Điều 14 Hiệp định Chung số 203/WTO/VB về thương mại Dịch vụ-GATS
Theo các yêu cầu về việc không áp dụng các biện pháp có thể tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện và không có cơ sở giữa các nước hoặc trở thành một hạn chế trá hình trong thương mại dịch vụ, không có quy định nào của Hiệp định này ngăn cản các Thành viên thông qua hoặc thực thi các biện pháp:
(a) cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng hoặc duy trì trật tự công cộng[5];
(b) cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật hoặc thực vật;
(c) cần thiết để đảm bảo việc tuân thủ luật pháp hoặc quy định không trái với các quy định của Hiệp định này, bao gồm cả các quy định liên quan đến:
(i) ngăn ngừa các hành vi lừa đảo và gian lận hoặc để giải quyết hậu quả của việc không thanh toán hợp đồng dịch vụ;
(ii) bảo vệ bí mật đời tư của những cá nhân trong việc xử lý hoặc phổ biến những thông tin cá nhân và đảm bảo tính bảo mật lý lịch hoặc tài khoản của cá nhân;
(iii) an toàn;
(d) không phù hợp với Điều XVII, miễn là sự đối xử khác biệt nhằm đảm bảo thực hiện việc đánh thuế hoặc thu thuế trực tiếp một cách công bằng và hiệu quả[6] đối với dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các Thành viên khác;
(e) không phù hợp với Điều II, với điều kiện sự đối xử khác biệt là kết quả của một hiệp định về tránh đánh thuế hai lần hoặc các quy định của bất kỳ hiệp định hoặc thỏa thuận quốc tế nào về tránh đánh thuế hai lần có giá trị ràng buộc đối với Thành viên đó.
Điều 14 bis: Ngoại lệ về an ninh
1. Không có quy định nào của Hiệp định này được hiểu là:
(a) đòi hỏi bất kỳ Thành viên nào phải cung cấp thông tin mà việc tiết lộ được coi là trái với các lợi ích an ninh thiết yếu của mình;
(b) ngăn cản bất kỳ Thành viên nào thực hiện bất kỳ hành động nào được coi là cần thiết để bảo vệ lợi ích an ninh thiết yếu của mình:
(i) liên quan tới việc cung cấp những dịch vụ được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm mục đích, hậu cần cho một cơ sở quân sự;
(ii) liên quan tới việc tách hoặc làm giàu vật liệu hạt nhân hoặc những vật liệu có chứa hạt nhân;
(iii) thực hiện trong thời kỳ chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp khác trong quan hệ quốc tế; hoặc
(c) ngăn cản bất kỳ Thành viên nào áp dụng bất kỳ hành động nào phù hợp với các nghĩa vụ theo Hiến chương Liên Hợp Quốc về gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế.
2. Hội đồng Thương mại Dịch vụ phải được thông báo đầy đủ nhất trong phạm vi có thể về những biện pháp được áp dụng theo quy định của điểm 1(b) và (c) và về việc chấm dứt các biện pháp đó.
Hiệp định Chung số 203/WTO/VB về thương mại Dịch vụ-GATS
- Số hiệu: 203/WTO/VB
- Loại văn bản: WTO_Văn bản
- Ngày ban hành: 15/04/1994
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1900
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi và định nghĩa
- Điều 2. Đối xử tối huệ quốc
- Điều 3. Tính minh bạch
- Điều 4. Tăng cường sự tham gia của các nước đang phát triển
- Điều 5. Hội nhập kinh tế
- Điều 6. Quy định trong nước
- Điều 7. Công nhận
- Điều 8. Độc quyền và những người cung cấp dịch vụ độc quyền
- Điều 9. Thông lệ kinh doanh
- Điều 10. Các biện pháp tự vệ khẩn cấp 1. Sẽ có các cuộc đàm phán đa biên về các biện pháp tự vệ khẩn cấp được tiến hành dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử. Kết quả của các cuộc đàm phán này sẽ có hiệu lực chậm nhất là ba năm, kể từ ngày Hiệp định thành lập WTO có hiệu lực.
- Điều 11. Các khoản thanh toán và chuyển tiền ra nước ngoài
- Điều 12. Hạn chế để bảo vệ cán cân thanh toán
- Điều 13. Mua sắm của Chính phủ
- Điều 14. Những ngoại lệ chung
- Điều 15. Trợ cấp 1. Các Thành viên thừa nhận rằng, trong những trường hợp nhất định, trợ cấp có thể có tác động bóp méo thương mại dịch vụ. Các Thành viên phải tham gia đàm phán nhằm phát triển những nguyên tắc đa biên cần thiết để ngăn ngừa những tác động bóp méo thương mại[7]. Các cuộc đàm phán đó cũng sẽ đề cập đến tính thích hợp của thủ tục đối kháng. Các cuộc đàm phán đó công nhận vai trò của trợ cấp đối với các chương trình phát triển của các nước đang phát triển và có tính đến nhu cầu của các Thành viên, đặc biệt là các Thành viên đang phát triển, về sự linh hoạt trong lĩnh vực này. Để tiến hành các cuộc đàm phán, các Thành viên phải trao đổi thông tin về mọi khoản trợ cấp liên quan tới thương mại dịch vụ được dành cho những người cung cấp dịch vụ trong nước.
- Điều 16. Tiếp cận thị trường 1. Đối với việc tiếp cận thị trường theo các phương thức cung cấp dịch vụ nêu tại Điều I, mỗi Thành viên phải dành cho dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các Thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự sự đối xử theo những điều kiện, điều khoản và hạn chế đã được thỏa thuận và quy định tại Danh mục cam kết cụ thể[8].
- Điều 17. Đối xử quốc gia 1. Trong những lĩnh vực được nêu trong Danh mục cam kết, và tùy thuộc vào các điều kiện và tiêu chuẩn được quy định trong Danh mục đó, liên quan tới tất cả các biện pháp có tác động đến việc cung cấp dịch vụ, mỗi Thành viên phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của mình[10].
- Điều 18. Cam kết bổ sung
- Điều 19. Đàm phán về những cam kết cụ thể
- Điều 20. Danh mục các cam kết cụ thể
- Điều 21. Sửa đổi các Danh mục 1. (a) Các Thành viên (trong Điều này gọi là "Thành viên sửa đổi") có thể sửa đổi hoặc rút lại bất kỳ cam kết nào trong Danh mục của mình, vào bất kỳ thời điểm nào sau ba năm, kể từ ngày các cam kết đó có hiệu lực, phù hợp với các quy định của Điều này.