Điều 32 Công ước về an toàn hạt nhân
1. Các Bên thành viên có quyền đề xuất sửa đổi, bổ sung Công ước này. Đề xuất sửa đổi, bổ sung được xem xét trong một cuộc họp đánh giá báo cáo hoặc một cuộc họp bất thường.
2. Nội dung đề xuất và căn cứ đề xuất sửa đổi, bổ sung đó được nộp cho người giữ lưu chiểu sau đó người giữ lưu chiểu gửi cho các Bên thành viên trong thời hạn sớm nhất có thể nhưng muộn nhất là 90 ngày trước ngày diễn ra cuộc họp trong đó đề xuất được đưa ra xem xét. Mọi nhận xét về đề xuất đều được người giữ lưu chiểu thông báo cho các Bên thành viên.
3. Sau khi xem xét đề xuất, các Bên thành viên quyết định có thông qua đề xuất đó theo nguyên tắc đồng thuận hay không hoặc, nếu không đạt được sự đồng thuận, đưa đề xuất đó ra hội nghị ngoại giao. Quyết định đưa một đề xuất sửa đổi, bổ sung Công ước ra hội nghị ngoại giao chỉ được thông qua khi có ít nhất 2/3 trên tổng số các Bên thành viên có mặt và có tham gia biểu quyết tại cuộc họp tán thành, với điều kiện ít nhất một nửa số Bên thành viên có mặt vào thời điểm biểu quyết. Các thành viên bỏ phiếu trắng được coi là đã tham gia biểu quyết.
4. Hội nghị ngoại giao phụ trách xem xét và thông qua nội dung sửa đổi, bổ sung Công ước được triệu tập bởi người giữ lưu chiểu và được tổ chức trong thời hạn một năm sau khi có quyết định tổ chức hội nghị theo quy định tại khoản 3 của điều này. Hội nghị ngoại giao sẽ cố gắng hết khả năng để nội dung sửa đổi, bổ sung được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận. Nếu không, sửa đổi, bổ sung có thể được thông qua khi được 2/3 trên tổng số các Bên thành viên tán thành.
5. Nội dung sửa đổi, bổ sung Công ước đã được thông qua theo quy định tại khoản 3 và 4 của điều này phải được các Bên thành viên phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay khẳng định và có hiệu lực đối với các Bên thành viên này vào ngày thứ 90 kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được văn kiện tương ứng của ít nhất ¾ Bên thành viên. Đối với Bên thành viên phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay khẳng định sau đó, nội dung sửa đổi bổ sung sẽ có hiệu lực đối với Bên thành viên đó vào ngày thứ 90 sau ngày nộp văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay khẳng định tương ứng.
Công ước về an toàn hạt nhân
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 20/09/1994
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/10/1996
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Các biện pháp thực hiện
- Điều 5. Trình báo cáo
- Điều 6. Các Công trình hạt nhân hiện có
- Điều 7. Khuôn khổ pháp lý
- Điều 8. Cơ quan điều tiết
- Điều 9. Trách nhiệm của người được cấp phép
- Điều 10. Ưu tiên vấn đề an toàn
- Điều 11. Nguồn kinh phí và nhân lực
- Điều 12. Nhân tố con người
- Điều 13. Bảo đảm về chất lượng
- Điều 14. Đánh giá và kiểm tra tính an toàn
- Điều 15. Chống phóng xạ
- Điều 16. Tổ chức các trường hợp khẩn cấp
- Điều 17. Lựa chọn địa điểm xây dựng
- Điều 18. Thiết kế và xây dựng
- Điều 19. Khai thác