- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật an toàn thông tin mạng 2015
- 4Luật An ninh mạng 2018
- 5Chỉ thị 01/CT-TTg năm 2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước
- 7Kế hoạch 1392/KH-UBND năm 2021 về phát triển thương mại điện tử tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025
- 8Nghị quyết 50/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2022
- 9Luật Giao dịch điện tử 2023
- 10Kế hoạch 4858/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo" giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 11Thông tư 12/2022/TT-BTTTT hướng dẫn Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 12Kế hoạch 5961/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 13Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công
- 14Quyết định 454/QĐ-UBND năm 2023 về Bộ chỉ số đánh giá Chuyển đổi số của các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 15Quyết định 17/QĐ-UBQGCĐS về Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2023
- 16Kế hoạch 1995/KH-UBND năm 2023 về khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của tỉnh Lâm Đồng
- 17Kế hoạch 4423/KH-UBND năm 2023 về triển khai Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 18Kế hoạch 4521/KH-UBND năm 2023 về triển khai Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 19Quyết định 1170/QĐ-UBND năm 2023 về Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 20Quyết định 1481/QĐ-UBND năm 2023 về Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung, dữ liệu mở tỉnh Lâm Đồng
- 21Kế hoạch 8124/KH-UBND năm 2023 về phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023-2025
- 22Quyết định 1198/QĐ-TTg năm 2023 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Giao dịch điện tử do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Nghị quyết 52-NQ/TW năm 2019 về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Bộ Chinh trị ban hành
- 2Nghị quyết 50/NQ-CP năm 2020 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 342/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Lâm Đồng, phiên bản 2.0
- 5Quyết định 942/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 146/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 505/QĐ-TTg năm 2022 về Ngày Chuyển đổi số quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Kế hoạch 5731/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 11Quyết định 1690/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án "Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 2568/QĐ-BTTTT năm 2023 về Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3.0, hướng tới Chính phủ số do Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1265/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 21 tháng 02 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2024
Phần I
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2023
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU ĐẶT RA NĂM 2023
1. Tổng số dịch vụ công của tỉnh là 1.775 dịch vụ, trong đó dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần là 1192 dịch vụ (đạt tỷ lệ 67,92%). Triển khai thực hiện 713 dịch vụ công trực tuyến một phần (đạt tỷ lệ 40,63%), 479 dịch vụ công trực tuyến toàn trình (đạt tỷ lệ 27,29%). Tổng số hồ sơ nộp trực tuyến đạt tỷ lệ 57%, trong đó tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 55%.
2. Tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng đạt 98%.
3. Hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước từng bước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
4. Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 95% hộ gia đình và 100% đơn vị cấp xã.
5. Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh đạt tỷ lệ 100%.
6. Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt 86,3%.
7. Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và sử dụng chữ ký điện tử, chữ ký số cá nhân đạt 61%.
8. Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 70%.
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM 2023
1. Nhận thức số
1.1. Ngày Chuyển đổi số
Thực hiện hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 7191/KH-UBND ngày 17/8/2023 về triển khai Ngày Chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Trong đó xác định những nội dung trọng tâm bao gồm: Tuyên truyền và phổ biến thông điệp Ngày Chuyển đổi số năm 2023; phát động phong trào thi đua chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số mà trọng tâm là phát triển hạ tầng số, nền tảng số, xây dựng và tạo lập cơ sở dữ liệu (CSDL) mở phục vụ người dân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng; cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, góp phần công khai, minh bạch, phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao chỉ số của tỉnh về chuyển đổi số; phát động và tổ chức Tháng 10 - Tháng tiêu dùng số và không dùng tiền mặt trong thanh toán; hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh phát triển tên miền .vn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, tuyên truyền, giới thiệu những không gian tên miền mới gồm: ai.vn, id.vn, io.vn, biz.vn, com.vn, net.vn, info.vn... đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và áp dụng công nghệ, nền tảng hiện đại, cũng như đáp ứng tiêu chuẩn thương mại, nhằm tạo giá trị thương hiệu cá nhân, phát triển thương mại điện tử.
1.2. Chia sẻ bài toán, sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số
a) Một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã chủ động phối hợp với doanh nghiệp triển khai ký kết hợp tác về chuyển đổi số: Tỉnh đoàn và Viễn thông Lâm Đồng tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác về viễn thông, truyền thông và chuyển đổi số, giai đoạn 2023-2027; Sở Xây dựng và VNPT Lâm Đồng ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số trong ngành xây dựng, giai đoạn đến năm 2025; Viettel Lâm Đồng ký kết hợp tác thực hiện dịch vụ công cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư; …
b) UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 764/QĐ-UBND ngày 14/4/2023 về tổ chức phong trào thi đua “Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025”. Các địa phương, cơ quan trên phạm vi toàn tỉnh đồng loạt tổ chức chiến dịch phát động thi đua trong phát triển kinh tế số và xã hội số tại địa phương mình, bước đầu đã tạo được chuyển biến rõ nét trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức viên chức trên địa bàn toàn tỉnh.
c) Tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về cải cách hành chính và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2023” theo Kế hoạch số 6029/KH-UBND ngày 12/7/2023 của UBND tỉnh thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo cán bộ, đảng viên, đoàn viên và toàn thể nhân dân. Kết quả, sau 4 tuần tổ chức đã có hơn 129.000 lượt người tham gia, trung bình mỗi tuần có hơn 32.000 lượt người tham gia dự thi.
1.3. Kênh truyền thông chuyển đổi số
a) Đã xây dựng chuyên trang Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng tại địa chỉ: http://chuyendoiso.lamdong.gov.vn và OA chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng trên Zalo. Thường xuyên chỉ đạo các cơ quan báo chí địa phương xây dựng các chuyên đề, bản tin tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về chuyển đổi số.
b) Báo Lâm Đồng, Đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng đã xây dựng chuyên mục riêng về chuyển đối số; phát sóng chuyên mục riêng về chuyển đổi số với tần suất phát sóng tối thiểu mỗi tuần một lần. Chỉ đạo các địa phương xây dựng chuyên mục riêng về chuyển đổi số trên hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh với tần suất phát sóng chuyên mục riêng về chuyển đổi số tối thiểu mỗi tuần một lần.
c) Tuyên truyền, hướng dẫn các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng tiếp tục lan tỏa các thông điệp, nội dung, hướng dẫn người dân cùng tham gia có hiệu quả công cuộc chuyển đổi số.
2. Thể chế số
2.1 Ban hành các văn bản chỉ đạo về chuyển đổi số
UBND tỉnh đã ban hành các văn bản về Chuyển đổi số, gồm: Kế hoạch số 4157/KH-BCĐ ngày 12/5/2023 về hoạt động của Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng năm 2023; Kế hoạch số 1995/KH-UBND ngày 20/3/2023 khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh Lâm Đồng; Kế hoạch số 3731/KH-UBND ngày 26/4/2023 thực hiện chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Quyết định số 454/QĐ-UBND ngày 08/3/2023 ban hành Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) của các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Kế hoạch số 4423/KH-UBND ngày 23/5/2023 triển khai Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Kế hoạch hành động số 4521/KH-UBND ngày 25/5/2023 triển khai Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Quyết định số 764/QĐ-UBND ngày ngày 14/4/2023 ban hành Kế hoạch tổ chức Phong trào thi đua “Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025”; Quyết định số 1334/QĐ-UBND ngày 11/7/2023 phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến không sử dụng hồ sơ giấy trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Quyết định số 1481/QĐ-UBND ngày 02/8/2023 ban hành danh mục CSDL dùng chung, dữ liệu mở tỉnh Lâm Đồng; Quyết định số 1170/QĐ-UBND ngày 13/6/2023 ban hành Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Kế hoạch số 8124/KH-UBND ngày 18/9/2023 phát triển hạ tầng số giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; …
2.2 Hoạt động của Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh
a) Ban Chỉ đạo đã ban hành Kế hoạch số 4157/KH-BCĐ ngày 12/5/2023 về hoạt động của Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng năm 2023. Định kỳ ban chỉ đạo họp để đánh giá kết quả triển khai và định hướng thực hiện thời gian tiếp theo.
b) Theo Quyết định số 17/QĐ-UBCĐSQG ngày 04/4/2023 của Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số, tỉnh Lâm Đồng thực hiện: Tiên phong trong việc tổ chức triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) được số hóa, có cách làm để mang lại hiệu quả đột phá về tỷ lệ hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến và tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến từ nhà, hoàn thành các chỉ tiêu liên quan đến dịch vụ công trực tuyến đặt ra năm 2023 trước tháng 9/2023. Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các địa phương, sở, ngành triển khai các giải pháp đồng bộ, thống nhất, tập trung nâng cao các chỉ tiêu liên quan đến dịch vụ công trực tuyến.
3. Hạ tầng số
a) Hạ tầng bưu chính, viễn thông được quan tâm đầu tư phát triển, đảm bảo phục vụ sự lãnh đạo, điều hành của các cấp chính quyền cũng như nhu cầu của nhân dân. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ đạt 100% (142/142). 100% các sở ban ngành, huyện, thành phố đã thực hiện chuyển giao tiếp nhận, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích. 142/142 xã, phường, thị trấn đã được phủ sóng mạng băng rộng cáp quang, mạng di động 3G, 4G (độ phủ đạt 100% khu dân cư, tỷ lệ đến hộ gia đình đạt 91,53%). Triển khai thí điểm 12 điểm phát sóng 5G (Lạc Dương: 2 điểm, Đà Lạt: 9 điểm, Đức Trọng: 01 điểm).
b) Thiết lập hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) đồng bộ, thống nhất sử dụng chung; 100% cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở có hạ tầng đảm bảo công tác quản lý và điều hành qua môi trường mạng; duy trì ổn định Hệ thống mạng CAMPUS Trung tâm hành chính tỉnh tập trung hoạt động ổn định.
c) Triển khai Mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II đến 173 điểm trên địa bàn toàn tỉnh, 24 điểm thuộc 12/12 huyện thành phố (đạt tỷ lệ 100%), 142/142 xã, phường, thị trấn (đạt tỷ lệ 100%).
4. Dữ liệu số
a) Hoàn thành thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân (CCCD) đối với 100% công dân thường trú đủ điều kiện tại địa phương. Thu nhận 1.375.971 hồ sơ cấp CCCD và 1.166.762 hồ sơ đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử, có 843.958 tài khoản định danh điện tử đã kích hoạt.
b) Cập nhật, xác thực thông tin với CSDL quốc gia về dân cư 1.308.614 đối tượng tiêm COVID trên địa bàn tỉnh (đạt tỷ lệ 97%); 1.178.682 người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý (đạt tỷ lệ 96%); hoàn thành việc xác nhận, rà soát, bổ sung và chuẩn hóa dữ liệu 36.288 đối tượng bảo trợ xã hội; đã cập nhật thông tin 167.715/384.485 trẻ em vào phần mềm Hệ thống quản lý trẻ em (đạt tỷ lệ 43,62%); hiện đang phối hợp rà soát, đối chiếu làm sạch dữ liệu đối với 40.012 đối tượng người có công trên địa bàn tỉnh.
c) Toàn tỉnh có 168/168 cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có thực hiện tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng CCCD (đạt tỷ lệ 100%), tổng số lượt tra cứu bằng CCCD khi đi khám chữa bệnh BHYT là 1.424.768 lượt, trong đó 1.103.593 lượt tra cứu thành công (đạt tỷ lệ 77,46%). Triển khai liên thông giấy khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy báo tử tại 100% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tỷ lệ liên thông đạt 100%; triển khai việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức 2 để làm thủ tục sân bay từ ngày 07/6/2023. Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức không yêu cầu xác nhận chứng minh nhân dân 9 số khi đã có trên mã QR của thẻ CCCD; 100% cơ sở lưu trú trên địa bàn thực hiện thông báo lưu trú qua ứng dụng VNeID, cổng dịch vụ công quốc gia.
d) Đẩy mạnh thực hiện giải quyết TTHC, số hóa dữ liệu tại bộ phận một cửa các cấp, tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC toàn tỉnh đạt 68,45%. Số hóa dữ liệu hộ tịch phục vụ chia sẻ dữ liệu giữa CSDL quốc gia về dân cư với CSDL hộ tịch điện tử toàn quốc, đã số hóa, chuyển chính thức bằng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung 1.084.356/1.704.191 dữ liệu hộ tịch (đạt tỷ lệ 63,6%).
đ) Đã triển khai thực hiện kết nối, đồng bộ dữ liệu cán bộ công chức viên chức của tỉnh với CSDL quốc gia về cán bộ công chức viên chức, đã thực hiện đồng bộ 29.807/29.807 hồ sơ (hoàn thành 100%) theo quy định của Bộ Nội vụ.
e) Triển khai số hóa quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị được phê duyệt để công bố thông tin trên cổng thông tin quy hoạch đô thị của tỉnh, tại địa chỉ: https://quyhoach.lamdong.gov.vn/. Đến nay đã số hóa và đưa lên khoảng 70% (29 đồ án) quy hoạch được phê duyệt của các đô thị và phân khu trên địa bàn tỉnh. Xây dựng hoàn thiện và đưa vào vận hành Cổng thông tin công bố quy hoạch thành phố Đà Lạt tại địa chỉ http://quyhoach.dalat.vn và phần mềm trên thiết bị di động “Thông tin quy hoạch Đà Lạt” đã số hóa dữ liệu: 116.848 thửa đất cho 12 phường, 4 xã và 25 phân khu và quy hoạch chi tiết; số hóa dữ liệu giao thông: 207 đường, 577 cung đường và 625 hẻm.
g) Triển khai số hóa toàn bộ các cơ sở dữ liệu lĩnh vực thông tin và truyền thông, xây dựng 9 lớp bản đồ GIS ngành thông tin và truyền thông gồm: 1.964 trạm BTS; 357 điểm phục vụ bưu chính; 343 điểm phục vụ viễn thông; 6 điểm viễn thông truyền hình trả tiền; 211 đài truyền thanh không dây FM; 110 đài truyền thanh ứng dụng CNTT, viễn thông; 206 điểm cung cấp trò chơi điện tử; 117 điểm cơ sở in, 167 cơ sở phát hành và 12 cơ quan báo chí.
h) Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý CSDL các hiện vật của Bảo tàng Lâm Đồng, phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Hệ thống và số hóa CSDL hồ sơ khoa học di sản vật thể và phi vật thể. Số hóa CSDL cập nhật vào phần mềm quản lý: 4.000/5.000 hiện vật tại Bảo tàng Lâm Đồng. Xây dựng Bảo tàng ảo hoạt động trên môi trường Internet, số hóa 3D 200 hiện vật có giá trị đang trưng bày tại Bảo tàng Lâm Đồng đồng thời tích hợp vào hệ thống tham quan 3D (bảo tàng ảo) trên website của Bảo tàng Lâm Đồng, tại địa chỉ: https://3d.baotanglamdong.com.vn.
i) Thí điểm Cổng dữ liệu mở tỉnh và kho dữ liệu dùng chung của tỉnh tại địa chỉ https://data.lamdong.gov.vn và https://khodulieu.lamdong.gov.vn; cổng dữ liệu mở cung cấp 24 chủ đề, 131 tập dữ liệu, với hơn 1.000 trường thông tin. Kho dữ liệu dùng chung cung cấp 15 lĩnh vực với 59 CSDL, hệ thống thông tin. Đã triển khai Kho dữ liệu điện tử của cá nhân, tổ chức/Kho hồ sơ TTHC tích hợp hệ thống giải quyết TTHC tỉnh Lâm Đồng phục vụ tra cứu, đồng bộ, khai thác, chia sẻ dữ liệu.
5. Nền tảng số
a) Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh tiếp tục được duy trì, sử dụng có hiệu quả, hiện nay đã hoàn thành kết nối 21/23 CSDL, hệ thống thông tin của các bộ, ngành Trung ương thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
b) Triển khai thí điểm nền tảng bản đồ số trong quản lý phát triển đô thị, công khai thông tin quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên cổng thông tin quy hoạch. Triển khai số hóa quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị được phê duyệt để công bố thông tin trên cổng thông tin quy hoạch đô thị của tỉnh, tại địa chỉ: https://quyhoach.lamdong.gov.vn/.
c) UBND tỉnh đã triển khai Nền tảng trung tâm giám sát điều hành thông minh (IOC) phục vụ chỉ đạo điều hành tập trung. Đến nay, đã có 10/12 huyện, thành phố (trừ Đạ Huoai, Cát Tiên sắp sáp nhập) và 03/18 đơn vị cấp sở, ngành (Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo) triển khai Nền tảng trung tâm giám sát điều hành thông minh (IOC) phục vụ quản lý, điều hành công việc.
d) Tiếp tục triển khai, duy trì hoạt động có hiệu quả Nền tảng trung tâm giám sát điều hành an toàn thông tin mạng tỉnh Lâm Đồng (SOC). Trong năm 2023, hệ thống đã phát hiện và loại bỏ các phần mềm độc hại trên các hệ thống thông tin được giám sát, đảm bảo an toàn an ninh thông tin các hệ thống.
đ) Nền tảng họp trực tuyến được duy trì, vận hành ổn định, kết nối 173 điểm cầu trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 2023, đã tổ chức hơn 100 cuộc họp trực tuyến phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền.
e) Phát triển, hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo để bảo đảm 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội, báo cáo ngành, lĩnh vực từ cấp xã đến cấp tỉnh phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của tỉnh được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên hệ thống dùng chung khối Đảng - chính quyền - tổ chức đoàn thể.
g) Triển khai ứng dụng quét mã QR code trên hiện vật và thuyết minh tự động góp phần nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu của công chúng, giúp khách tự tham quan.
h) Triển khai thí điểm ứng dụng Công dân số Lâm Đồng, đã có 21.598 lượt tải với hơn 422 tài khoản đăng ký trên ứng dụng.
6. Nhân lực số
a) Toàn tỉnh có 110 cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) làm việc kiêm nhiệm và chuyên trách về Chuyển đổi số, an toàn thông tin (trong đó 57 CCVC làm nhiệm vụ chuyển đổi số, 53 CCVC làm nhiệm vụ an toàn thông tin); có khoảng 500 nhân lực CNTT trình độ đại học trở lên làm việc trong các doanh nghiệp.
b) Tập trung, chú trọng công tác đào tạo nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và an toàn thông tin. Hiện nay, đã có tổng số hơn 5.000 CBCCVC được đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số, 100% CBCCVC được tập huấn kỹ năng cơ bản về CNTT, chuyển đổi số căn bản.
c) Ngành Giáo dục đưa chương trình đào tạo kỹ năng tin học cho học sinh, sinh viên vào chương trình chính nhằm tạo nguồn nhân lực chuyển đổi số; 100% các trường học từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông đều có các phòng máy dành riêng cho việc đào tạo tin học; 4/4 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh có đào tạo chuyên ngành CNTT, chuyển đổi số với khoảng hơn 1.000 sinh viên.
d) Đã thành lập 142 tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã (đạt 100%) với 2.538 thành viên. Đối với tổ công nghệ số cộng đồng thôn, tổ dân phố 12/12 huyện đã thành lập tổng số 1.367 tổ với số lượng 9.088 thành viên (đạt tỷ lệ 100%).
đ) Xây dựng kế hoạch tập huấn, đào tạo chuyển đổi số cho CBCCVC, Tổ công nghệ số cộng đồng, người dân, doanh nghiệp. Đến nay, đã tập huấn cho 9.149 lượt người là thành viên của Tổ công nghệ số cộng đồng với 44 lớp đào tạo trực tiếp, 01 lớp tổ chức theo hình thức trực tuyến. Đào tạo về chuyển đổi số các đối tượng khác với hơn 700 học viên (Hội phụ nữ, doanh nghiệp, đoàn thanh niên…).
7. An toàn thông tin mạng
a) Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh có trang thiết bị tương đối hiện đại, thiết bị an toàn thông tin hoạt động tốt, sẵn sàng theo dõi và hoạt động 24/7. Dữ liệu của Trung tâm dữ liệu tỉnh được sao lưu, dự phòng đảm bảo an toàn, khả năng phục hồi cho các hệ thống thông tin trọng yếu dùng chung.
b) Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) đã kết nối với Trung tâm giám sát an toàn, an ninh mạng quốc gia mang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động đảm bảo an toàn thông tin trong triển khai Chính quyền điện tử. Triển khai các hoạt động giám sát, đánh giá, bảo vệ, ứng cứu các hệ thống thông tin của tỉnh theo mô hình 4 lớp, tăng cường khả năng thích ứng chủ động, linh hoạt và giảm thiểu các nguy cơ, đe dọa mất an toàn thông tin trên môi trường mạng, sẵn sàng các giải pháp phòng ngừa và ứng phó khi có sự cố xảy ra trên địa bàn tỉnh.
c) Đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính tỉnh Lâm Đồng tổ chức nhiều đợt hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, địa phương trong xử lý, khắc phục các sự cố như botnet, malware, ... Đăng ký và cử thành viên đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính tỉnh Lâm Đồng tham gia các lớp đào tạo ứng cứu sự cố do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức. Phối hợp cùng với Trung tâm giám sát không gian mạng Quốc gia theo dõi, xử lý 7/7 sự cố cảnh báo an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh.
d) Phê duyệt hồ sơ cấp độ cho 08 hệ thống thông tin dùng chung, gồm: Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Lâm Đồng; Hệ thống Hội nghị quản lý họp trực tuyến tập trung tỉnh Lâm Đồng; Nền tảng chia sẻ, kết nối dữ liệu tỉnh Lâm Đồng (LGSP); Hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II tỉnh Lâm Đồng; Hệ thống trục kết nối liên thông văn bản điện tử tỉnh Lâm Đồng; Hệ thống Cổng thông tin điện tử tỉnh Lâm Đồng; Hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Lâm Đồng; Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Lâm Đồng, đạt tỷ lệ 100% hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được phê duyệt cấp độ. Sở Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt hồ sơ cấp độ theo thẩm quyền cho 20 hệ thống thông tin: Hệ thống mạng Campus Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng; Hệ thống quản lý văn bản và điều hành huyện Đạ Huoai, hệ thống Camera quan sát tầm cao trên địa bàn huyện Lạc Dương.
đ) Tổ chức đào tạo, diễn tập thực chiến an toàn thông tin trên hệ thống thật của cơ quan nhà nước với tổng số hơn 50 CBCCVC phụ trách an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị tham gia diễn tập.
8. Chính quyền số
a) Thiết lập hệ thống CNTT đồng bộ, thống nhất sử dụng chung và 100% cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo công tác quản lý và điều hành qua môi trường mạng; duy trì hệ thống mạng CAMPUS Trung tâm hành chính tỉnh tập trung hoạt động ổn định; duy trì nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu tỉnh; tiếp tục duy trì, sử dụng có hiệu quả nền tảng họp trực tuyến …
b) Trung tâm giám sát điều hành thông minh (IOC) của tỉnh sau thời gian vận hành thử nghiệm đã chính thức khai trương vào ngày 12/10/2023, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh. Giao diện kết nối hỗ trợ người dùng trên 02 phiên bản cho máy tính và điện thoại di động. Với thông tin hiển thị số liệu 283 tiêu chí, dữ liệu hiển thị trên hệ thống theo tần suất ngày, tuần, tháng, quý, năm từ cấp tỉnh đến cấp xã. Hệ thống có chế độ cảnh báo những chỉ tiêu chưa đạt, chỉ đạo các đơn vị giải trình trên hệ thống, chế độ báo cáo nhanh, hiển thị biểu đồ trực quan, có tính năng tích hợp các camera thông minh từ các địa phương trên địa bàn tỉnh. Hiện có 10 trung tâm IOC tại các huyện, thành phố: Đà Lạt, Bảo Lộc, Lạc Dương, Đơn Dương, Đạ Tẻh, Bảo Lâm, Lâm Hà, Đam Rông, Đức Trọng, Di Linh và 03 trung tâm tại các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng.
c) 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh, huyện có Cổng/Trang thông tin điện tử tuân thủ theo quy định, 100% trang thông tin điện tử các sở, ban, ngành hoạt động trên nền tảng IPv6, chứng nhận tín nhiệm mạng do Cục An toàn thông tin cung cấp. Hệ thống thư điện tử tỉnh hoạt động ổn định đã triển khai đến 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã và các đơn vị khác trên địa bàn tỉnh với 6750 hộp thư điện tử đã được khai báo và đưa vào sử dụng.
đ) 100% sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã đã được cấp chữ ký số. Tổng số chứng thư số đang sử dụng là 5.085 trong đó có 1.322 chứng thư số tổ chức, 3.763 chứng thư số cá nhân.
h) Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh được xây dựng thống nhất, liên thông 4 cấp. Hoàn thành kết nối, liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia. Tổng số hồ sơ đã giải quyết toàn tỉnh 914.101 hồ sơ, với 470.124 hồ sơ trực tuyến một phần, 172.890 hồ sơ trực tuyến toàn trình. Theo đánh giá của Văn phòng chính phủ về bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công Lâm Đồng xếp thứ 04/63 tỉnh, thành. Tỷ lệ về hồ sơ trực tuyến (toàn trình và một phần) trên tổng số hồ sơ giải quyết toàn tỉnh đạt 71,9 %. Tích hợp, tra cứu đối với 20 trường thông tin cần thiết phục vụ công tác tiếp nhận, giải quyết TTHC. Rà soát, cắt giảm thành phần hồ sơ đối với 267 TTHC có liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo quy định của Nghị định 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ; rà soát quy trình, đơn giản hóa TTHC đối với 400 dịch vụ công toàn trình. Hoàn thành triển khai 25/25 dịch vụ công thiết yếu, cụ thể:
- Đối với 12 dịch vụ công của các ngành: đã tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trên cổng dịch vụ công trực tuyến 44.283/80.117 hồ sơ (đạt tỷ lệ 55,27% trên số hồ sơ tiếp nhận).
- Đối với 02 dịch vụ công liên thông, bắt đầu triển khai từ ngày 10/7/2023 theo chỉ đạo, hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ và Bộ Công an; đã tiếp nhận 5.428 hồ sơ dịch vụ công liên thông (4.729 hồ sơ dịch vụ công liên thông đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi; 699 hồ sơ dịch vụ công liên thông đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp mai táng phí).
9. Kinh tế số
a) Tổng cục Thống kê đã công bố sơ bộ kết quả tính toán ước tính tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GRDP các năm 2020, 2021, 2022: tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GRDP tỉnh Lâm Đồng năm 2022 đạt 6,73%, đứng thứ 02 Tây Nguyên và đứng thứ 27 so với cả nước.
b) Năm 2023, năng suất lao động bình quân của tỉnh tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2022, vượt xa chỉ tiêu so với các văn bản định hướng của Trung ương và địa phương (7%/năm).
c) Triển khai đăng ký, sử dụng hóa đơn điện tử đã được áp dụng đối với 100% doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh.
d) Chỉ đạo, triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trên các dịch vụ chủ yếu, bước đầu đạt được những kết quả khả quan.
- 100% trường học triển khai thực hiện thu phí không dùng tiền mặt.
- 100% bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa tại địa bàn thành phố thuộc tỉnh đều chấp nhận thanh toán qua ngân hàng và các cổng thanh toán trực tuyến (thanh toán viện phí không dùng tiền mặt đạt 36% trên tổng số chi phí thanh toán và đạt 23,3% trên tổng số lượt thanh toán viện phí).
- 100% hóa đơn thanh toán của công ty cấp nước và điện lực chấp nhận thanh toán qua tài khoản ngân hàng và các cổng thanh toán trực tuyến.
- Các cơ quan, đơn vị thực hiện chi trả trợ cấp không dùng tiền mặt trong thực hiện chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng thụ hưởng bằng nguồn ngân sách nhà nước (chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đạt 59,72%, chi trợ cấp một lần đạt 92,87%, chi trợ cấp BHTN đạt 99,83%).
- Đối với dịch vụ hành chính công, việc thanh toán lệ phí được thực hiện trực tuyến 48,73% thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công, 64,89% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được thanh toán trực tuyến trên cổng Dịch vụ công quốc gia.
đ) Theo xếp hạng của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023, Lâm Đồng xếp hạng 13/58 tỉnh về chỉ số phát triển TMĐT và tăng 7 bậc so với năm 2022, đứng đầu trong 5 tỉnh tây Nguyên. Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tham gia sàn Alibaba, Lazada, Shopee, Tiki, Tiktok shop. Tổ chức triển khai tuyên truyền, hướng dẫn nhiều doanh nghiệp/HTX/hộ kinh doanh tham gia sàn Postmart.vn của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, số lượng tài khoản đăng ký: 50.766 tài khoản, tổng số nông sản lên sàn: 2.569 sản phẩm, tổng số loại sản phẩm OCOP lên sàn: 65 sản phẩm, tổng số giao dịch qua sàn: 21.491 giao dịch, tổng giá trị giao dịch qua sàn: 3,21 tỷ đồng. Tổ chức đào tạo, tập huấn cho người dân thông qua tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương với số lượng người tham gia đào tạo, tập huấn khoảng 88.668 người.
e) Phát động và tổ chức Tháng 10 - Tháng tiêu dùng số và không dùng tiền mặt trong thanh toán. Phối hợp với Trung tâm Internet Việt Nam triển khai quy trình chuyển đổi số cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Phát triển tên miền .vn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, tuyên truyền, giới thiệu những không gian tên miền mới gồm: ai.vn, id.vn, io.vn, biz.vn, com.vn, net.vn, info.vn... đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và áp dụng công nghệ, nền tảng hiện đại, cũng như đáp ứng tiêu chuẩn thương mại, nhằm tạo giá trị thương hiệu cá nhân, phát triển thương mại điện tử.
10. Xã hội số
a) Toàn tỉnh đã thu nhận 1.375.971 hồ sơ cấp CCCD và 1.166.762 hồ sơ đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử, hiện nay đã có 843.958 tài khoản định danh điện tử đã kích hoạt, chiếm tỷ lệ 63,3%.
b) Số lượng thẻ ATM nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2023 là hơn 1,1 triệu thẻ chiếm khoảng 83% dân số tỉnh. Số lượng dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép là 596.637 đạt tỷ lệ 61%.
c) Chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp triển khai chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đến từng người dân đặc biệt là trong giải quyết thủ tục hành chính. Đã có hơn 21.000 người có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân, đạt tỷ lệ trên 2% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên.
d) Chỉ đạo công an tỉnh, các địa phương triển khai các hoạt động tuyên truyền, đào tạo kỹ năng số cơ bản cho người dân trong độ tuổi lao động. Giúp người dân trong độ tuổi lao động nắm bắt các kỹ năng an toàn thông tin cơ bản khi sử dụng thiết bị di động trên môi trường mạng, thực hiện thanh toán trực tuyến, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, đăng ký và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNEID, sử dụng các sàn thương mại điện tử để thực hiện mua bán online, sử dụng ứng dụng VSSID…. kết quả bước đầu mang lại các hiệu quả tích cực, đến nay đã có 843.958 người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo, hướng dẫn kỹ năng số cơ bản và thực hiện thành công việc đăng ký, sử dụng tài khoản định danh điện tử, đạt tỷ lệ 86,3%.
đ) Tiếp tục phổ cập điện thoại di động thông minh và internet, đến nay tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh là 80.07%. Tỷ lệ thanh niên sử dụng điện thoại là 96,36% (trong đó có 85,02% sử dụng điện thoại thông minh). Tỷ lệ thanh niên sử dụng máy tính là 68,24%, tỷ lệ thanh niên sử dụng Internet là 92,65%.
e) Báo Lâm Đồng đã thực hiện chuyển đổi từ báo in truyền thống sang báo điện tử, phục vụ nhu cầu của người dân tại địa chỉ https://baolamdong.vn thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo người dân. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh cũng đã đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tăng cường sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình online tại địa chỉ: http://lamdongtv.vn . Ngoài ra, người dân còn sử dụng các ứng dụng, nền tảng để nâng cao chất lượng giải trí phục vụ đời sống như: ứng dụng thông tin liên lạc, mạng xã hội (Zalo, Viber, Facebook…); ứng dụng gọi xe, giao hàng (Grab, Vill…); ứng dụng phục vụ xem truyền hình (VTV Go, FPT Play, HTV Play…); Ứng dụng sức khỏe điện tử (VssID, sổ sức khỏe điện tử,…); ứng dụng phục vụ giáo dục (Mobiedu, Vnedu, K12online…); ứng dụng phục vụ mua sắm (Postmart.vn; voso.vn; Shopee; Lazada…)…
III. Kinh phí thực hiện (Phục lục I đính kèm).
Phần II
NỘI DUNG KẾ HOẠCH
I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH
- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;
- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
- Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia;
- Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 26/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
- Quyết định số 2568/QĐ-BTTTT ngày 29/12/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3.0, hướng tới Chính phủ số;
- Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 25/5/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
- Kế hoạch số 5731/KH-UBND ngày 3/8/2022 của UBND tỉnh thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 342/QĐ-UBND ngày 05/02/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Lâm Đồng phiên bản 2.0;
- Quyết định 764/QĐ-UBND ngày ngày 14/4/2023 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Phong trào thi đua “Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025”;
- Kế hoạch số 3731/KH-UBND ngày 26/4/2023 của UBND tỉnh thực hiện chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
- Kế hoạch số 4423/KH-UBND ngày 23/5/2023 của UBND tỉnh triển khai Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
- Kế hoạch số 8124/KH-UBND ngày 18/9/2023 của UBND tỉnh về phát triển hạ tầng số giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
II. MỤC TIÊU
1. Phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động:
a) Tối thiểu 75% và phấn đấu 80% TTHC đủ điều kiện theo quy định pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình.
b) Tối thiểu 70% và phấn đấu 80% hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần.
c) Tiếp tục duy trì hồ sơ công việc đạt tối thiểu 98%.
d) 50% hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
2. Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế:
a) Tỷ trọng kinh tế số chiếm tối thiểu 10% và phấn đấu 15% GRDP của tỉnh.
b) Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt ít nhất 8%.
c) Năng suất lao động hàng năm tăng bình quân 6% phấn đấu đạt 7%.
3. Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số:
a) Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã.
b) Duy trì lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 80%.
c) Duy trì tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và sử dụng chữ ký điện tử, chữ ký số cá nhân đạt 50% trở lên.
d) Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt tối thiểu 60% và phấn đấu 65%.
III. NHIỆM VỤ
1. Nhận thức số
a) Tiếp tục triển khai các chương trình, kế hoạch, hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024, trong đó chú trọng tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân và toàn xã hội về chuyển đổi số.
b) Tiếp tục triển khai, tiến tới hình thành bài toán chuyển đổi số của tỉnh, phối hợp với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh cùng giải quyết bài toàn của địa phương đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, có trọng tâm với mục tiêu lấy người dân làm trung tâm.
c) Tổ chức sơ kết tình hình thực hiện các nghị quyết, kế hoạch để kịp thời biểu dương, động viên và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các mô hình, những sáng kiến, cách làm hay, hiệu quả, điển hình về chuyển đổi số của cơ quan nhà nước, của doanh nghiệp, của người dân trên địa bàn tỉnh.
d) Các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chú trọng phân công, bố trí nhân sự kiêm nhiệm hoặc chuyên trách làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị.
đ) Tiếp tục nâng cao công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến sâu rộng đến từng người dân về chuyển đổi số.
2. Thể chế số
a) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 25/5/2022 của Tỉnh ủy; Kế hoạch số 5731/KH-UBND ngày 03/8/2022 của UBND tỉnh thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và các chương trình, kế hoạch, đề án có liên quan. Xây dựng các chương trình, Kế hoạch thực hiện đảm bảo từng bước hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra.
b) Ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1198/QĐ-TTg ngày 13/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Giao dịch điện tử; tập trung rà soát, sửa đổi chính sách thuộc thẩm quyền của địa phương, đồng bộ với Luật Giao dịch điện tử. Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 26/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
c) Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách: cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình; tỷ lệ chi tối thiểu và hướng dẫn định mức chi cho ứng dụng CNTT, chuyển đổi số; chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa và thuê chuyên gia chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
3. Hạ tầng số
a) Rà soát, xóa các vùng lõm sóng trên địa bàn tỉnh, bảo đảm tốc độ mạng viễn thông di động đạt tối thiểu 40 Mbps. Tăng cường độ phủ sóng mạng băng rộng cáp quang, mạng di động 3G, 4G tại các khu vực dân sinh trên địa bàn; tăng nhanh tỷ lệ người dùng Internet, đặc biệt ở khu vực nông thôn; nâng cao dung lượng kết nối và chất lượng dịch vụ mạng, phủ sóng chất lượng ở các vùng lõm về kết nối mạng băng thông rộng. Tiếp tục mở rộng triển khai thí điểm các điểm phát sóng 5G trên địa bàn tỉnh. Nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và mở rộng kết nối, giám sát, kiểm soát truy cập tập trung của Mạng truyền số liệu chuyên dùng, bảo đảm ổn định, thông suốt, kết nối bốn cấp hành chính từ Trung ương đến cấp xã để phục vụ chính phủ số, chính quyền số.
b) Tiếp tục triển khai phổ cập thiết bị di động, điện thoại thông minh trên địa bàn tỉnh. Trước tiên, triển khai phố cập đến mỗi hộ gia đình có một thiết bị thông minh, phấn đấu mỗi người dân trưởng thành có một điện thoại thông minh. Phối hợp với Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, kết hợp các nguồn lực khác của địa phương, doanh nghiệp viễn thông và huy động các nguồn lực xã hội hoá để triển khai hổ trợ đối với các gia đình thuộc đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo.
c) Triển khai dịch chuyển hạ tầng dữ liệu lên nền tảng điện toán đám mây, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc rà soát, đánh giá, bảo đảm trung tâm dữ liệu và nền tảng, dịch vụ điện toán đám mây phục vụ chính phủ số, chính quyền số tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu bảo đảm an toàn, an ninh mạng; ưu tiên hình thức thuê dịch vụ chuyên nghiệp.
d) Nâng cao tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng chữ ký số cá nhân. Triển khai sử dụng chữ ký số cá nhân đến người dân (ưu tiên ký số từ xa theo Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 08/4/2022 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2022) để cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đảm bảo giá trị pháp lý của các văn bản điện tử như: hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục điện tử, bệnh án điện tử, đơn thuốc điện tử,… ; tích hợp chữ ký số vào các Cổng dịch vụ công của cơ quan nhà nước để người dân, doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng.
4. Dữ liệu số
a) Phối hợp với các bộ, ngành trong triển khai xây dựng các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, tránh trùng lặp trên quy mô quốc gia. Đánh giá hiệu quả, đề xuất triển khai xây dựng, đưa vào khai thác các CSDL dùng chung, cổng dữ liệu mở của tỉnh. Triển khai cung cấp dữ liệu mở phục vụ cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo dựa trên dữ liệu theo các nội dung tại Quyết định số 1481/QĐ-UBND ngày 02/8/2023 của UBND tỉnh ban hành danh mục CSDL dùng chung, dữ liệu mở tỉnh Lâm Đồng nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 17/QĐ-UBQGCĐS ngày 04/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ, thúc đẩy kết nối, chia sẻ dữ liệu, cung cấp dữ liệu mở.
b) Tiếp tục lập Kho dữ liệu điện tử trực tuyến của người dân, tổ chức trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền, tập huấn CBCCVC thực hiện tiếp nhận, xử lý, giải quyết TTHC không yêu cầu người dân cung cấp lại thông tin đã có trong Kho dữ liệu điện tử trực tuyến của người dân, tổ chức. Kết quả giải quyết TTHC có ký số hợp lệ được chấp nhận như giấy tờ chính thức theo quy định của pháp luật.
c) Tiếp tục triển khai kết nối CSDL quốc gia về dân cư, các sở, ngành, địa phương tiếp tục phối hợp với Công an tỉnh trong việc triển khai Đề án 06/CP; thường xuyên tích hợp vào CSDL quốc gia về dân cư các thông tin y tế, bảo hiểm xã hội, tố giác tội phạm, … phục vụ phát triển, hoàn thiện và triển hiệu quả ứng dụng di động công dân số từ VNEID.
d) Tổ chức quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ; đồng thời tiếp tục phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh, kết nối các CSDL quốc gia, CSDL của các ngành, địa phương nhằm kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu để người dân, doanh nghiệp cùng khai thác, sử dụng.
5. Nền tảng số
a) Triển khai sử dụng thử nghiệm Nền tảng trợ lý ảo thuộc 3 nhóm: hỗ trợ công chức, viên chức; hỗ trợ rà soát văn bản quy phạm pháp luật và phục vụ người dân do Bộ Thông tin và Truyền thông thiết lập.
b) Tổng hợp, phân tích, đề xuất triển khai sử dụng các nền tảng số của địa phương và xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để phát triển và thúc đẩy sử dụng các nền tảng số ở địa phương. Đẩy mạnh sử dụng các Nền tảng số quốc gia để chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trong địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai các nền tảng số quốc gia theo lộ trình quy định.
c) Triển khai thử nghiệm tiến tới hình thành nền tảng quản trị tổng thể cấp tỉnh cho phép người sử dụng (toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã) đăng nhập một lần, trải nghiệm xuyên suốt, đồng bộ các chức năng về thư điện tử, văn bản điện tử, lịch làm việc, họp trực tuyến, đôn đốc, nhắc việc, chia sẻ tệp tin và các chức năng khác hỗ trợ công vụ. Nền tảng có khả năng thấu hiểu hành vi của từng người sử dụng, qua đó, hỗ trợ người sử dụng nâng cao hiệu suất, chất lượng giải quyết công việc.
d) Triển khai ứng dụng hiệu quả Nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp nhằm lưu trữ tập trung, tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu về phát triển kinh tế - xã hội từ các nguồn khác nhau, từ đó tạo ra thông tin mới, dịch vụ dữ liệu mới phục vụ chính quyền số, hướng tới việc hình thành kho dữ liệu dùng chung. Xác định rõ các bài toán kinh tế - xã hội thực tiễn của tỉnh cần giải quyết thông qua tổng hợp, phân tích dữ liệu. Trên cơ sở đó, nghiên cứu và nhận diện các nguồn dữ liệu quan trọng mà tỉnh có thể thu thập, bao gồm dữ liệu nội bộ và dữ liệu từ bên ngoài; xác định các nguồn dữ liệu còn chưa được tổ chức, lưu trữ để từng bước tạo tập, quản lý và hình thành nguồn dữ liệu mới.
6. Nhân lực số
a) Triển khai Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” phê duyệt tại Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 26/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Chú trọng tập trung bố trí bộ phận hoặc đầu mối thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị. Tăng cường thực hiện chuyển đổi số thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp xã, bố trí cán bộ, công chức tham gia mạng lưới chuyển đổi số.
b) Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 5961/KH-UBND ngày 10/8/2022 của UBND tỉnh thực hiện đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
c) Tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai đào tạo nhân lực số trong cơ sở giáo dục đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
d) Xây dựng, phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cho công chức, viên chức, người lao động thông qua Nền tảng học trực tuyến mở đại trà do Bộ Thông tin và Truyền thông thiết lập.
đ) Tiếp tục thiết lập, triển khai hiệu quả hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng. Tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn người dân các kỹ năng số cơ bản, thiết yếu gồm: sử dụng dịch vụ công trực tuyến; mua sắm trực tuyến; thanh toán trực tuyến; tự bảo vệ mình trên không gian mạng. Hướng dẫn người dân trang bị thêm kỹ năng số cơ bản khác như sử dụng nền tảng số đặc thù của địa phương; một số lĩnh vực có thể xem xét tập trung như: nông nghiệp, du lịch, dệt may, logistics, y tế, giáo dục. Triển khai đào tạo kỹ năng số cho người dân và Tổ công nghệ số cộng đồng trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà của Bộ Thông tin và Truyền thông để người dân có thể truy cập và sử dụng được ngay trên môi trường số.
7. An toàn thông tin mạng
a) Tiếp tục thực hiện hoàn thành việc phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ theo Thông tư 12/2022/TT-BTTTT. Sử dụng Nền tảng hỗ trợ quản lý bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ tại địa chỉ https://capdo.ais.gov.vn và các nền tảng khác để đẩy nhanh quá trình xây dựng, phê duyệt hồ sơ cấp độ và triển khai phương án bảo vệ an toàn thông tin theo cấp độ. Phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ đối với 100% hệ thống thông tin của tỉnh trước 30/6/2024. Thực hiện các mục tiêu: 100% hệ thống thông tin được triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo Hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt; 100% các trang, cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước được đánh giá và gán nhãn tín nhiệm mạng. Kiểm tra đánh giá định kỳ an toàn thông tin cho hệ thống thông tin theo quy định (tối thiểu 1 lần/2 năm cho hệ thống cấp độ 1, 2; tối thiểu 1 lần/1 năm cho hệ thống cấp độ 3, 4). Tổ chức diễn tập thực chiến đảm bảo an toàn thông tin, ưu tiên hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên.
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về các nguy cơ mất an toàn thông tin, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công cuộc chuyển đổi số.
c) Duy trì hoạt động ổn định Trung tâm dữ liệu của tỉnh đảm bảo sẵn sàng theo dõi và hoạt động 24/7. Thường xuyên sao lưu, dự phòng đảm bảo an toàn, khả năng phục hồi cho các hệ thống thông tin trọng yếu dùng chung đảm bảo an toàn dữ liệu. Giám sát, đánh giá, bảo vệ, ứng cứu các hệ thống thông tin của tỉnh theo mô hình 4 lớp, tăng cường khả năng thích ứng chủ động, linh hoạt và giảm thiểu các nguy cơ, đe dọa mất an toàn thông tin trên môi trường mạng, sẵn sàng các giải pháp phòng ngừa và ứng phó khi có sự cố xảy ra trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục kết nối Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) với Trung tâm giám sát an toàn, an ninh mạng quốc gia, làm cơ sở cho hoạt động đảm bảo an toàn thông tin trong triển khai chính quyền điện tử.
d) Tiếp tục cử nhân sự chuyên trách hoặc phụ trách về an toàn thông tin và CNTT tại các đơn vị tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức. Rà soát, bổ sung nhân lực an toàn thông tin, bảo đảm có tối thiểu 05 chuyên gia về an toàn thông tin, ứng cứu sự cố trong đội ứng cứu sự cố máy tính của tỉnh.
đ) Giám sát, phát hiện và công bố hành vi vi phạm quy định pháp luật của Việt Nam trên các nền tảng số thuộc phạm vi quản lý; giám sát, phát hiện và xử lý hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý tin giả, thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng thuộc phạm vi quản lý.
8. Chính quyền số
a) Nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch số 1995/KH-UBND ngày 20/3/2023 của UBND tỉnh về khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Triển khai các hệ thống thông tin giải quyết TTHC bảo đảm kỹ thuật, kết nối với hệ thống giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông (EMC).
b) Triển khai ứng dụng Công dân số Lâm Đồng trên cơ sở hợp nhất kết nối giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp để mang lại trải nghiệm thuận tiện, nhất quán và xuyên suốt cho người dân, doanh nghiệp khi giao tiếp với chính quyền.
c) Duy trì ổn định kết nối các cơ quan Đảng, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã kết nối mạng LAN và Internet tốc độ cao, mạng truyền số liệu chuyên dùng dành riêng cho các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục duy trì hoạt động của Cổng/Trang thông tin điện tử trong cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh, huyện, xã tuân thủ theo quy định. Đảm bảo hoạt động của Hệ thống thư điện tử công vụ. Tăng cường việc sử dụng chữ ký số trong cán bộ, công chức các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã.
d) Tiếp tục duy trì, vận hành ổn định và hiệu quả hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của tỉnh phục tốt cho việc gửi nhận, theo dõi xử lý văn bản. Duy trì kết nối trục liên thông văn bản của tỉnh kết nối liên thông các sở, ban ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã thông suốt với Văn phòng Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và các địa phương ngoài tỉnh thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia.
đ) Tiếp tục thực hiện đo lường, đánh giá, công bố xếp hạng mức độ chuyển đổi số đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
9. Kinh tế số
a) Tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Tổng hợp, điều phối, tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghệ số tại địa phương; chú trọng vào các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số, các doanh nghiệp tư vấn ứng dụng công nghệ số để giải quyết các bài toán, vấn đề đã tồn tại dai dẳng, mang tính đặc thù gắn với tình hình thực tế tại tỉnh.
b) Thực hiện việc tính toán, đo lường tỷ trọng kinh tế số/GRDP của tỉnh, từ đó đề xuất các nội dung, giải pháp phù hợp để tập trung phát triển kinh tế số của tỉnh phù hợp với đặc thù địa phương.
c) Tập trung phát triển kinh tế số trên các ngành, lĩnh vực mà tỉnh Lâm Đồng có tiềm năng, lợi thế để phát triển, bao gồm: nông nghiệp, du lịch và logistics.
d) Thúc đẩy tuyên truyền, phổ biến để các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh biết để sử dụng các nền tảng số chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên Cổng Thông tin điện tử https://smedx.vn . Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng cụ miễn phí, hỗ trợ doanh nghiệp tự đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp tại địa chỉ https://dbi.gov.vn.
đ) Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 1392/KH-UBND ngày 09/3/2021 của UBND tỉnh về phát triển thương mại điện tử tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025. Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh có tính cạnh tranh và phát triển bền vững, trong đó hỗ trợ ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng. Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ngành nghề truyền thống, doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi sang cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số, sản xuất thông minh. Tăng cường xây dựng các hệ thống hạ tầng và dịch vụ nhằm hỗ trợ phát triển thương mại điện tử.
10. Xã hội số
a) Kiểm tra, xác nhận kích hoạt đầy đủ 1.166.762 hồ sơ đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử, nâng cao tỷ lệ người dân có tài khoản định danh điện tử. Tuyên truyền, thúc đẩy người dân thiết lập tài khoản VNeID, đặc biệt là định danh mức độ 2. Hướng đến mục tiêu mỗi người dân có một danh tính số. Triển khai xác thực điện tử bằng tài khoản VneID để người dân đăng nhập, sử dụng dịch vụ số.
b) Các cơ quan có liên quan phối hợp với các ngân hàng, tổ chức tín dụng tiếp tục làm thẻ, ví điện tử cho người dân. Các doanh nghiệp viễn thông triển khai phổ biến, tuyên truyền đến người dân dịch vụ Mobile Money, phát triển điểm kinh doanh và đơn vị chấp nhận thanh toán để người dân có thể nạp, rút, chuyển tiền và thanh toán bằng tài khoản Mobile Money mà không cần có tài khoản ngân hàng. Triển khai các sáng kiến thúc đẩy thanh toán số không dùng tiền mặt như: làng số, xã số, khu phố không dùng tiền mặt, từ đó nhân rộng, lan tỏa kinh nghiệm đến các địa phương khác cùng triển khai.
c) Tổ công nghệ số cộng đồng tích cực triển khai đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người truy cập, sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng VneID để nộp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh.
d) Tích hợp tính năng ký số vào Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh; khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng chữ ký số để ký hợp đồng lao động. Ban hành chính sách khuyến khích sử dụng chữ ký số. Phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chữ ký số miễn phí cho người dân.
đ) Triển khai phổ cập kỹ năng, kiến thức cho người dân được bảo đảm an toàn thông tin mạng ở mức cơ bản thông qua các nền tảng, công cụ được cung cấp tại Cổng không gian mạng quốc gia tại địa chỉ https://khonggianmang.vn.
e) Phát triển trường học số, ứng dụng công nghệ số hiệu quả trong công tác quản lý, quản trị nhà trường, trong công tác giảng dạy và học tập, tập trung thực hiện kế hoạch 4858/KH-UBND ngày 04/7/2022 về thực hiện Đề án tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
g) Chú trọng phát triển các nền tảng số phục vụ công tác quản lý hành chính tại bệnh viện; hỗ trợ công tác khám, chữa bệnh tại chỗ và từ xa; phát triển, sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử, tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt.
h) Tuyên truyền, phổ biến cho người dân tại các làng, xã, tổ dân phố tự chủ động triển khai làng số góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân địa phương thông qua việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ, tiện ích đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống thường ngày của người dân, đặc biệt là giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, giải quyết vấn đề việc làm, giải quyết vấn đề sản xuất và tiêu thụ nông sản địa phương.
i) Triển khai thí điểm thiết lập không gian trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số phục vụ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể dễ dàng tiếp cận, trải nghiệm thực tế; kết hợp tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cho các đối tượng liên quan thông qua sử dụng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, ưu tiên huy động nguồn lực xã hội hoá cùng tham gia, lưu ý bảo đảm thiết thực, hiệu quả, bền vững.
IV. GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp
a) Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ chuyển đổi số; nâng cao nhận thức của CBCCVC trong việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số vào công tác quản lý.
b) Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về chính quyền số, trong đó chú trọng tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các hội thi trực tuyến trong đó nội dung sử dụng các ứng dụng CNTT như Cổng dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến,... Tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các nền tảng, dịch vụ của chính quyền số cung cấp bằng các phương pháp trực quan, sinh động, gần gũi, dễ hiểu, dễ làm.
c) Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; phát huy vai trò của các nền tảng mạng xã hội (Zalo OA, facebook...) là kênh tương tác giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp; tuyên truyền qua hệ thống Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số và các hoạt động chuyển đổi số; tuyên truyền qua các hội thi, hội diễn....
2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp
a) Tiếp tục thực hiện các thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp CNTT, doanh nghiệp số triển khai hạ tầng, dịch vụ phục vụ nhu cầu chuyển đổi số tại tỉnh.
b) Tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ công thông qua hệ thống bưu chính công ích; tăng cường tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.
c) Tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn và kết nối với các nền tảng thương mại điện tử lớn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số và tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các ứng dụng xây dựng chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh.
3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ ứng dụng hiệu quả các công nghệ
a) Triển khai các hoạt động nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ số như: Điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain) và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR) vào triển khai chính quyền số.
b) Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng trong công tác nghiên cứu, tổ chức hội thảo, hội nghị nhằm giới thiệu những thành tựu CNTT và khả năng ứng dụng vào hoạt động của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và phục vụ người dân.
4. Phát triển nguồn nhân lực CNTT
a) Quan tâm và tăng cường thực hiện nhiệm vụ về chuyển đổi số thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị. Bố trí cán bộ, công chức tham gia Mạng lưới chuyển đổi số. Tiếp tục duy trì hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng để hỗ trợ triển khai chính phủ số, kinh tế số và xã hội số tại các xã, phường, thị trấn. Nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho người dân thông qua hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng.
b) Tổ chức các khóa bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương về chuyển đổi số, bồi dưỡng chuyên sâu về công nghệ mới, kiến thức chuyển đổi số, phương thức xây dựng các hệ thống thông tin trong chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin mạng trong cơ quan nhà nước.
c) Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu để ra quyết định và hoạch định chính sách; huy động nguồn lực xã hội cùng tham gia bồi dưỡng, tập huấn cho mạng lưới công nghệ số cộng đồng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sử dụng các nền tảng số và khi tham gia các hoạt động trên môi trường số.
d) Tiếp tục cử cán bộ, công chức tham gia chương trình đào tạo, tập huấn đội ngũ chuyên gia về chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
đ) Đào tạo, tập huấn, phổ cập các kiến thức về CNTT, chuyển đổi số cho công chức, viên chức cấp xã.
e) Tổ chức diễn tập, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin mạng với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế cho cán bộ chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin của các cơ quan, đơn vị.
g) Tăng cường phối hợp với các trường cao đẳng, đại học cùng các công ty, doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao sẵn sàng tham gia vào quá trình chuyển đổi số của tỉnh.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế
a) Tổ chức tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm với các tỉnh, các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế có mô hình chuyển đổi số mạnh mẽ, toàn diện, thành công.
b) Chủ động liên kết với các viện, trường, trung tâm nghiên cứu và các đối tác áp dụng công nghệ số. Tiến tới làm chủ các công nghệ số tiên tiến trong xây dựng các sản phẩm, dịch vụ quan trọng phục vụ chuyển đổi số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và các xu hướng chuyển đổi số trong giao thông, đô thị, nông nghiệp, tài chính, thương mại, y tế, giáo dục, … Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển các nền tảng, các sản phẩm nội dung số thương hiệu Việt.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
a) Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách Nhà nước theo phân cấp ngân sách; nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
b) Các sở, ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao ưu tiên nguồn lực để thực hiện các hoạt động chuyển đổi số, bao gồm sử dụng nguồn lực lồng ghép trong các chương trình, dự án khác.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho CBCCVC; xây dựng cơ chế, chính sách, môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận cao trong xã hội về triển khai chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
b) Thẩm định các chương trình, dự án theo thẩm quyền. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị đánh giá, xếp hạng về chỉ số chuyển đổi số (DTI) của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
c) Chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông - CNTT trên địa bàn tỉnh:
- Chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ về phát triển hạ tầng số, kinh tế số, xã hội số của Kế hoạch này.
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, chủ động thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, phát triển hạ tầng số, nền tảng số, làm chủ công nghệ lõi, đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
- Triển khai thí điểm các giải pháp, công nghệ mới, mô hình mới ứng dụng cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
2. Văn phòng UBND tỉnh
a) Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi tiến độ giải quyết TTHC của các sở, ngành, địa phương. Kịp thời tham mưu các nội dung liên quan đến cải cách TTHC.
b) Tiếp tục triển khai số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử; triển khai các nhiệm vụ đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ công tác báo cáo, chỉ đạo, điều hành của tỉnh.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan rà soát, nâng cao hiệu quả hoạt động Hệ thống giải quyết TTHC, Hệ thống thông tin báo cáo, Trung tâm giám sát, điều hành tỉnh Lâm Đồng.
3. Công an tỉnh
a) Tiếp tục tham mưu Ban chỉ đạo Đề án 06 tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06; thường xuyên thực hiện công tác làm sạch dữ liệu dân cư và hỗ trợ làm sạch dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu UBND tỉnh triển khai hiệu quả các mô hình điểm được phát triển từ CSDLQG về dân cư, CCCD, định danh điện tử và hướng dẫn, tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí vốn đầu tư công thực hiện các dự án, nhiệm vụ thuộc Kế hoạch; tham mưu các chính sách huy động nguồn vốn trong và ngoài nước; khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư chuyển đổi số.
b) Phối hợp với sở ngành, địa phương hướng dẫn, đôn đốc, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện chuyển đổi số.
5. Sở Tài chính: Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, trên cơ sở dự toán kinh phí do Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp và thẩm định nội dung nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị có liên quan; tổ chức thẩm định, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn có liên quan; kiểm tra việc sử dụng kinh phí theo quy định hiện hành.
6. Sở Khoa học và Công nghệ: Triển khai thực hiện các hạng mục, chương trình, dự án từ nguồn ngân sách đã bố trí; tăng cường công tác bảo vệ sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực chuyển đổi số.
7. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông phát triển nhân lực số, thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung tại lĩnh vực xây dựng và phát triển chính quyền số trong kế hoạch cải cách hành chính và Bộ chỉ số cải cách hành chính các cấp. Kịp thời tổng hợp, biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tổ chức có thành tích trong công tác chuyển đổi số. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 26/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
8. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thúc đẩy thương mại điện tử, phát triển thương mại số, chuyển đổi số, đặc biệt là thương mại điện tử vùng nông thôn, đưa các sản phẩm nông nghiệp lên giao dịch trên các sàn thương mại điện tử.
9. Thanh Tra tỉnh: Chủ trì, triển khai kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; báo cáo kết quả, tỷ lệ hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý về Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 30/11 hằng năm để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
10. Các sở, ban, ngành, địa phương: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch này. Rà soát, đăng ký chỉ tiêu đồng thời tham mưu chính sách thu hút nhân lực nhằm kiện toàn bộ máy chuyên trách về chuyển đổi số tại đơn vị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Xây dựng các nhiệm vụ, dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này về Sở Thông tin và Truyền thông theo định kỳ 6 tháng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
11. Các cơ quan báo, đài trên địa bàn tỉnh: Tăng cường truyền thông nhằm tạo sự đồng thuận giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân trong thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
VII. DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN
Phụ lục II đính kèm.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu có vướng mắc phát sinh các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời có văn bản gửi Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, KINH PHÍ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 1265/KH-UBND ngày 21/02/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
ĐVT: Triệu đồng
TT | Tên nhiệm vụ, dự án | Chủ trì | Tổng mức đầu tư | Thực hiện năm 2023 | Nguồn vốn | Ghi chú |
A | XÂY DỰNG CƠ BẢN |
| 27,000 | 15,000 |
|
|
1 | Đầu tư CNTT phục vụ triển khai chương trình chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Bảo Lộc (giai đoạn 1) | Bảo Lộc | 27,000 | 15,000 | Ngân sách thành phố |
|
B | SỰ NGHIỆP |
| 87,872 | 63,202 |
|
|
1 | Duy trì nền tảng chia sẻ, kết nối dữ liệu tỉnh Lâm Đồng (LGSP) | Sở TTTT | 690 | 689 | Ngân sách tỉnh |
|
2 | Duy trì hoạt động hệ thống phòng, chống virus | 800 | 787 |
| ||
3 | Thuê đường truyền mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng | 1,130 | 908 |
| ||
4 | Trang bị thiết bị tường lửa hệ thống lõi mạng Trung tâm hành chính tỉnh | 4,680 | 4,651 |
| ||
5 | Nâng cấp phần cứng (cho máy chủ) hệ thống dùng chung của tỉnh (hệ thống quản lý điều hành văn bản điện tử, trục liên thông…) | 300 | 299 |
| ||
6 | Đào tạo nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng, | 200 | 193 |
| ||
7 | Diễn tập thực chiến An toàn thông tin trên địa bàn tỉnh | 200 | 182 |
| ||
8 | Thuê đường truyền | Trung tâm THDL&CĐS | 382 | 371 | Ngân sách tỉnh |
|
9 | Duy trì Mạng Campus trung tâm hành chính tỉnh (kể cả thiết bị dự phòng) | 1,350 | 1,298 |
| ||
10 | Nâng cấp phần mềm hệ thống CSDL về khoa học và công nghệ | Sở KH&CN | 100 | 100 | Ngân sách tỉnh |
|
11 | Duy trì hệ thống quản lý đường bộ | Sở GTVT | 120 | 120 | Ngân sách tỉnh |
|
12 | Duy trì hệ thống một cửa và dịch vụ công trực tuyến của tỉnh (bao gồm kho lưu trữ dữ liệu số công dân) | VP UBND tỉnh | 4,000 | 3,996 | Ngân sách tỉnh |
|
13 | Duy trì hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh | 1,850 | 1,800 |
| ||
14 | Triển khai Ki ốt thông minh tại Trung tâm Phục vụ hành chính công. | 900 | 843 |
| ||
15 | Cung cấp và lắp đặt bổ sung thiết bị cho phòng PA05 | Công an tỉnh | 2,000 | 2,000 | Ngân sách tỉnh |
|
16 | Mua sắm thiết bị phục vụ triển khai 02 phần mềm nghiệp vụ cơ bản cảnh sát và điều tra hình sự | 9,344 | 8,569 |
| ||
17 | Thuê duy trì hệ thống phần mềm Trung tâm điều hành thông minh (IOC) | Đà Lạt | 2,553 | 1,813 | Ngân sách thành phố |
|
18 | Thuê duy trì hệ thống hạ tầng phần cứng Trung tâm IOC | 523 | 522 |
| ||
19 | Phần mềm quản lý tuyển quân | 1,700 | 1,588 |
| ||
20 | Tuyên truyền quảng bá triển khai Đề án thành phố thông minh | 800 | 800 |
| ||
21 | Thuê hệ thống quản lý văn bản chỉ đạo điều hành | 461 | 435 |
| ||
22 | Hộ kinh doanh cá thể | Lạc Dương | 150 | 150 | Ngân sách huyện |
|
23 | Nâng cấp, duy trì hoạt động phần mềm Quản lý văn bản điều hành | 200 | 200 |
| ||
24 | Trung tâm Giám sát và Điều hành thông minh | 4,925 | 2,339 |
| ||
25 | Phần mềm an toàn và bảo mật ứng dụng CNTT | 200 | 200 |
| ||
26 | Xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh (IOC) | Đức Trọng | 2,539 | 1,761 | Ngân sách huyện |
|
27 | Nâng cấp và duy trì hoạt động phần mềm Quản lý văn bản điều hành (iOffice) | 1,328 | 450 |
| ||
28 | Hệ thống quản lý và điều hành văn bản Ioffice | Đơn Dương | 300 | 298 | Ngân sách huyện |
|
29 | Trung tâm giám sát, điều hành thông minh IOC | 6,058 | 1,722 |
| ||
30 | Hệ thống Camera tầm cao | 3,000 | 2,916 |
| ||
31 | Bồi dưỡng, tập huấn chuyển đổi số | 115 | 115 |
| ||
32 | Xây dựng và vận hành Trung tâm giám sát điều hành thông minh (Trung tâm IOC) | Lâm Hà | 6,600 | 1,840 | Ngân sách huyện |
|
33 | Sửa chữa Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả huyện | 1,637 | 1,420 |
| ||
34 | Lắp đặt bổ sung Camera giám sát tầm cao trên địa bàn huyện | 565 | 509 |
| ||
35 | Số hóa dữ liệu Tư Pháp - Hộ tịch | Đam Rông | 260 | 183 | Ngân sách huyện |
|
36 | Hệ thống camera giám sát tầm cao | 5,593 | 5,236 |
| ||
37 | Nâng cấp, duy trì hoạt động phần mềm Quản lý văn bản điều hành | 145 | 115 |
| ||
38 | Nâng cấp hệ thống mạng LAN cho UBND xã | 400 | 399 |
| ||
39 | Xây dựng Trung tâm giám sát điều hành thông minh và thuê dịch vụ Trung tâm giám sát điều hành thông minh | 2,000 | 1,960 |
| ||
40 | Duy trì hoạt động Trung tâm điều hành thông minh (IOC) huyện Di Linh | Di Linh | 500 | 492 | Ngân sách huyện |
|
Thuê phần cứng, phần mềm Trung tâm IOC huyện Di Linh |
| |||||
Thuê duy trì hệ thống phần mềm ứng dụng Di Linh trực tuyến |
| |||||
41 | Kinh phí nâng cấp, gia hạn các phần mềm | 1,646 | 1,504 |
| ||
42 | Cập nhật hàng năm phần mềm bảo mật cho thiết bị tường lửa, bảo trì máy chủ và Phần mềm diệt virus đảm bảo an toàn thông tin | Bảo Lộc | 200 | 200 | Ngân sách thà̀nh phố |
|
43 | Duy trì phần mềm văn phòng điện tử Iofice (VNPT) | 197 | 197 |
| ||
44 | Thuê hệ thống phần mềm Trung tâm điều hành thông minh (IOC) | Bảo Lâm | 8,500 | 2,619 | Ngân sách huyện |
|
45 | Thuê hệ thống phần mềm Quản lý Điều hành VNPT-iOffice | 227 | 224 |
| ||
46 | Đầu tư hệ thống quản lý văn bản và điều hành eGov | Đạ Huoai | 600 | 600 | Ngân sách huyện |
|
47 | Cập nhật hàng năm phần mềm bảo mật cho thiết bị tường lửa, bảo trì máy chủ và Phần mềm diệt virus đảm bảo an toàn thông tin | 190 | 190 |
| ||
48 | Duy trì hoạt động Trung tâm điều hành thông minh (IOC) huyện Đạ Tẻh | Đạ Tẻh | 4,400 | 2,500 | Ngân sách huyện |
|
49 | Nâng cấp hệ thống quản lý văn bản và điều hành | 241 | 226 |
| ||
50 | Phần mềm quản lý và điều hành Văn bản trên môi trường mạng Ioffice | Cát Tiên | 173 | 173 | Ngân sách huyện |
|
51 | Hệ thống Camera tầm cao | 900 | 500 |
| ||
TỔNG CỘNG | 114,872 | 78,202 |
|
|
PHỤ LỤC II
DỰ KIẾN DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 1265/KH-UBND ngày 21/02/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
TT | Tên nhiệm vụ, dự án | Chủ trì |
1 | Phát triển, hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo bảo đảm 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội, báo cáo ngành, lĩnh vực từ cấp xã đến cấp tỉnh phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của tỉnh được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên hệ thống dùng chung khối Đảng - chính quyền - tổ chức đoàn thể | Văn phòng UBND tỉnh |
| Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh | |
2 | Hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC (nâng cấp đường truyền, bổ sung các thiết bị ngoại vi, thiết bị quét mã vạch tích hợp với hệ thống phần mềm một cửa điện tử...; thí điểm công nghệ trí tuệ nhân tạo để xây dựng, triển khai ứng dụng Trợ lý ảo hỗ trợ công dân, doanh nghiệp khi tham gia đăng ký thực hiện các dịch vụ công trực tuyến). | |
Hiện đại hóa trang thiết bị một cửa phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC | ||
3 | Nâng cấp Cổng dịch vụ công, bảo đảm duy trì Một cửa điện tử với các hệ thống giải quyết TTHC của các Bộ, ban, ngành Trung ương, bảo đảm 100% TTHC đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động | |
Hệ thống thông tin giải quyết TTHC | ||
4 | Cải cách, đơn giản hóa, nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong công tác phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, giảm gánh nặng hành chính cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện chế độ báo cáo, xây dựng bộ chỉ số phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; ứng dụng các công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hỗ trợ UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định dựa trên dữ liệu số được kết nối, chia sẻ, trao đổi theo thời gian thực. | |
| Xây dựng Trung tâm thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh | |
| Mua sắm phần mềm quản lý CSDL, theo dõi đôn đốc, kiểm tra các nhiệm vụ do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao | |
5 | Duy trì hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng | Sở Thông tin và Truyền thông |
6 | Xây dựng, triển khai Kho dữ liệu tập trung dùng chung cấp tỉnh đảm bảo cho phép thu thập, tổng hợp, chuẩn hóa, làm sạch và phân tích, xử lý dữ liệu từ các nguồn dữ liệu của tỉnh và ngoài tỉnh | |
6.1 | Nâng cấp, duy trì hệ thống dùng chung của tỉnh (phần mềm quản lý điều hành văn bản điện tử, trục liên thông…) | |
6.2 | Xây dựng kho dữ liệu dùng chung tỉnh Lâm Đồng | |
7 | Xây dựng Cổng dữ liệu mở, tạo lập và cung cấp/công bố dữ liệu mở của tỉnh qua Cổng dữ liệu mở để các cơ quan nhà nước, công dân, doanh nghiệp có thể truy cập, khai thác, sử dụng khi cần thiết theo quyền hạn (ưu tiên CSDL đất đai; CSDL quản lý cán bộ, công chức; CSDL quản lý các sáng kiến, đề tài, nhiệm vụ khoa học; CSDL doanh nghiệp, doanh nghiệp khoa học công nghệ; CSDL chuyên gia, các nhà khoa học, tài nguyên môi trường, nhà ở, xây dựng, nguồn nước…); định hướng cung cấp cho người dân và doanh nghiệp kịp thời theo phương thức một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số trong nền kinh tế; có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu đến Cổng dữ liệu mở quốc gia | |
Xây dựng cổng dữ liệu mở tỉnh Lâm Đồng | ||
8 | Phát triển, nâng cấp nền tảng tích hợp, chia sẻ cấp tỉnh bảo đảm kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. | |
Duy trì nền tảng chia sẻ, kết nối dữ liệu tỉnh Lâm Đồng (LGSP) | ||
9 | Tổ chức kiểm tra, đánh giá và xác định cấp độ an toàn thông tin và xây dựng bổ sung và thẩm định, phê duyệt hồ sơ cấp độ an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin quan trọng của tỉnh đảm bảo định kỳ theo quy định. | |
10 | Xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyển đổi số cho người đứng đầu; lãnh đạo chuyên trách về CNTT (CIO); cán bộ chuyên trách CNTT (IT) tại các cơ quan nhà nước và đội ngũ làm công tác truyền thông; đào tạo chuyên sâu theo từng lĩnh vực quản trị cho cán bộ vận hành hệ thống | |
11 | Đào tạo nâng cao nhận thực, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng, diễn tập thực chiến cho đội ngũ kỹ thuật CNTT trên địa bàn tỉnh | |
12 | Tổ chức tuyên truyền về chuyển đổi số, ứng dụng số, kỹ năng số cho người dân trên các nền tảng truyền thông của tỉnh | |
13 | Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 | |
14 | Phát triển, nâng cấp hạ tầng mạng diện rộng (WAN), mạng Internet của các cơ quan nhà nước, bảo đảm vận hành ổn định, hiệu quả, có tính dự phòng và sẵn sàng cao không bị gián đoạn kết nối và được kiểm soát đến từng nút mạng. | |
| Phần mềm rà quét phát hiện các lỗ hổng bảo mật phần mềm, bản vá bị thiếu, phần mềm độc hại và cấu hình sai trên nhiều nền tảng (Windows, Linux, MacOS), thiết bị, ứng dụng và dịch vụ mạng | |
15 | Tiếp tục chuyển đổi IPv6 trong cơ quan nhà nước tỉnh Lâm Đông; tập trung chuyển đổi mạng lõi của Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và hệ thống Chính quyền điện tử. | |
16 | Xây dựng và áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng, cung cấp các dịch vụ số nhằm thúc đẩy phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số | |
17 | Xây dựng nền tảng số dùng chung (App công dân số Lâm Đồng) | |
18 | Hệ thống xác thực tập trung SSO của Sở Thông tin và Truyền thông Lâm Đồng | |
19 | Phát triển nền tảng thanh toán trực tuyến theo hướng mở rộng các đối tác, đa dạng hình thức thanh toán và triển khai nhân rộng cho các dịch vụ sự nghiệp công (học phí, viện phí, phí rác thải...) và các giao dịch dân sự (thương mại điện tử, đấu giá tài sản...) | Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Lâm Đồng |
20 | Phát triển, bổ sung hệ thống quản lý văn bản điều hành và tác nghiệp của các cơ quan khối đảng, chính quyền đảm bảo chuẩn hóa, điện tử hóa các quy trình xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, biểu mẫu, hồ sơ công việc, chế độ báo cáo giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ văn thư, lưu trữ điện tử tại các cơ quan nhà nước của tỉnh theo các quy định mới được ban hành, theo chu kỳ công nghệ. | Sở Nội vụ |
| Đầu tư xây dựng hoặc thuê phần mềm quản trị CBCCVC tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2024-2028 |
|
21 | Xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý cấp tỉnh; Xây dựng CSDL chuyên ngành trên nền không gian địa lý của tỉnh, ưu tiên các ngành trọng tâm ưu tiên chuyển đổi số hoàn thành trước năm 2025 (Y tế, Giáo dục, Du lịch, Đất đai, Giao thông, Công Thương, Tài chính, Tài nguyên môi trường, Xúc tiến đầu tư, Xây dựng…). |
|
Cổng thông tin và ứng dụng công bố thông tin quy hoạch | Sở Xây dựng | |
22 | Phát triển, triển khai nền tảng định danh cá nhân và xác thực điện tử của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cho phép xác thực truy cập và cấp quyền tập trung khi tham gia sử dụng các sản phẩm số, dịch vụ số của tỉnh; bảo đảm mỗi người dân có một danh tính số trên môi trường mạng. | Công an tỉnh |
23 | Xây dựng, triển khai các hệ thống (phần mềm, phần cứng…) phục vụ công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, phát hiện vi phạm pháp luật trên không gian mạng để kịp thời xử lý | |
24 | Chuyển đổi số hoạt động xúc tiến đầu tư. hỗ trợ đầu tư giúp cho nhà đầu tư, doanh nghiệp (tìm hiểu thông tin, tiến hành các quy trình, triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư...) được thực hiện trên nền tảng số. | Sở Kế hoạch và Đầu tư |
25 | Duy trì, vận hành và nâng cấp, bổ sung tính năng hoạt động cho Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Lâm Đồng hoạt động tốt, ổn định đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, người tiêu dùng. Phấn đấu giao dịch thương mại điện tử của tỉnh đạt 350-400 doanh nghiệp tham gia và kết nối với các sàn thương mại điện tử lớn, uy tín trong nước và khu vực. | Sở Công Thương |
26 | Quảng bá, tuyên truyền các sản phẩm nông nghiệp trên các sàn thương mại điện tử để thúc đẩy thương mại điện tử và cải thiện hiệu quả kinh doanh. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
27 | Phát triển, triển khai các ứng dụng số, bản đồ số để quan sát, giám sát, điều hành thông minh dựa trên dữ liệu số phục vụ công tác quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng các lĩnh vực của ngành nông nghiệp; hỗ trợ nông dân đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh (quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, hướng dẫn và khuyến khích nông dân thực hiện thương mại điện tử…); | |
27.1 | Xây dựng CSDL và bản đồ số về nông nghiệp Lâm Đồng | |
27.2 | Xây dựng thí điểm mô hình Hợp tác xã chuyển đổi số gắn với sản xuất nông nghiệp thông minh, quản lý theo chuỗi, kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản. | |
28 | Phát triển hệ thống thông tin quản lý, giao thông thông minh trên nền tảng số, trên nền tảng hệ thống quản lý điều hành giao thông thông minh của tỉnh kết nối, tích hợp trung tâm giám sát, điều hành thông minh của tỉnh, số hóa hạ tầng giao thông đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu. | Sở Giao thông Vận tải |
29 | Xây dựng, triển khai Cổng thông tin giao thông trực tuyến tích hợp với các dịch vụ sổ phục vụ doanh nghiệp, người dân và du khách. | |
30 | Triển khai các nền tảng số, ứng dụng công nghệ số phục vụ quản lý, điều hành trong lĩnh vực du lịch trên cơ sở kế thừa và phát huy hiệu quả dự án ứng CNTT nâng cao hoạt động ngành du lịch Lâm Đồng thuộc Đề án xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh (phân tích, xử lý dữ liệu du lịch để báo cáo thống kê và chỉ đạo, điều hành...; quản lý, điều phối vận tải hành khách du lịch thông minh và tăng cường an toàn, an ninh du lịch...). | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
30.1 | Số hóa di sản văn hóa tỉnh Lâm Đồng trên nền tảng kỹ thuật công nghệ 4.0 | |
30.2 | Chuyển đổi số Di tích Quốc gia Đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng phục vụ bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa vào giáo dục truyền thống và phát triển du lịch sử dụng công nghệ 4.0 | |
31 | Xây dựng Đề án Di sản số Tỉnh Lâm Đồng, tập trung vào xây dựng CSDL về các giá trị di sản, tài nguyên và môi trường, văn hoá, du lịch tại khu vực di sản thiên nhiên trên địa bàn tỉnh | |
31.1 | Xây dựng Kho dữ liệu tập trung và hệ thống báo cáo ngành du lịch | |
31.2 | Hệ thống phân tích Du lịch Thông minh | |
31.3 | Bản đồ Du lịch 3D thông minh | |
32 | Phát triển, hoàn thiện ứng dụng phục vụ công tác quản lý thu thuế, hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước và người nộp thuế tra cứu xác thực dữ liệu hóa đơn điện tử, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch cho người nộp thuế, đồng thời, hỗ trợ kiểm soát, giám sát và thực thi thu thuế để tăng thu ngân sách | Cục Thuế tỉnh |
33 | Đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, phát triển giáo dục, giáo dục kỹ năng số, đổi mới sáng tạo, tận dụng công nghệ số để gia tăng khả năng tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng, nhất là người dân ở vùng khó khăn. Số hóa tài liệu, giáo trình, xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. | Sở Giáo dục và Đào tạo; các cơ sở GDĐT |
| Hệ thống học liệu và học tập trực tuyến cho ngành giáo dục | |
34 | Xây dựng hệ thống quản lý giáo dục thông minh trên cơ sở khai thác hiệu quả và đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống các phòng học/trường học thông minh trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư | |
35 | Xây dựng hệ thống quản lý y tế thông minh đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và chia sẻ, kết nối thông tin với các hệ thống thông tin của tỉnh và Bộ Y tế | Sở Y tế |
35.1 | Bệnh án điện tử tại Bệnh viện II Lâm Đồng | |
35.2 | Triển khai mô hình điểm Khám chữa bệnh bằng CCCD gắn chíp và ứng dụng VNeID | |
36 | Tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số cho người lao động và doanh nghiệp; đặc biệt là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa. | Sở Lao động -Thương binh và Xã hội |
37 | Triển khai các hệ thống thông tin, CSDL lớn toàn diện nhằm quản lý hiệu quả lĩnh vực tài nguyên và môi trường sử dụng bản đồ số như: đất đai, nền địa lý, quan trắc tài nguyên và môi trường, đa dạng sinh học, nguồn thải, bảo đảm phù hợp với tính đặc thù, đặc điểm địa lý của địa phương. | Sở Tài nguyên và Môi trường |
37.1 | Số hóa dữ liệu đất đai của 06 huyện còn lại trên địa bàn tỉnh | |
37.2 | Hoàn thiện nền tảng bản đồ số tỉnh Lâm Đồng | |
38 | Hợp tác nghiên cứu và phát triển thu hút các trường đại học, viện nghiên cứu hợp tác với các công ty công nghệ hàng đầu để phát triển công nghệ mới và thử nghiệm tại Lâm Đồng; | Sở Khoa học và Công nghệ |
39 | Triển khai sáng kiến đẩy mạnh hợp tác ba bên giữa chính quyền - doanh nghiệp - trường đại học, viện nghiên cứu, nhằm hình thành các mô hình kinh tế, quản trị, kinh doanh, sản xuất, sản phẩm, dịch vụ mới ứng dụng công nghệ số. | |
40 | Tiếp tục duy trì tổ công nghệ cộng đồng trên phạm vi toàn tỉnh | Sở Thông tin và Truyền thông; Tỉnh đoàn; UBND các huyện, thành phố |
41 | Xây dựng tòa soạn hội tụ công nghệ hiện đại, đưa toàn bộ nghiệp vụ báo chí lên môi trường số, bao gồm các hoạt động sản xuất, tối ưu hóa dữ liệu, quy trình xuất bản, hoạt động quản trị nội bộ của tòa soạn, hoạt động tương tác hai chiều với độc giả, đo lường số lượng độc giả. | Báo Lâm Đồng, Đài PTTH tỉnh. |
42 | Ứng dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, internet vạn vật…. để giúp tăng lưu lượng người dùng, truyền tải thông điệp được cá nhân hóa đến từng bạn đọc với nhu cầu khác nhau, gợi ý các nội dung yêu thích của người đọc theo dạng Thư tòa soạn hay tin tuyển chọn từ Ban biên tập | |
43 | Triển khai các nền tảng công nghệ số dùng chung theo ngành, lĩnh vực: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung; nền tảng dữ liệu mở; nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp; nền tảng cá nhân hóa thông tin; nền tảng Internet vạn vật kết nối; nền tảng Trí tuệ nhân tạo; nền tảng định vị không gian địa lý; nền tảng phát triển ứng dụng di động; nền tảng blockchain; các nền tảng phát triển các ứng dụng khác (như sinh trắc học, chuỗi khối…) | Các sở, ban, ngành; |
| Triển khai Trung tâm điều hành thông minh (IOC) | Các sở, ban, ngành. |
| Xây dựng hệ thống CSDL chuyên ngành | Các sở, ban, ngành. |
44 | Số hóa toàn bộ các văn bản chỉ đạo điều hành, quản lý, lưu trữ, hồ sơ của các cơ quan nhà nước, tổ chức, đoàn thể | Các sở, ban, ngành; |
45 | Nâng cấp hệ thống mạng nội bộ (LAN) tại các cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp xã và đảm bảo các trang thiết bị đầu cuối (máy tính, máy in, máy scan…) hoạt động ổn định. Đảm bảo cơ sở vật chất cho các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. | Các sở, ban, ngành; |
46 | Triển khai nền tảng số hóa đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh để phục vụ lưu trữ, quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả trên môi trường số làm cơ sở thiết lập hồ dữ liệu/kho dữ liệu dùng chung cấp tỉnh; trong đó, cho phép doanh nghiệp, người dân tham gia số hóa dữ liệu. | Các sở, ban, ngành; |
47 | Kết nối, liên thông các hệ thống thông tin của tỉnh với CSDL quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm…. | Các sở, ban, ngành; |
II | Nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ Trung ương đến địa phương” |
|
1 | Rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng Văn hóa và thông tin cấp huyện và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ công chức văn hóa - xã hội cấp xã theo quy định tại Luật Công nghệ thông tin, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản pháp luật khác có liên quan | Sở Nội vụ; UBND các huyện, TP. |
2 | Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương | Sở Nội vụ; UBND các huyện, TP. |
2.1 | Kiện toàn tổ chức bộ máy máy quản lý nhà nước phòng Văn hóa và thông tin cấp huyện, bố trí bộ phận hoặc đầu mối thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số tại cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện; Tăng cường vai trò, nhiệm vụ và biên chế cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số tại địa phương. | Sở Nội vụ; UBND các huyện, TP. |
2.2 | Quan tâm và tăng cường thực hiện nhiệm vụ về chuyển đổi số thuộc phạm vi quản lý của xã. Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí cán bộ, công chức tham gia Mạng lưới chuyển đổi số. | UBND các huyện, thành phố |
3 | Xây dựng, phát triển, phổ biến các nền tảng số và bộ công cụ sử dụng thống nhất toàn quốc phục vụ quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số, bao gồm các nền tảng số và bộ công cụ: bồi dưỡng, tập huấn; tuyên truyền, phổ biến; quản lý dự án; khảo sát, thu thập ý kiến; đo lường, giám sát trực tuyến; tạo lập, kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý tri thức; trợ lý ảo; an toàn thông tin mạng. | Các sở, ban, ngành; |
4 | Nâng cao vai trò tham mưu, tư vấn, điều phối của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. |
|
4.1 | Ban hành và thực hiện có hiệu quả kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh hàng năm | Các sở, ban, ngành; |
4.2 | Hướng dẫn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số các sở, ban, ngành và địa phương xây dựng, ban hành kế hoạch hoạt động hàng năm đồng thời chủ động tham mưu, đôn đốc, điều phối các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số. | Sở Thông tin và Truyền thông |
5 | Phát triển lực lượng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật cho đội ngũ nhân lực chuyển đổi số |
|
5.1 | Xây dựng, phát triển đội ngũ nhân lực thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ nhân lực chuyển đổi số từ cấp tỉnh đến cơ sở. Duy trì hoạt động của Mạng lưới chuyển đổi số, Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng và Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh. | Các sở, ban, ngành; |
5.2 | Nghiên cứu, xây dựng, phổ biến nền tảng học trực tuyến để nâng cao kiến thức về chuyển đổi số, phát triển kỹ năng số cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức và nguời lao động trong các cơ quan nhà nước theo huớng tự học, tự kiểm tra, đánh giá và cấp chứng chỉ, chứng nhận theo quy định. | Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thành phố. |
6 | Thiết lập và đẩy mạnh hoạt động của Mạng lưới chuyển đổi số từ tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn |
|
6.1 | Thành lập Mạng lưới Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng, với các thành viên bao gồm: - Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Lâm Đồng - Bộ phận hoặc đầu mối thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số tại các sở, ban, ngành; Cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân cấp huyện; - Cán bộ, công chức được ủy ban nhân dân cấp xã phân công tham gia Mạng lưới chuyển đổi số; - Các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng; - Lãnh đạo và nhân sự của các doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được cử tham gia Mạng lưới chuyển đổi số. | Các sở, ban, ngành; |
6.2 | Tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề để cung cấp, trao đổi, cập nhật thông tin, kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ về chuyển đổi số, phát triển Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử hướng tới Chính phủ số, Chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số. Nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển, thúc đẩy sử dụng các nền tảng số trong hoạt động của Mạng lưới chuyển đổi số. | Sở Thông tin và Truyền thông |
6.3 | Tôn vinh, nhân rộng mô hình thành công của các tổ chức, cá nhân có ý tưởng, sáng kiến, cách làm đột phá, sáng tạo trong hoạt động của Mạng lưới chuyển đổi số. | Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Nội vụ; UBND các huyện, thành phố. |
7 | Truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của Đề án, của Mạng lưới chuyển đổi số. | Sở Thông tin và Truyền thông |
- 1Kế hoạch 1170/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 2Kế hoạch 76/KH-UBND chuyển đổi số năm 2024 trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
- 3Kế hoạch 87/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án "Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về Chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật an toàn thông tin mạng 2015
- 4Luật An ninh mạng 2018
- 5Nghị quyết 52-NQ/TW năm 2019 về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Bộ Chinh trị ban hành
- 6Chỉ thị 01/CT-TTg năm 2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước
- 8Nghị quyết 50/NQ-CP năm 2020 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 342/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Lâm Đồng, phiên bản 2.0
- 11Kế hoạch 1392/KH-UBND năm 2021 về phát triển thương mại điện tử tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025
- 12Quyết định 942/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 146/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Nghị quyết 50/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2022
- 16Quyết định 505/QĐ-TTg năm 2022 về Ngày Chuyển đổi số quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Luật Giao dịch điện tử 2023
- 18Kế hoạch 4858/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo" giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 19Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Thông tư 12/2022/TT-BTTTT hướng dẫn Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 21Kế hoạch 5731/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 22Kế hoạch 5961/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 23Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công
- 24Quyết định 454/QĐ-UBND năm 2023 về Bộ chỉ số đánh giá Chuyển đổi số của các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 25Quyết định 17/QĐ-UBQGCĐS về Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2023
- 26Kế hoạch 1995/KH-UBND năm 2023 về khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của tỉnh Lâm Đồng
- 27Kế hoạch 4423/KH-UBND năm 2023 về triển khai Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 28Kế hoạch 4521/KH-UBND năm 2023 về triển khai Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 29Quyết định 1170/QĐ-UBND năm 2023 về Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 30Quyết định 1481/QĐ-UBND năm 2023 về Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung, dữ liệu mở tỉnh Lâm Đồng
- 31Kế hoạch 8124/KH-UBND năm 2023 về phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023-2025
- 32Quyết định 1198/QĐ-TTg năm 2023 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Giao dịch điện tử do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 33Quyết định 1690/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án "Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 34Quyết định 2568/QĐ-BTTTT năm 2023 về Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3.0, hướng tới Chính phủ số do Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 35Kế hoạch 1170/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 36Kế hoạch 76/KH-UBND chuyển đổi số năm 2024 trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
- 37Kế hoạch 87/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án "Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về Chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Kế hoạch 1265/KH-UBND chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng năm 2024
- Số hiệu: 1265/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 21/02/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Phạm S
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/02/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định