Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC – THỬ SỰ ỨC CHẾ KHẢ NĂNG TIÊU THỤ OXI CỦA BÙN HOẠT HÓA
Water quality – Test for inhibition of oxygen consumption by actived sludge
Lời nói đầu
TCVN 6226:1996 hoàn toàn tương đương với ISO 8192:1986 (E);
TCVN 6226:1996 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 147 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC – THỬ SỰ ỨC CHẾ KHẢ NĂNG TIÊU THỤ OXI CỦA BÙN HOẠT HÓA
Water quality – Test for inhibition of oxygen consumption by actived sludge
Cảnh báo và chú ý an toàn – Bùn hoạt hóa và nước cống có thể chứa nhiều sinh vật mầm bệnh tiềm tàng. Vì vậy phải hết sức thận trọng khi làm việc với chúng.
Phải cẩn thận khi làm việc với các chất dùng để thử độc tính và các chất chưa rõ bản chất.
1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đánh giá tác dụng ức chế của một chất thử tới khả năng tiêu thụ oxi của các vi sinh vật trong bùn hoạt hóa. Tác dụng ức chế có thể bao gồm tác dụng tới sự hô hấp và sự dinh dưỡng.
1.2. Phương pháp này cung cấp thông tin về tác dụng ức chế hoặc kích thích của chất thử tới bùn hoạt hóa sau một thời gian tiếp xúc ngắn (khoảng dưới 180 min).
1.3. Phương pháp này có thể áp dụng cho các hóa chất tan được trong những điều kiện thử. Phải đặc biệt cẩn thận với những chất ít tan trong nước và những chất tiêu thụ hoặc sản ra oxi theo quá trình hóa lý.
Phụ lục A nêu hai thí dụ áp dụng. Phương pháp A nhằm trình bày những điều kiện trong nước mặt. Phương pháp B nhằm nêu những điều kiện trong các trạm xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Kết quả thu được từ hai phương pháp có thể khác nhau. Điều căn bản là phải nêu rõ trong báo cáo về phương pháp đã chọn.
Với các chất bay hơi chỉ có thể áp dụng thí dụ thứ nhất.
Phương pháp này cũng có thể dùng để thử nước thải.
Chú thích
1) Phải thận trọng khi thể hiện các kết quả thử với chất bay hơi, bởi vì chúng thường thấp do không luôn luôn duy trì được nồng độ ban đầu.
2) Cần thận trọng như vậy với kết quả thử chất khó tan. Tác dụng ức chế có thể bị thấp nếu độ tan của chất thay đổi theo môi trường thử.
1.4. Các kết quả thử ở đây chỉ được xem như một định hướng về độc tính của chất thử bởi vì bùn từ các nguồn khác nhau cũng khác nhau về thành phần và nồng độ vi khuẩn. Ngoài ra, phòng thí nghiệm không thể tạo ra những điều kiện giống như môi trường thực. Thí dụ như sự quen dần theo thời gian của các vi sinh vật trong bùn hoạt đối với chất thử, hoặc như chất thử có thể bị hấp thụ lên bùn hoạt hóa, và sau một thời gian, nồng độ của nó sẽ cao hơn so với nồng độ đem thử.
Tiêu chuẩn này áp dụng những định nghĩa sau:
2.1. Bùn hoạt hóa: sinh khối tích tụ được tạo ra trong xử lý nước thải do sự phát triển của vi khuẩn và vi sinh vật khác khi có oxi hòa tan. (Định nghĩa theo TCVN 5980:1995 (ISO 6107/1).
2.2. Chất rắn lơ lửng: chất rắn tách ra từ bùn hoạt hóa bằng cách lọc hoặc ly tâm và sấy khô ở khoảng 100 oC đến khối lượng không đổi. Chất rắn lơ lửng được xác định theo khối lượng khô trên đơn vị thể tích và được tính bằng gam trên lít hoặc miligam trên lít.
2.3. Tốc độ tiêu thụ oxi: lượng oxi bị tiêu thụ bởi các vi sinh vật trong bùn hoạt hóa trên đơn vị thể tích bùn trong đơn vị thời gian.
Đại lượng này được tính bằng miligam trên lít trên giờ.
2.4. Tốc độ tiêu thụ oxi riêng: lượng oxi bị tiêu thụ bởi các vi sinh vật trong bùn hoạt hóa trên đơn vị khối lượng vi sinh vật (chất rắn lơ lửng) trong đơn vị thời gian.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6001:1995 (ISO 5815: 1989) về chất lượng nước - xác định nhu cầu ôxi sinh hóa sau 5 ngày (bod5) – phương pháp cấy và pha loãng
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7323-1:2004 (ISO 7890-1:1986) về chất lượng nước - Xác định nitrat - Phần 1 - Phương pháp đo phổ dùng 2,6 - dimethylphenol do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7323-2:2004 (ISO 7890 - 2: 1986) về chất lượng nước - xác định nitrat - Phần 2 - Phương pháp đo phổ dùng 4 - fluorophenol sau khi chưng cất do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7324:2004 (ISO 5813:1983) về chất lượng nước - Xác định oxy hoà tan - Phương pháp iod do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7325:2004 (ISO 5814: 1990) về chất lượng nước - Xác định oxy hoà tan - Phương pháp đầu đo điện hoá do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5980:1995 (ISO 6107-1: 1980) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 1
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6001:1995 (ISO 5815: 1989) về chất lượng nước - xác định nhu cầu ôxi sinh hóa sau 5 ngày (bod5) – phương pháp cấy và pha loãng
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5499:1995 về chất lượng nước – phương pháp Uyncle (Winkler) xác định oxi hòa tan
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7323-1:2004 (ISO 7890-1:1986) về chất lượng nước - Xác định nitrat - Phần 1 - Phương pháp đo phổ dùng 2,6 - dimethylphenol do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7323-2:2004 (ISO 7890 - 2: 1986) về chất lượng nước - xác định nitrat - Phần 2 - Phương pháp đo phổ dùng 4 - fluorophenol sau khi chưng cất do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7324:2004 (ISO 5813:1983) về chất lượng nước - Xác định oxy hoà tan - Phương pháp iod do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7325:2004 (ISO 5814: 1990) về chất lượng nước - Xác định oxy hoà tan - Phương pháp đầu đo điện hoá do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6226:2012 (ISO 8192:2007) về chất lượng nước - Phép thử sự ức chế khả năng tiêu thụ oxy của bùn hoạt hóa dùng để oxy hóa các hợp chất cacbon và amoni
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6226:1996 (ISO 8192 : 1986 (E)) về chất lượng nước - Thử sự ức chế khả năng tiêu thụ oxy của bùn hoạt hoá do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6226:1996
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1996
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra