Mục 1 Chương 3 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015
Mục 1. TUYỂN CHỌN, TUYỂN DỤNG CÔNG NHÂN VÀ VIÊN CHỨC QUỐC PHÒNG
Điều 28. Tuyển chọn, tuyển dụng công nhân và viên chức quốc phòng
a) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, quân nhân chuyên nghiệp khi chức vụ, chức danh đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ.
2. Đối tượng tuyển dụng:
Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên.
3. Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, tuyển dụng gồm:
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ Quân đội nhân dân;
b) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm đối với công nhân quốc phòng hoặc chức danh nghề nghiệp đối với viên chức quốc phòng.
4. Hình thức tuyển chọn, tuyển dụng là xét tuyển hoặc thi tuyển. Trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao, người đạt giải trong cuộc thi tay nghề quốc gia, quốc tế thì được tuyển chọn, tuyển dụng thông qua xét tuyển.
Điều 29. Xếp loại, nâng loại, nâng bậc công nhân quốc phòng
1. Công nhân quốc phòng được xếp loại như sau:
a) Loại A gồm công nhân quốc phòng có bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành;
b) Loại B gồm công nhân quốc phòng có bằng tốt nghiệp trung cấp và bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng;
c) Loại C gồm công nhân quốc phòng có chứng chỉ sơ cấp và bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng.
2. Khi quân đội có nhu cầu, công nhân quốc phòng được xét hoặc thi nâng loại nếu hoàn thành tốt hoặc xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có năng lực đảm nhiệm vị trí việc làm cao hơn trong cùng ngành nghề chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ; có văn bằng phù hợp.
3. Chính phủ quy định bậc trình độ kỹ năng nghề, điều kiện nâng bậc của công nhân quốc phòng.
Điều 30. Chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức quốc phòng
1. Chức danh nghề nghiệp của viên chức quốc phòng thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của viên chức quốc phòng trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp của viên chức quốc phòng sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ.
2. Việc bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức quốc phòng thực hiện theo yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội và quy định của pháp luật về viên chức.
Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Vị trí, chức năng của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 5. Bố trí sử dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 6. Quyền, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 7. Những việc quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng không được làm
- Điều 8. Nguyên tắc tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 9. Đánh giá quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 10. Thẩm quyền quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 11. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 12. Hợp tác quốc tế trong xây dựng lực lượng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 13. Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, trang phục, chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 14. Tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp
- Điều 15. Xếp loại, nâng loại, chuyển vị trí chức danh quân nhân chuyên nghiệp
- Điều 16. Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp
- Điều 17. Thời hạn và hạn tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp
- Điều 18. Phong, thăng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp
- Điều 19. Biệt phái quân nhân chuyên nghiệp
- Điều 20. Trường hợp thôi phục vụ tại ngũ
- Điều 21. Hình thức thôi phục vụ tại ngũ
- Điều 22. Điều kiện thôi phục vụ tại ngũ
- Điều 23. Hạn tuổi cao nhất phục vụ trong ngạch dự bị của quân nhân chuyên nghiệp
- Điều 24. Đối tượng đăng ký quân nhân chuyên nghiệp dự bị
- Điều 25. Huấn luyện quân nhân chuyên nghiệp dự bị
- Điều 26. Phong, thăng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp dự bị
- Điều 27. Giải ngạch quân nhân chuyên nghiệp dự bị
- Điều 28. Tuyển chọn, tuyển dụng công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 29. Xếp loại, nâng loại, nâng bậc công nhân quốc phòng
- Điều 30. Chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức quốc phòng
- Điều 31. Hạn tuổi phục vụ cao nhất của công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 32. Trường hợp thôi phục vụ trong quân đội của công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 33. Hình thức thôi phục vụ trong quân đội của công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 34. Điều kiện thôi phục vụ trong quân đội của công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 35. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 36. Tiền lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 37. Nâng lương đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 38. Chế độ nghỉ ngơi của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 39. Chăm sóc sức khỏe quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội và thân nhân
- Điều 40. Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ
- Điều 41. Chế độ, chính sách đối với công nhân và viên chức quốc phòng thôi phục vụ trong quân đội
- Điều 42. Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong thời gian phục vụ quân đội bị thương, hy sinh, từ trần
- Điều 43. Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị
- Điều 44. Cơ quan quản lý nhà nước về quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Điều 45. Trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Quốc phòng
- Điều 46. Trách nhiệm, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 47. Trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền địa phương