Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7533 : 2005

ISO 10454 : 1993

LỐP XE TẢI VÀ XE BUÝT – KIỂM TRA XÁC NHẬN CÁC TÍNH NĂNG CỦA LỐP – PHƯƠNG PHÁP THỬ PHÒNG THÍ NGHIỆM

Truck and bus tyres – Verifying tyre capabilities - Laboratory test methods

Lời nói đầu

TCVN 7533 : 2005 hoàn toàn tương đương với ISO 10454 : 1993;

TCVN 7533 : 2005 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC45/SC3 Săm lốp cao su biên soạn, trên cơ sở đề nghị của Tổng Công ty hóa chất Việt Nam – Bộ Công nghiệp, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

LỐP XE TẢI VÀ XE BUÝT – KIỂM TRA XÁC NHẬN CÁC TÍNH NĂNG CỦA LỐP – PHƯƠNG PHÁP THỬ PHÒNG THÍ NGHIỆM

Truck and bus tyres – Verifying tyre capabilities - Laboratory test methods

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp kiểm tra xác nhận tính năng của các loại lốp xe tải và xe buýt. Tùy theo từng loại lốp mà yêu cầu phép thử tương ứng trình bày trong tiêu chuẩn này.

Các phép thử đều được thực hiện trong phòng thí nghiệm với những điều kiện được kiểm soát.

Việc kiểm tra xác nhận bao gồm phép thử cường độ để đánh giá chất lượng cấu trúc lốp xe thông qua năng lượng chọc thủng vùng mặt lốp.

Phép thử thứ hai, thử độ bền để đánh giá sức chịu đựng của lốp khi chạy với tải trọng tối đa và tốc độ trung bình trên quãng đường dài.

Các phép thử được trình bày trong tiêu chuẩn này không nhằm phân cấp tính năng hay mức chất lượng của lốp.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại lốp xe tải và xe buýt[1]).

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 7531-1 : 2005 (ISO 4223-1 : 2002) Định nghĩa một số thuật ngữ sử dụng trong công nghiệp lốp – Phần 1: Lốp hơi.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa trong TCVN 7531-1 : 2005 (ISO 4223-1 : 2002) và các định nghĩa sau:

3.1. Bong tách gót lốp (bead separation)

Sự phân rã liên kết giữa các thành phần ở vùng gót lốp.

3.2. Tách đai (belt separation)

Sự tách rời của cao su giữa các lớp đai hoặc giữa đai với lớp mành.

3.3. Sứt hoa (chunking)

Sự tróc sứt rời nhiều mảnh cao su từ mặt lốp.

3.4. Bong tách sợi (cord separation)

Sự tách rời sợi ra khỏi cao su tráng sợi.

3.5. Rạn nứt cao su (cracking)

Sự rạn nứt ở bên trong mặt lốp, hông lốp và lớp lót trong, lan đến lớp sợi.

3.6. Bong tách lớp lót trong (inner liner separation)

Sự tách rời của lớp cao su lót trong khỏi sợi ở thân lốp.

3.7. Mức tải trọng tối đa (maximum load rating)

Tải trọng tối đa mà ở hệ lắp đơn lốp có thể tải được tại tốc độ quy chiếu.

3.8. Hở mối nối (open splice)

Sự hở mối nối ở mặt lốp, hông lốp và lớp cao su trong đến lớp sợi.

3.9. Tách lớp mành (ply separation)

Sự tách rời của các lớp mành liền kề.

3.10. Bong hông lốp (sidewall separation)

Bong tách cao su khỏi lớp sợi tại vùng hông lốp.

3.11. Lốp có mặt lốp đặc biệt (ET) (special tread tyre)

Lốp có hoa văn mặt lốp – về cơ bản – được thiết kết cho có tính năng phù hợp với điều kiện sử dụng đặc biệt (VÍ DỤ: sử dụng chung, trên đường và nơi không có đường, xe buýt nội thị, vv…)

3.12. Vành thử (test rim)

Vành chuẩn phù hợp với các quy cách lốp thử nghiệm.

3.13. Tốc độ trống thử (test drum speed)

Vận tốc dài của trống thép thử.

3.14. Bong mặt lốp (tread separation)

Bong rời mặt lốp khỏi cốt lốp.

4. Thiết bị thử

Thiết bị thử bao gồm các điều quy định từ 4.1 đến 4.4.

4.1. Trống thử, bánh xe hình trụ (trống) có đường kính 1,7m ± 1% hoặc 2 m ± 1%.

Bề mặt của trống phải làm bằng thép nhẵn. Chiều rộng bề mặt trống phải bằng hoặc lớn hơn chiều rộng của lốp thử.

Bộ phận gia tải của trống thử là một hệ thống thủy lực có cần tải trọng tĩnh hoặc hệ thống hơi. Độ chính xác ±1,5 % của toàn bộ thang đo. 

Tốc độ của trống thử phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của phương pháp thử và có độ chính xác là km/h. 

4.2. Mũi chọc 

Mũi chọc bằng thép hình trụ có chiều dài thích hợp, đầu mũi chọc hình bán cầu, đường kính của mũi chọc theo Bảng 1, phù hợp với chỉ số tải trọng lốp. 

Bảng 1 – Đường kính của mũi chọc 

Chỉ số tải trọng ở hệ lắp đơn

Đường kính mũi chọc, mm

≤ 121

19 ± 0,5

122 ÷ 134

32 ± 0,5

≥ 135

38 ± 0,5

Bộ phận gia tải của thiết bị mũi chọc tạo một lực đâm thủng tăng dần. Đồng hồ dịch chuyển và lực kế có độ chính xác ±1% của toàn bộ thang đo.

Tốc độ dịch chuyển của thiết bị mũi chọc phải được kiểm soát với độ chính xác ±3% của toàn bộ thang đo.

4.4. Áp kế, có giá trị thang đo ít nhất 1 000 kPa với độ chính xác ±20 kPa.

5. Thử nghiệm

5.1. Thử cường độ

5.1.1. Chuẩn bị lốp

5.1.1.1. Lắp lốp vào vành thử và bơm hơi đến áp suất quy định đối với mức tải trọng tối đa trong hệ lắp đơn, hoặc tải trọng tối đa trong hệ lắp kép, nếu mức tải trọng ở hệ lắp đơn/kép có khác biệt.

5.1.1.2. Duy trì bộ lốp-vành đã lắp ở nhiệt độ phòng thử trong ít nhất 3 giờ.

5.1.2. Tiến hành thử

5.1.2.1. Điều chỉnh áp suất bơm hơi của lốp đến áp suất xác định ở 5.1.1.1 lắp cố định lốp và vành lên thiết bị thử.

5.1.2.2. Đặt mũi chọc càng gần đường tâm càng tốt, tránh đầu mũi chọc đâm vào rãnh mặt lốp, và vành để mũi chọc đâm thẳng đứng vào mặt lốp với tốc độ 50 mm/phút ± 2,5 mm/phút.

5.1.2.3. Ghi lại lực chọc thủng và quãng đường đi của đầu mũi chọc tại thời điểm lốp bị chọc thủng (xem 5.1.2.7) ở 5 vị trí thử chia đều trên chu vi lốp. Kiểm tra áp suất hơi trước khi chuyển sang vị trí thử tiếp theo.

5.1.2.4. Nếu lốp không bị thủng trước khi mũi chọc chạm vào vành và chưa đạt đến năng lượng chọc thủng tối thiểu yêu cầu, thì xem như lốp đạt yêu cầu tại điểm thử này.

5.1.2.5. Năng lượng chọc thủng cho mỗi điểm thử, W, tính bằng Jun (J), trừ những điểm ở 5.1.2.4 theo công thức sau:

Trong đó,

F là lực chọc thủng, tính bằng niutơn (N);

P là quãng đường đi của mũi chọc, tính bằng milimét (mm).

5.1.2.6. Giá trị năng lượng chọc thủng của lốp là giá trị trung bình của năng lượng chọc thủng tại các điểm thử.

5.1.2.7. Khi sử dụng thiết bị có thể tự động đo được giá trị năng lượng chọc thủng thì quá trình thử có thể dừng lại ngay sau khi đạt được giá trị quy định.

5.1.2.8. Trong trường hợp lốp không săm, có thể sử dụng các phương tiện sao cho đảm bảo duy trì áp suất bơm hơi trong suốt quá trình thử.

5.2. Thử độ bền

5.2.1. Chuẩn bị lốp

5.2.1.1. Lắp lốp vào vành thử và bơm lốp đến áp suất hơi tương ứng với mức tải trọng tối đa.

5.2.1.2. Duy trì lốp và vành ở nhiệt độ phòng ít nhất là 20 oC trong 3 giờ.

5.2.2. Tiến hành thử

5.2.2.1. Điều chỉnh áp suất bơm hơi của lốp đến giá trị quy định trong 5.2.1.1 ngay trước khi thử.

5.2.2.2. Lắp lốp và vành thử lên trục thử sao cho lốp có thể ép sát vào bề mặt ngoài của trống thử.

5.2.2.3. Nhiệt độ môi trường thử trong suốt quá trình phải duy trì từ 20 oC đến 30 oC hoặc nhiệt độ cao hơn nếu được nhà sản xuất chấp nhận.

5.2.2.4. Tiến hành từng giai đoạn thử liên tiếp nhau không bị gián đoạn, ở tốc độ thử với tải trọng và chu kỳ thử nêu ở:

a) Bảng 2a) cho lốp có chỉ số tải trọng (đơn) đến 121 và ký hiệu vận tốc đến P;

b) Điều 5.3.3 cho lốp có chỉ số tải trọng (đơn) đến 121 và ký hiệu vận tốc Q và cao hơn;

c) Bảng 2b) cho lốp có chỉ số tải trọng (đơn) 122 và cao hơn.

5.2.2.5. Trong suốt quá trình thử, không được điều chỉnh áp suất bơm hơi và giữ tải trọng ổn định với giá trị tương ứng ở mỗi giai đoạn thử.

5.2.3. Điều kiện quy định cho lốp có ký hiệu vận tốc Q và cao hơn

5.2.3.1. Tải trọng được áp dụng phải là:

a) 90% mức tải trọng tối đa với đường kính trống 1,7 m;

b) 92% mức tải trọng tối đa với đường kính trống 2 m.

5.2.3.2. Tốc độ thử ban đầu bằng tốc độ tối đa của lốp trừ đi 20 km/h.

5.2.3.3. Vận hành thiết bị để tốc độ trống thử đạt đến tốc độ thử ban đầu trong vòng 10 phút.

5.2.3.4. Vận hành thiết bị với tốc độ trống thử ở tốc độ thử ban đầu trong 10 phút sau đó, tại tốc độ thử ban đầu cộng thêm 10 km/h ít nhất 10 phút.

Cuối cùng, vận hành thiết bị trong 30 phút tại mức ký hiệu vận tốc của lốp.

5.2.3.5. Thời gian thử tổng cộng là 1 giờ.

Bảng 2 – Thông số thử độ bền

Ký hiệu vận tốc

Tốc độ trống thử 1), vòng/phút

Tải trọng thử: tỷ lệ phần trăm mức tải trọng tối đa

Lốp radian

Lốp bias

Thời gian thử

7 giờ

(giai đoạn 1)

16 giờ

(giai đoạn 2)

24 giờ

(giai đoạn 3)

a) Lốp có chỉ số tải trọng (đơn) ≤ 121

F

G

J

K

100

125

150

175

100

125

150

175

66

84

101

L

200

175

70

88

106

M

N

P

250

275

300

200

-

-

75 2)

97 2)

114

b) Lốp có chỉ số tải trọng (đơn) ≥ 122

F

G

J

K

L

M

100

125

150

175

200

225

100

100

125

150

-

-

66

84

101

1) Lốp có mặt lốp đặc biệt phải được thử tại tốc độ bằng 85 % tốc độ quy định cho lốp thường tương đương.

2) Thời gian gia tải cho các giai đoạn 1 và 2 tương ứng là 4 giờ và 6 giờ

6. Yêu cầu

6.1. Mẫu thử

Chuẩn bị 2 lốp có đặc tính xác định, như quy cách kích cỡ và ký hiệu vận hành hoặc mức tải trọng và tốc độ tối đa:

a) lốp thứ nhất để thử cường độ;

b) lốp thứ hai để thử độ bền.

Áp suất, tốc độ, tải trọng và khoảng thời gian thử được quy định cho mỗi phương pháp thử.

Mỗi mẫu thử phải phù hợp với yêu cầu được quy định trong 6.2 đến 6.3.

6.2. Thử cường độ

Mỗi mẫu thử phải đáp ứng yêu cầu trị số năng lượng chọc thủng không nhỏ hơn năng lượng chọc thủng tối thiểu quy định trong Bảng 3, khi thử theo 5.1.

6.3. Thử độ bền

6.3.1. Để thử nghiệm độ bền của lốp theo ở 5.2, sử dụng vành thử và van loại bền không bị biến dạng và không tổn thất hơi, phải không có hiện tượng: bong mặt lốp, bong hông lốp, tách lớp mành, bong tách sợi, tách lớp lót trong, tách đai hoặc bong tách gót lốp, sứt hoa, hở mối nối, rạn nứt cao su hay đứt sợi.

6.3.2. Áp suất bơm hơi của lốp đo ngay sau khi thử phải không nhỏ hơn áp suất ban đầu quy định trong 5.2.1.1

Bảng 3 – Năng lượng chọc thủng tối thiểu

Áp suất bơm hơi tương ứng với mức tải trọng tối đa, kPa

Năng lượng chọc thủng,

không nhỏ hơn, J

a) Lốp có chỉ số tải trọng (đơn) ≤ 121

 

Mã đường kính vành danh nghĩa < 13

Mã đường kính vành danh nghĩa ≥ 13

đến 250

251 đến 350

351 đến 450

451 đến 550

551 đến 650

Trên 650

136

203

271

-

-

-

294

362

514

576

644

712

b) Lốp có chỉ số tải trọng (đơn) ≥ 122

đến 550

551 đến 650

651 đến 750

751 đến 850

851 đến 950

972

1 412

1 695

2 090

2 203

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Điều kiện thử đối với lốp có ký hiệu quy cách khác

Trong giai đoạn trước mắt, lốp không ghi nhãn theo chỉ số tải trọng, mà chấp nhận theo “hạng tải trọng” hoặc ghi nhãn theo lớp mành tương đương “PR”, Bảng A.1, A.2, A.3 áp dụng thay cho các bảng 1, 2 và 3 tương ứng.

Bảng A.1 – Đường kính mũi chọc

Kích thước tính bằng milimét

Loại lốp

Đường kính mũi chọc

± 0,5

Lớp ký hiệu “LT”

Lốp có mã đường kính ≤ 12

Lốp có mã đường kính vành ≤ 17,5 và ghi nhãn “KHÔNG SĂM”

19

Những loại khác ở trên:

- Lốp ghi nhãn hạng tải trọng F (hoặc 12 PR) và nhỏ hơn

- Lốp ghi nhãn hạng tải trọng G (hoặc 14 PR) và lớn hơn

 

32

38

Bảng A.2 – Thử độ bền

Ghi nhãn tốc độ vận hành hạn chế

Dải tải trọng

PR

Tốc độ trống thử vòng/phút

Phần trăm mức tải trọng tối đa

Thời gian

7 giờ

(giai đoạn 1)

16 giờ

(giai đoạn 2)

24 giờ

(giai đoạn 3)

80 km/h

(50 mile/h)

Tất cả

Tất cả

125

66

84

101

80 km/h

(50 mile/h)

C,D

E đến L

6; 8

10 đến 20

150

100

75

66

97

84

114

101

56 km/h

(33 mile/h)

Tất cả

Tất cả

75

66

84

101

(không ghi nhãn)

A đến D

E

F

G

H đến N

2 đến 8

10

12

14

16 đến 24

250

200

200

175

150

75 1)

70

66

66

66

97 2

88

84

84

84

114

106

101

101

101

1) 4 giờ đối với lốp có mã đường kính vành 14,5 hoặc nhỏ hơn.

2) 6 giờ đối với lốp có mã đường kính vành 14, 5 hoặc nhỏ hơn.

Bảng A.3 – Năng lượng chọc thủng tối thiểu

Hạng tải trọng

PR

Năng lượng chọc thủng, không nhỏ hơn, J

Mã đường kính vành ≤ 12

Mã đường kính vành 13 và 14

Loại săm ký hiệu “LT”

Lốp khác được ký hiệu “LT”

Lốp không săm với mã đường kính vành 13 đến 17,5

Những lốp khác

Loại có săm

Loại không săm

A

B

C

D

E

F

2

4

6

8

10

12

68

136

203

271

339

407

-

192

271

384

-

-

226

294

362

514

576

644

-

-

768

893

1 412

1 785

-

-

576

734

972

1 412

G

H

J

L

M

N

14

16

18

20

22

24

-

-

712

768

-

-

-

-

2 282

2 599

2 825

3 051

3 220

3 390

1 695

2 090

2 203

-

-

-

 



[1] Xem TCVN 6211 : 2003 (ISO 3833 : 1977) Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7533:2005 (ISO 10454 : 1993) về Lốp xe tải và xe buýt - Kiểm tra xác nhận các tính năng của lốp - Phương pháp thử phòng thí nghiệm

  • Số hiệu: TCVN7533:2005
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2005
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản