Điều 6 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015
Điều 6. Quyền, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Quyền của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng:
a) Được Nhà nước bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần, chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất nhiệm vụ của Quân đội nhân dân;
b) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, quân sự, pháp luật và chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với vị trí, chức danh đảm nhiệm;
c) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng:
a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao;
c) Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật, điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó;
d) Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, quân đội, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
đ) Học tập chính trị, quân sự, pháp luật, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể lực, nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu phù hợp với từng đối tượng;
e) Quân nhân chuyên nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, thực hiện nghĩa vụ quốc tế, chấp hành điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân, các nghĩa vụ khác của quân nhân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật;
g) Công nhân quốc phòng phải thực hiện nghĩa vụ của người lao động, chấp hành kỷ luật, nội quy lao động theo quy định của pháp luật; viên chức quốc phòng phải thực hiện nghĩa vụ của viên chức theo quy định của Luật viên chức.
Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015
- Số hiệu: 98/2015/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 26/11/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1261 đến số 1262
- Ngày hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Vị trí, chức năng của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 5. Bố trí sử dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 6. Quyền, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 7. Những việc quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng không được làm
- Điều 8. Nguyên tắc tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 9. Đánh giá quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 10. Thẩm quyền quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 11. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 12. Hợp tác quốc tế trong xây dựng lực lượng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 13. Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, trang phục, chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 14. Tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp
- Điều 15. Xếp loại, nâng loại, chuyển vị trí chức danh quân nhân chuyên nghiệp
- Điều 16. Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp
- Điều 17. Thời hạn và hạn tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp
- Điều 18. Phong, thăng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp
- Điều 19. Biệt phái quân nhân chuyên nghiệp
- Điều 20. Trường hợp thôi phục vụ tại ngũ
- Điều 21. Hình thức thôi phục vụ tại ngũ
- Điều 22. Điều kiện thôi phục vụ tại ngũ
- Điều 23. Hạn tuổi cao nhất phục vụ trong ngạch dự bị của quân nhân chuyên nghiệp
- Điều 24. Đối tượng đăng ký quân nhân chuyên nghiệp dự bị
- Điều 25. Huấn luyện quân nhân chuyên nghiệp dự bị
- Điều 26. Phong, thăng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp dự bị
- Điều 27. Giải ngạch quân nhân chuyên nghiệp dự bị
- Điều 28. Tuyển chọn, tuyển dụng công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 29. Xếp loại, nâng loại, nâng bậc công nhân quốc phòng
- Điều 30. Chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức quốc phòng
- Điều 31. Hạn tuổi phục vụ cao nhất của công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 32. Trường hợp thôi phục vụ trong quân đội của công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 33. Hình thức thôi phục vụ trong quân đội của công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 34. Điều kiện thôi phục vụ trong quân đội của công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 35. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 36. Tiền lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 37. Nâng lương đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 38. Chế độ nghỉ ngơi của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 39. Chăm sóc sức khỏe quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội và thân nhân
- Điều 40. Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ
- Điều 41. Chế độ, chính sách đối với công nhân và viên chức quốc phòng thôi phục vụ trong quân đội
- Điều 42. Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong thời gian phục vụ quân đội bị thương, hy sinh, từ trần
- Điều 43. Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị
- Điều 44. Cơ quan quản lý nhà nước về quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 45. Trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Quốc phòng
- Điều 46. Trách nhiệm, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 47. Trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền địa phương