Hệ thống pháp luật

QUỐC HỘI
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
******

Số: 11/2007/QH12

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2007

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH CỦA QUỐC HỘI NHIỆM KỲ KHÓA XII (2007-2011) VÀ NĂM 2008

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Sau khi xem xét Tờ trình số 71/TTr-UBTVQH12 ngày 12 tháng 11 năm 2007 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011) và năm 2008 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII gồm 128 dự án luật, pháp lệnh, trong đó có 93 dự án thuộc Chương trình chính thức (gồm 83 dự án luật, 10 dự án pháp lệnh) và 35 dự án luật thuộc Chương trình chuẩn bị (theo Danh mục số 1).

Điều 2. Thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2008 gồm 54 dự án luật, pháp lệnh, trong đó có 44 dự án thuộc Chương trình chính thức (gồm 36 dự án luật, 08 dự án pháp lệnh) và 10 dự án luật thuộc Chương trình chuẩn bị (theo Danh mục số 2).

Điều 3. Giao Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2008; trình Quốc hội Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm tại kỳ họp cuối năm của năm trước. Trong trường hợp thật cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội có thể điều chỉnh, bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và kịp thời báo cáo Quốc hội.

Điều 4. Để thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII và năm 2008, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau đây:

1. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan khác, tổ chức có quyền trình dự án luật, pháp lệnh sớm thành lập hoặc củng cố Ban soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh; đổi mới quy trình chuẩn bị, xem xét dự án luật, pháp lệnh, dành thời gian hợp lý để thảo luận về các dự án; giữ mối quan hệ thường xuyên với Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong công tác xây dựng pháp luật;

2. Cơ quan soạn thảo, cơ quan, tổ chức trình dự án luật, pháp lệnh có kế hoạch bảo đảm thực hiện đúng quy trình, tiến độ và chất lượng chuẩn bị dự án; nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về thời hạn gửi dự án luật, pháp lệnh đến Chính phủ, cơ quan thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội;

3. Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo, cơ quan, tổ chức trình dự án luật, pháp lệnh nhằm nâng cao chất lượng thẩm tra; các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội dành thời gian thỏa đáng để nghiên cứu, tổ chức thảo luận, cho ý kiến hoàn thiện dự thảo luật, pháp lệnh;

4. Ủy ban thường vụ Quốc hội có biện pháp bảo đảm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; tập trung chỉ đạo việc chuẩn bị, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, pháp lệnh; bảo đảm để các dự án trình thông qua được chuẩn bị kỹ cả về nội dung và kỹ thuật văn bản;

5. Tiếp tục củng cố bộ máy giúp việc về công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ, các bộ, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đủ mạnh để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; có kế hoạch thu hút các luật gia, chuyên gia, nhà khoa học vào quá trình soạn thảo, thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, pháp lệnh.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Phú Trọng

DANH MỤC SỐ 1

CÁC DỰ ÁN LUẬT, PHÁP LỆNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH CỦA QUỐC HỘI NHIỆM KỲ KHÓA XII
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/2007/QH12)

Tổng số 128 dự án luật, pháp lệnh, trong đó có 93 dự án thuộc Chương trình chính thức (gồm 83 dự án luật, 10 dự án pháp lệnh) và 35 dự án luật thuộc Chương trình chuẩn bị.

A- CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH THỨC

I. LĨNH VỰC KINH TẾ

Tổng số 21 dự án luật

1. Luật đầu tư công

2. Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

3. Luật sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh

4. Luật quản lý nợ khu vực công

5. Luật trưng mua, trưng dụng tài sản

6. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi)

7. Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

8. Luật bảo hiểm tiền gửi

9. Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)

10. Luật đăng ký giao dịch bảo đảm

11. Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi)

12. Luật chứng khoán (sửa đổi)

13. Luật dầu khí (sửa đổi)

14. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai

15. Luật thuế bảo vệ môi trường

16. Luật thuế nhà, đất

17. Luật thuế tài nguyên

18. Luật thuế thu nhập cá nhân

19. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

20. Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

21. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi, bao gồm cả vấn đề trích lập phần lợi nhuận trước thuế hằng năm lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ)

II. CÁC LĨNH VỰC TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC, HÀNH CHÍNH, DÂN SỰ, HÌNH SỰ, TƯ PHÁP

Tổng số 29 dự án, trong đó có 23 dự án luật và 06 dự án pháp lệnh

Các dự án luật:

1. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội (sửa đổi)

2. Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi)

3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thanh tra

5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng

6. Luật công vụ

7. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

8. Luật quốc tịch (sửa đổi)

9. Luật lý lịch tư pháp

10. Luật nuôi con nuôi

11. Luật đăng ký bất động sản

12. Luật xử lý vi phạm hành chính

13. Luật thủ tục hành chính

14. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật dân sự (phần liên quan đến lãi suất huy động và cho vay vốn của tổ chức tín dụng)

15. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự

16. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự

17. Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự

18. Luật thi hành án hình sự

19. Luật thi hành án dân sự

20. Luật đặc xá

21. Luật trọng tài thương mại

22. Luật bồi thường nhà nước

23. Luật các vùng biển Việt Nam

Các dự án pháp lệnh:

1. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (bao gồm cả vấn đề xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân)

2. Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển

3. Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay

4. Pháp lệnh chi phí giám định, định giá trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính

5. Pháp lệnh án phí, lệ phí tại Tòa án nhân dân

6. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thi hành án phạt tù

III. CÁC LĨNH VỰC VĂN HÓA, GIÁO DỤC, XÃ HỘI, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, MÔI TRƯỜNG

Tổng số 34 dự án luật

1. Luật báo chí (sửa đổi)

2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xuất bản

3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện ảnh

4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa

5. Luật giáo viên

6. Luật giáo dục đại học

7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng

8. Bộ luật lao động (sửa đổi, bao gồm cả vấn đề tiền lương tối thiểu, vấn đề việc làm)

9. Luật người cao tuổi

10. Luật dân số

11. Luật bảo hiểm y tế

12. Luật phòng, chống bạo lực trong gia đình

13. Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm

14. Luật khám bệnh, chữa bệnh

15. Luật hoạt động chữ thập đỏ

16. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy

17. Luật quy hoạch đô thị (bao gồm cả quản lý hạ tầng đô thị)

18. Luật an toàn thực phẩm

19. Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa

20. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

21. Luật hóa chất

22. Luật năng lượng nguyên tử

23. Luật viễn thông

24. Luật bưu chính và chuyển phát

25. Luật tần số vô tuyến điện

26. Luật tài nguyên nước (sửa đổi)

27. Luật thủy lợi

28. Luật bảo vệ tài nguyên môi trường biển

29. Luật khoáng sản (sửa đổi)

30. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ

31. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoa học và công nghệ

32. Luật công nghệ cao

33. Luật đa dạng sinh học

34. Luật giao thông đường bộ (sửa đổi)

IV. CÁC LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG, AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI, ĐỐI NGOẠI

Tổng số 09 dự án, trong đó có 05 dự án luật, 04 dự án pháp lệnh

Các dự án luật:

1. Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam (sửa đổi)

2. Luật tương trợ tư pháp

3. Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

4. Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (bao gồm cả vấn đề lãnh sự)

5. Luật cơ yếu.

Các dự án pháp lệnh:

1. Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng

2. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Việt Nam

3. Pháp lệnh công an xã

4. Pháp lệnh về trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

B- CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN BỊ

Tổng số 35 dự án luật

1. Luật quản lý giá

2. Luật phí, lệ phí

3. Luật thuế tài sản

4. Luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng

5. Luật kiểm toán độc lập

6. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hợp tác xã

7. Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

8. Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi, bao gồm cả vấn đề Toà án quân sự, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân)

9. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi, bao gồm cả vấn đề Viện kiểm sát quân sự, Kiểm sát viên)

10. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi)

11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội

12. Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi)

13. Luật tố tụng hành chính

14. Luật khiếu nại

15. Luật tố cáo

16. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật dân sự (phần liên quan đến quyền sở hữu tài sản, hợp đồng)

17. Luật giám định tư pháp

18. Luật tiếp cận thông tin

19. Luật phổ biến, giáo dục pháp luật

20. Luật người tàn tật

21. Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá

22. Luật quảng cáo

23. Luật lưu trữ

24. Luật thư viện

25. Luật hòa giải

26. Luật đo lường

27. Luật khí tượng thủy văn

28. Luật đo đạc bản đồ

29. Luật thú y

30. Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật

31. Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi)

32. Luật lực lượng dự bị động viên

33. Luật phòng, chống khủng bố

34. Luật phòng, chống buôn bán người

35. Luật dân quân tự vệ./.

DANH MỤC SỐ 2

CÁC DỰ ÁN LUẬT, PHÁP LỆNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2008
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/2007/QH12)

A- CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH THỨC

I. CÁC DỰ ÁN LUẬT

1. Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII (dự kiến tháng 5-2008)

a) Trình Quốc hội thông qua: 13 dự án luật:

1. Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

2. Luật trưng mua, trưng dụng tài sản

3. Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

4. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi, bao gồm cả vấn đề trích lập phần lợi nhuận trước thuế hằng năm lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ)

5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

6. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật dân sự (phần liên quan đến lãi suất huy động và cho vay vốn của tổ chức tín dụng)

8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xuất bản

9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng

10. Luật hoạt động chữ thập đỏ

11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy

12. Luật năng lượng nguyên tử

13. Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam (sửa đổi)

b) Trình Quốc hội cho ý kiến: 10 dự án luật

1. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi)

2. Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

3. Luật dầu khí (sửa đổi)

4. Luật công vụ

5. Luật quốc tịch (sửa đổi)

6. Luật thi hành án dân sự

7. Luật bảo hiểm y tế

8. Luật công nghệ cao

9. Luật đa dạng sinh học

10. Luật giao thông đường bộ (sửa đổi)

2. Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII (dự kiến tháng 10-2008)

a) Trình Quốc hội thông qua: 11 dự án luật

1. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi)

2. Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

3. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

4. Luật dầu khí (sửa đổi)

5. Luật công vụ

6. Luật quốc tịch (sửa đổi)

7. Luật thi hành án dân sự

8. Luật bảo hiểm y tế

9. Luật công nghệ cao

10. Luật đa dạng sinh học

11. Luật giao thông đường bộ (sửa đổi)

b) Trình Quốc hội cho ý kiến: 12 dự án luật

1. Luật quản lý nợ khu vực công

2. Luật bảo hiểm tiền gửi

3. Luật đăng ký giao dịch bảo đảm

4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai

5. Luật lý lịch tư pháp

6. Luật thủ tục hành chính

7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự

8. Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự

9. Luật bồi thường nhà nước

10. Luật báo chí (sửa đổi)

11. Luật quy hoạch đô thị (bao gồm cả quản lý hạ tầng đô thị)

12. Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (bao gồm cả vấn đề lãnh sự)

II. CÁC DỰ ÁN PHÁP LỆNH: 08 dự án

1. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (bao gồm cả vấn đề xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân)

2. Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển

3. Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay

4. Pháp lệnh chi phí giám định, định giá trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính

5. Pháp lệnh án phí, lệ phí tại Tòa án nhân dân

6. Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng

7. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Việt Nam

8. Pháp lệnh công an xã.

B- CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN BỊ

10 dự án luật

1. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thanh tra

2. Luật thi hành án hình sự

3. Luật trọng tài thương mại

4. Luật các vùng biển Việt Nam

5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện ảnh

6. Luật người cao tuổi

7. Luật viễn thông

8. Luật bưu chính và chuyển phát

9. Luật tần số vô tuyến điện

10. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết số 11/2007/QH12 về việc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011) và năm 2008 do Quốc hội ban hành

  • Số hiệu: 11/2007/QH12
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 21/11/2007
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Phú Trọng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 825 đến số 826
  • Ngày hiệu lực: 02/01/2008
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản