Chương 5 Luật Tài nguyên nước 1998
KKHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
Điều 47. Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
1. Mỗi công trình thủy lợi phải do một tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý khai thác và bảo vệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải thực hiện theo quy hoạch, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định về khai thác công trình của dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác và hưởng lợi từ công trình thủy lợi phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật .
Điều 48. Trách nhiệm bảo vệ công trình thuỷ lợi
1. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Chính phủ quyết định và chỉ đạo các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc bảo vệ công trình thủy lợi.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bảo vệ công trình thủy lợi thuộc phạm vi địa phương.
4. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi chịu trách nhiệm trực tiếp bảo vệ công trình.
5. Người phát hiện hành vi, hiện tượng gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn công trình thủy lợi có trách nhiệm ngăn chặn, khắc phục hoặc báo ngay cho chính quyền địa phương, đơn vị quản lý công trình, cơ quan, tổ chức gần nhất để kịp thời xử lý.
Điều 49. Phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi
1. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi phải xây dựng phương án bảo vệ công trình.
2. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền phê duyệt và phân cấp thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi.
Điều 50. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
1. Phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận.
Việc quy định phạm vi vùng phụ cận phải căn cứ vào đặc điểm công trình, tiêu chuẩn thiết kế và phải bảo đảm an toàn công trình, thuận lợi cho việc vận hành, duy tu, bảo dưỡng và quản lý công trình.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi phải xác định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và lập phương án sử dụng đất của vùng phụ cận theo quy định của Chính phủ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có thể gây mất an toàn cho công trình thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chính phủ quy định cụ thể phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thẩm quyền phê duyệt phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
1. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thường xuyên bảo vệ đê và các công trình có liên quan.
2. Hộ đê phải được tiến hành thường xuyên trong mùa lũ, bão và phải bảo đảm cứu hộ đê kịp thời khi đê bị lũ, bão uy hiếp hoặc có nguy cơ bị lũ, bão uy hiếp.
3. Chính phủ quyết định và chỉ đạo các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc bảo đảm an toàn đê.
4. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc tu bổ đê, hộ đê, cứu hộ đê để bảo đảm an toàn đê.
Căn cứ vào quy định của Luật này và pháp luật về đê điều, Chính phủ quy định cụ thể việc phân công, phân cấp nhiệm vụ bảo vệ đê.
Điều 52. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi; các hoạt động gây cản trở đến việc quản lý, sửa chữa và xử lý công trình khi có sự cố;
2. Các hoạt động trái phép gây mất an toàn công trình thuỷ lợi trong phạm vi bảo vệ công trình gồm:
a) Khoan, đào đất đá, xây dựng công trình trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và lòng sông, bãi sông; gây mất an toàn cho công trình và ảnh hưởng đến thoát lũ nhanh;
b) Sử dụng đê, kè, cống vào mục đích giao thông vận tải gây mất an toàn cho đê điều;
c) Sử dụng chất nổ gây hại; tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi phục vụ lợi ích công cộng;
d) Xây dựng bổ sung công trình thuỷ lợi mới vào hệ thống công trình thuỷ lợi đã có khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
3. Vận hành công trình thuỷ lợi trái với quy trình, quy phạm kỹ thuật đã được quy định;
4. Các hành vi khác gây mất an toàn công trình thủy lợi.
Luật Tài nguyên nước 1998
- Điều 1. Sở hữu tài nguyên nước
- Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quản lý tài nguyên nước
- Điều 5. Bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
- Điều 6. Chính sách đầu tư phát triển tài nguyên nước
- Điều 7. Chính sách tài chính về tài nguyên nước
- Điều 8. Quan hệ quốc tế về tài nguyên nước
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước
- Điều 11. Phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước
- Điều 12. Bảo vệ nước dưới đất
- Điều 13. Bảo vệ chất lượng nước
- Điều 14. Bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt
- Điều 15. Bảo vệ chất lượng nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi, trồng thuỷ, hải sản, sản xuất công nghiệp, khai khoáng
- Điều 16. Bảo vệ chất lượng nước trong các hoạt động khác
- Điều 17. Bảo vệ nguồn nước ở đô thị, khu dân cư tập trung
- Điều 18. Xả nước thải vào nguồn nước
- Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép xả nước thải
- Điều 20. Điều hòa, phân phối tài nguyên nước
- Điều 21. Chuyển nước từ lưu vực sông này sang lưu vực sông khác
- Điều 22. Quyền của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước
- Điều 23. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước
- Điều 24. Cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước
- Điều 25. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt
- Điều 26. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp
- Điều 27. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất muối và nuôi trồng thuỷ, hải sản
- Điều 28. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất công nghiệp, khai khoáng
- Điều 29. Khai thác, sử dụng nguồn nước cho thuỷ điện
- Điều 30. Khai thác, sử dụng nguồn nước cho giao thông thuỷ
- Điều 31. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích khác
- Điều 32. Gây mưa nhân tạo
- Điều 33. Quyền dẫn nước chảy qua
- Điều 34. Thăm dò, khai thác nước dưới đất
- Điều 35. Bổ sung, thay đổi mục đích, quy mô khai thác, sử dụng tài nguyên nước
- Điều 36. Trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt và tác hại khác do nước gây ra
- Điều 37. Lập tiêu chuẩn và phương án phòng, chống lũ, lụt
- Điều 38. Quy hoạch bố trí dân cư, bố trí sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng ngập lũ
- Điều 39. Hồ chứa nước và phòng, chống lũ, lụt
- Điều 40. Quyết định phân lũ, chậm lũ
- Điều 41. Huy động lực lượng, phương tiện cho việc phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ, lụt
- Điều 42. Tiêu nước cho vùng ngập úng
- Điều 43. Phòng, chống và khắc phục hậu quả hạn hán
- Điều 44. Phòng, chống xâm nhập mặn, nước biển dâng, tràn
- Điều 45. Phòng, chống mưa đá, mưa axít
- Điều 46. Nguồn tài chính để phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt, hạn hán và các tác hại nghiêm trọng khác do nước gây ra
- Điều 47. Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
- Điều 48. Trách nhiệm bảo vệ công trình thuỷ lợi
- Điều 49. Phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi
- Điều 50. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
- Điều 51. Bảo vệ đê điều
- Điều 52. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
- Điều 53. Nguyên tắc áp dụng trong quan hệ quốc tế về tài nguyên nước
- Điều 55. Hợp tác quốc tế trong quản lý và phát triển tài nguyên nước
- Điều 56. Giải quyết tranh chấp về nguồn nước quốc tế
- Điều 57. Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Điều 58. Thẩm quyền quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Điều 59. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, dự án về tài nguyên nước
- Điều 60. Điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước
- Điều 61. Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước
- Điều 62. Giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước
- Điều 63. Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước
- Điều 64. Nội dung quản lý quy hoạch lưu vực sông
- Điều 65. Chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ, lụt