Phần 5 Hiệp định Chung số 203/WTO/VB về thương mại Dịch vụ-GATS
1.Các Thành viên phải xem xét một cách cảm thông tới, và tạo điều kiện đầy đủ cho, quá trình tham vấn có sự kháng nghị của bất kỳ một Thành viên nào khác về bất kỳ vấn đề gì tác động đến việc thực thi Hiệp định này. Thỏa thuận về Giải quyết Tranh chấp (DSU) sẽ được áp dụng cho những tham vấn nêu trên.
2.Hội đồng Thương mại Dịch vụ hoặc Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB), khi được một Thành viên yêu cầu, có thể tham vấn với bất kỳ một hay nhiều Thành viên nào về các vấn đề chưa thể tìm được giải pháp thỏa đáng thông qua tham vấn theo quy định của khoản 1.
3. Các Thành viên không thể viện dẫn Điều XVII, dù là theo Điều này hay Điều XXIII, đối với một biện pháp được một Thành viên khác áp dụng trong khuôn khổ hiệp định quốc tế giữa họ về tránh đánh thuế hai lần. Trong trường hợp các Thành viên không nhất trí rằng liệu biện pháp đó có thuộc diện điều chỉnh của hiệp định về tránh đánh thuế hai lần giữa họ hay không, các bên có thể đưa vấn đề ra giải quyết tại Hội đồng Thương mại Dịch vụ[11]. Hội đồng sẽ đưa vấn đề ra trọng tài giải quyết. Quyết định của trọng tài là chung thẩm và ràng buộc các Thành viên.
Điều 23: Giải quyết tranh chấp và thi hành quyết định
1. Nếu một Thành viên cho rằng bất kỳ Thành viên nào khác không tiến hành nghĩa vụ hoặc các cam kết cụ thể theo Hiệp định này, Thành viên đó, với mục đích đạt được một giải pháp hai bên cùng nhất trí, có thể đưa vấn đề ra DSB.
2. Nếu xét thấy tình huống đã nghiêm trọng tới mức cần có một hành động, DSB có thể cho phép (các) Thành viên đình chỉ việc thực thi những nghĩa vụ và cam kết cụ thể theo quy định tại Điều 22 của DSU.
3. Nếu bất kỳ một Thành viên nào cho rằng bất kỳ lợi ích nào mà mình có thể được hưởng một cách hợp lý từ những cam kết cụ thể của một Thành viên khác theo Phần III của Hiệp định này đã bị triệt tiêu hay suy giảm mà nguyên nhân là do việc áp dụng bất kỳ biện pháp nào dù không trái với các quy định Hiệp định này, thì Thành viên đó có thể khiếu nại lên DSB. Nếu DSB xác định rằng biện pháp đó đã triệt tiêu hoặc làm suy giảm quyền lợi như đã trình bầy, Thành viên bị thiệt hại có quyền được hưởng sự điều chỉnh hai bên cùng nhất trí trên cơ sở khoản 2 Điều XXII, sự điều chỉnh đó có thể bao gồm cả việc sửa đổi hoặc rút lại biện pháp đó. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa các Thành viên liên quan, Điều 22 của DSU sẽ được áp dụng.
Điều 24: Hội đồng Thương mại Dịch vụ
1. Hội đồng Thương mại Dịch vụ thực hiện những chức năng được giao để tạo thuận lợi cho việc thực hiện Hiệp định này và thúc đẩy những mục tiêu đề ra. Hội đồng có thể thiết lập những cơ quan trực thuộc nếu thấy thích hợp để hòan thành các chức năng được giao một cách hiệu quả.
2. Trừ khi Hội đồng quyết định khác, các Thành viên có thể cử đại diện tham gia Hội đồng và các cơ quan của Hội đồng.
3. Chủ tịch Hội đồng do các Thành viên bầu ra.
1.Các nhà cung cấp dịch vụ của các Thành viên có nhu cầu được trợ giúp kỹ thuật sẽ có thể tiếp cận dịch vụ của những điểm liên lạc được được nêu tại khoản 2 Điều IV.
2.Trợ giúp kỹ thuật đối với các nước đang phát triển sẽ được thực hiện theo cấp độ đa biên do Ban Thư ký tiến hành và sẽ được Hội đồng Thương mại Dịch vụ quyết định.
Điều 26: Quan hệ với các tổ chức quốc tế khác
Đại Hội đồng tiến hành những thoả thuận thích hợp về tham vấn và hợp tác với Liên Hợp Quốc và các cơ quan chức năng của Liên Hợp Quốc, cũng như các tổ chức quốc tế liên chính phủ liên quan tới dịch vụ.
Hiệp định Chung số 203/WTO/VB về thương mại Dịch vụ-GATS
- Số hiệu: 203/WTO/VB
- Loại văn bản: WTO_Văn bản
- Ngày ban hành: 15/04/1994
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1900
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi và định nghĩa
- Điều 2. Đối xử tối huệ quốc
- Điều 3. Tính minh bạch
- Điều 4. Tăng cường sự tham gia của các nước đang phát triển
- Điều 5. Hội nhập kinh tế
- Điều 6. Quy định trong nước
- Điều 7. Công nhận
- Điều 8. Độc quyền và những người cung cấp dịch vụ độc quyền
- Điều 9. Thông lệ kinh doanh
- Điều 10. Các biện pháp tự vệ khẩn cấp 1. Sẽ có các cuộc đàm phán đa biên về các biện pháp tự vệ khẩn cấp được tiến hành dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử. Kết quả của các cuộc đàm phán này sẽ có hiệu lực chậm nhất là ba năm, kể từ ngày Hiệp định thành lập WTO có hiệu lực.
- Điều 11. Các khoản thanh toán và chuyển tiền ra nước ngoài
- Điều 12. Hạn chế để bảo vệ cán cân thanh toán
- Điều 13. Mua sắm của Chính phủ
- Điều 14. Những ngoại lệ chung
- Điều 15. Trợ cấp 1. Các Thành viên thừa nhận rằng, trong những trường hợp nhất định, trợ cấp có thể có tác động bóp méo thương mại dịch vụ. Các Thành viên phải tham gia đàm phán nhằm phát triển những nguyên tắc đa biên cần thiết để ngăn ngừa những tác động bóp méo thương mại[7]. Các cuộc đàm phán đó cũng sẽ đề cập đến tính thích hợp của thủ tục đối kháng. Các cuộc đàm phán đó công nhận vai trò của trợ cấp đối với các chương trình phát triển của các nước đang phát triển và có tính đến nhu cầu của các Thành viên, đặc biệt là các Thành viên đang phát triển, về sự linh hoạt trong lĩnh vực này. Để tiến hành các cuộc đàm phán, các Thành viên phải trao đổi thông tin về mọi khoản trợ cấp liên quan tới thương mại dịch vụ được dành cho những người cung cấp dịch vụ trong nước.
- Điều 16. Tiếp cận thị trường 1. Đối với việc tiếp cận thị trường theo các phương thức cung cấp dịch vụ nêu tại Điều I, mỗi Thành viên phải dành cho dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các Thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự sự đối xử theo những điều kiện, điều khoản và hạn chế đã được thỏa thuận và quy định tại Danh mục cam kết cụ thể[8].
- Điều 17. Đối xử quốc gia 1. Trong những lĩnh vực được nêu trong Danh mục cam kết, và tùy thuộc vào các điều kiện và tiêu chuẩn được quy định trong Danh mục đó, liên quan tới tất cả các biện pháp có tác động đến việc cung cấp dịch vụ, mỗi Thành viên phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của mình[10].
- Điều 18. Cam kết bổ sung
- Điều 19. Đàm phán về những cam kết cụ thể
- Điều 20. Danh mục các cam kết cụ thể
- Điều 21. Sửa đổi các Danh mục 1. (a) Các Thành viên (trong Điều này gọi là "Thành viên sửa đổi") có thể sửa đổi hoặc rút lại bất kỳ cam kết nào trong Danh mục của mình, vào bất kỳ thời điểm nào sau ba năm, kể từ ngày các cam kết đó có hiệu lực, phù hợp với các quy định của Điều này.