị định này chưa có hiệu lực, nhưng tại thời điểm xử phạt Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng quy định của Nghị định này để xử phạt trong trường hợp Nghị định này không quy định bị xử phạt hành chính hoặc quy định hình thức xử phạt và mức xử phạt nhẹ hơn.
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành có liên quan quy định chi tiết việc thực hiện quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 5,
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nghị định 08/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả
- Số hiệu: 08/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/01/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 47 đến số 48
- Ngày hiệu lực: 01/03/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các loại hàng giả
- Điều 5. Áp dụng các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 6. Áp dụng các quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 7. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chuyển lại để xử phạt hành chính
- Điều 8. Xử phạt đối với hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng
- Điều 9. Xử phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng
- Điều 10. Xử phạt đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
- Điều 11. Xử phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
- Điều 12. Xử phạt đối với hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì giả
- Điều 13. Xử phạt đối với hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì giả
- Điều 14. Xử phạt đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ
- Điều 15. Thủ tục xử phạt
- Điều 16. Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 17. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường
- Điều 18. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan công an, hải quan, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, thanh tra chuyên ngành
- Điều 19. Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính
- Điều 20. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Điều 21. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính
- Điều 22. Quản lý, sử dụng tiền thu từ xử lý vi phạm hành chính