Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 83/2007/QH11 | Hà Nội, ngày 02tháng 04 năm 2007 |
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TỔ CHỨC QUỐC HỘI
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội:
1.
“Điều 22
Quốc hội thành lập Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban sau đây:
1. Uỷ ban pháp luật;
2. Uỷ ban tư pháp;
3. Uỷ ban kinh tế;
4. Uỷ ban tài chính, ngân sách;
5. Uỷ ban quốc phòng và an ninh;
6. Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;
7. Uỷ ban về các vấn đề xã hội;
8. Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường;
9. Uỷ ban đối ngoại.”
2.
“Điều 27
Uỷ ban pháp luật có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thẩm tra dự kiến của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đề nghị của cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội về xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị của đại biểu Quốc hội về luật, pháp lệnh;
2. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh về dân sự, hành chính, về tổ chức bộ máy nhà nước, trừ tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp; thẩm tra các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao;
3. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua;
4. Chủ trì thẩm tra đề án về thành lập, bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
5. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về dân sự, hành chính, về tổ chức bộ máy nhà nước, trừ tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;
6. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;
7. Kiến nghị các biện pháp cần thiết nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật.”
3. Bổ sung
“Điều 27a
Uỷ ban tư pháp có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư pháp, tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao;
2. Thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng ngừa và chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án; thẩm tra các báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; chủ trì thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng;
3. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư pháp, tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp; giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, bổ trợ tư pháp;
4. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;
5. Giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng;
6. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư pháp, tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp.”
4.
“Điều 28
Uỷ ban kinh tế có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, tiền tệ, ngân hàng, hoạt động kinh doanh và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao;
2. Chủ trì thẩm tra chương trình, dự án, kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội; báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;
3. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, tiền tệ, ngân hàng, hoạt động kinh doanh; chủ trì giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chương trình, dự án, kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và việc thực hiện chính sách kinh tế, tiền tệ, ngân hàng;
4. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;
5. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về quản lý kinh tế, tiền tệ, ngân hàng, hoạt động kinh doanh.”
5. Bổ sung
“Điều 28a
Uỷ ban tài chính, ngân sách có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao;
2. Chủ trì thẩm tra dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và tổng quyết toán ngân sách nhà nước;
3. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước và việc thực hiện chính sách tài chính, ngân sách;
4. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;
5. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về tài chính, ngân sách.”
6.
“Điều 34
Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
1. Tham gia với Uỷ ban kinh tế thẩm tra chương trình, dự án, kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội; báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
2. Tham gia với Uỷ ban tài chính, ngân sách thẩm tra dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và tổng quyết toán ngân sách nhà nước;
3. Tham gia với Uỷ ban pháp luật thẩm tra đề án về thành lập, bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
4. Tham gia với Uỷ ban tư pháp thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng;
5. Giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, công tác phòng ngừa tham nhũng thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Uỷ ban phụ trách.”
Điều 2: Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 02 tháng 4 năm 2007.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
- 1Nghị quyết số 01/2007/QH12 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và số phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khoá XII do Quốc hội ban hành
- 2Nghị quyết số 02/2007/QH12 về việc phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ do Quốc hội ban hành
- 3Nghị quyết số 03/2007/QH12 về việc phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh do Quốc hội ban hành
- 4Nghị quyết số 01a/2007/QH12 về việc xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội của các đại biểu Quốc hội khóa XII do Quốc hội ban hành
- 5Lệnh công bố Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003
- 6Nghị quyết số 294A/2007/UBTVQH12 về việc tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 7Nghị quyết số 1157/NQ-UBTVQH11 về việc quy định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các ban của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 8Lệnh công bố Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 2007
- 9Nghị quyết số 545/2007/NQ-UBTVQH12 về việc thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 10Nghị quyết số 11/2007/QH12 về việc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011) và năm 2008 do Quốc hội ban hành
- 11Lệnh công bố Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007
- 12Lệnh công bố Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 13Lệnh công bố Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
- 14Lệnh công bố Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 15Lệnh công bố Luật hóa chất 2007
- 16Lệnh công bố Luật đặc xá 2007
- 17Lệnh công bố Luật tương trợ tư pháp 2007
- 18Luật Tổ chức Quốc hội 2014
- 1Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 do Quốc hội ban hành
- 2Hiến pháp năm 1992
- 3Nghị quyết số 01/2007/QH12 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và số phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khoá XII do Quốc hội ban hành
- 4Nghị quyết số 02/2007/QH12 về việc phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ do Quốc hội ban hành
- 5Nghị quyết số 03/2007/QH12 về việc phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh do Quốc hội ban hành
- 6Nghị quyết số 01a/2007/QH12 về việc xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội của các đại biểu Quốc hội khóa XII do Quốc hội ban hành
- 7Lệnh công bố Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003
- 8Nghị quyết số 294A/2007/UBTVQH12 về việc tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 9Nghị quyết số 1157/NQ-UBTVQH11 về việc quy định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các ban của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 10Lệnh công bố Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 2007
- 11Nghị quyết số 545/2007/NQ-UBTVQH12 về việc thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 12Nghị quyết số 11/2007/QH12 về việc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011) và năm 2008 do Quốc hội ban hành
- 13Lệnh công bố Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007
- 14Lệnh công bố Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 15Lệnh công bố Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
- 16Lệnh công bố Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 17Lệnh công bố Luật hóa chất 2007
- 18Lệnh công bố Luật đặc xá 2007
- 19Lệnh công bố Luật tương trợ tư pháp 2007