Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5986:1995
ISO 6107-7: 1990
CHẤT LƯỢNG NƯỚC. THUẬT NGỮ - PHẦN 7
Water quality. Terminology - Part 7
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ dùng trong các lĩnh vực đặc tính chất lượng nước. Các thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp tương đương cho trong phụ lục A
1.Sự phân huỷ bùn hiếu khí: Quá trình sinh học, trong đó bùn hoạt hoá bậc một hoặc bùn lắng bị ôxi hoá một phần bởi sự thông khí kéo dài. Quá trình này về cơ bản kết thúc bằng sự hô hấp nội sinh và hoạt động của các sinh vật mồi
2.Tảo: Nhóm lớn các sinh vật đơn hoặc da bào, kể cả vi khuẩn gọi là cyanobacteria, thường chứa diệp lục (clorophy) hoặc các sắc tố khác. Các sinh vật này thường sống trong nước và có khả năng quang hợp
3.Sự đối kháng: Sự giảm cường độ của một hiệu ứng (hoá học hoặc sinh học)của một chất hoặc sinh vật do có mặt chất hoặc sinh vật khác. Hiệu ứng tổ hợp sẽ thấp hơn so với tổng các hiệu ứng riêng biệt của các chất hoặc sinh vật
4.Vi khuẩn: Nhóm lớn các sinh vật nhỏ, có hoạt động trao đổi chất, đơn bào với các nhân phân tán (không phải gián đoạn) phần lớn sống tự do, và thường sinh sản bằng cách phân dôi
5.Mẫu vi khuẩn: Mẫu được lấy một cách vô trùng trong bình chứa đã vô trùng và đươc bảo quản để phân tích vi khuẩn
6.Thực khuẩn: Nhóm các vi rút đặc biệt mà chu trình sống của chúng diễn ra trong các vi khuẩn chủ nhất định
7.Vùng đáy: Nhìn chung là vùng thấp nhất của khối nước, kể cả trầm tích và lớp đá mà ở đó tồn tại các sinh vật (Xem TCVN 5980(ISO 6107 - 1), trầm tích đáy)
8.Nước đen: Nước thải và chất bài tiết từ nhà xí, trừ nước thải từ bồn tắm, vòi sen, chất rửa tay và bồn rửa bát
9.Sinh vật colifom (dạng coli); Nhóm vi khuẩn hiếu khí và có khả năng yếm khí, gram âm, không hình thành bào tử, lên men lactozơ, thường cư trú trong ruột già (đại tràng) của người và động vật. Nói chung, ngoài E.coli, nhiều loài trong chúng có khả năng tồn tại và sinh sản trong môi trường tự nhiên (xem thêm ISO 9308 - 1)
10.Eschevichia coli (E.coli): Sinh vật dạng coli chịu nhiệt hiếu khí và có khả năng yếm khí, chúng làm lên men lactozơ (hoặc mannitol) ở nhiệt độ 440C để tạo ra cả axit và khí và cũng tạo ra indole từ tryptophan. Chúng thường cư trú trong ruột già của người và động vật mầu nóng. E,coli thường không có khả năng sinh sản trong nước thải và nước mặt bị ô nhiễm (xem thêm ISO 7251)
11.Feacal Streptococci: Một số loài streptococci hiếu khí và có khả năng yếm khí, có kháng nguyên (antigen) nhóm D, Lancefield và thường cư trú ở ruột già của người và động vật. Sự tồn tại của chúng trong nước, ngay cả khi không có E.coli, chứng tỏ có sự ô nhiễm do phân
12.Chu kì làm việc của cái lọc: Khoảng thời gian giữa hai lần rửa cái lọc
13.Lũ: Dòng nước ngọt có tốc độ tương đối cao trong một thời gian ngắn ở sông hoặc suối, gây ra do mưa to hoặc tuyết tan nhanh
14.Ranh giới nước ngọt: Điểm ở cửa sông mà phía thượng lưu của nó nước biển không xâm nhập tới trong điều kiện thuỷ ăn và thuỷ triều xác định
15.Nấm: Nhóm lớn các sinh vật dị dưỡng, thường tạo thành bào tử và có nhân rõ rệt nhưng không có chất quang hợp, như clorophyl. Men là nấm đơn bào sản sinh bằng nảy chồi. Loại nấm khác là đa bào có cấu tạo hình sợi, chẳng hạn loại Fusarium là loại gây tắc các lớp lọc sinh học và loài Geotrichum là loại gây xốp bùn hoạt hoá
16.Lưu vực: Đồng nghĩa với Catchment area theo TCVN 5982 (ISO 6107 -3)
17.Nước xâm: Nước thải từ bồn tắm, vòi sen, và bồn rửa bát, trừ nước thải và chất bài tiết từ nhà xí
18.Chất tẩy rửa mạnh: Chất tẩy rửa có hoạt chất hoạt động bè mặt, không bị phân huỷ sinh học bậc một và các tính chất hoạt động bề mặt của nó giảm không đáng kể trong xử lí sinh học nước thải
19.Nước thấm rác: Nước thấm qua bãi rác hay các vật liệu đặc biệt dễ thẩm thấu khác
20.Vi sinh vật ưu nhiệt độ trung bình: Các vi sinh vật mà nhiệt độ sinh trưởng tối ưu của chúng nằm trong khoảng 20 và 450C
21.Bệnh thừa
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5981:1995 (ISO 6107-2: 1989) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 2
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5983:1995 (ISO 6107/4: 1993) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 4
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5984:1995 (ISO 6107-5: 1993) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 5
- 4Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 39:2011/BTNMT về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 1Quyết định 2920-QĐ/MTg năm 1996 về việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường do Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5980:1995 (ISO 6107-1: 1980) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 1
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5981:1995 (ISO 6107-2: 1989) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 2
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5982:1995 (ISO 6107/3: 1993) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 3
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5983:1995 (ISO 6107/4: 1993) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 4
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5984:1995 (ISO 6107-5: 1993) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 5
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5985:1995 (ISO 6107-6: 1986) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 6
- 8Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 39:2011/BTNMT về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8184-7:2009 (ISO 6107 - 7 : 2004) về Chất lượng nước - Thuật ngữ - Phần 7
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5986:1995 (ISO 6107-7: 1990) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 7
- Số hiệu: TCVN5986:1995
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1995
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra