Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5985:1995
ISO 6107-6: 1986

CHẤT LƯỢNG NƯỚC. THUẬT NGỮ  - PHẦN 6
Water quality. Terminology - Part 6

 

1.Mở đầu

Các  thuật  ngữ  trong  tiêu  chuẩn  này  được  xây  dựng  nhằm  cung  cấp  thuật  ngữ  tiêu chuẩn về đặc tính chất lượng nước. Các thuật ngữ trong tiêu chuẩn này có thể giống với các thuật ngữ do các tổ chức quốc tế khác xuất bản, song các định nghĩa có thể khác vì chúng được soạn thảo cho các mục đích khác nhau

2.Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ dùng trong các lĩnh vực đặc tính chất lượng nước. Danh mục  thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp tương đương được cho trong phụ lục A

1.Phân huỷ phi sinh học: Sự phân huỷ của các chất do các quá trình hoá học và lí học, chẳng hạn sự thuỷ phân, quang phân, ôxi hoá khử

2.Sự amoni hoá: Sự chuyển hoá các hợp chất chứa nitơ thành các ion nhờ vi khuẩn

3.Sự  phân  huỷ  bùn  kị  khí:  Quá trình có điều kiện của  sự phân huỷ bù bằng vi  khuẩn trong điều kiện yếm khí có thể được thực hiện ở nhiệt độ môi trường trong khoảng 25 0C và 400C (phân huỷ ở nhiệt độ   trung bình) hoặc trong khoảng 450C và 600C (phân huỷ ở nhiêt độ cao)

4.Bể điều hoà: Bể được thiết kế để làm cân bằng tốc độ của các dòng nước, chẳng hạn nước uống hoặc nước thải, tới các công trình, quá trình xử lí hoặc cống thải

5.Sự tích tụ sinh học: Quá trình tích tụ chất trong các sinh vật hoặc trong các bộ phận của chúng

6.Sự phân di: Quá trình nhờ đó các chất trong môi trường di chuyển đến các phần khác nhau của môi trường xung quanh như nước, không khí, sinh cảnh (biota), đất và trầm tích (xem sự tích tụ sinh học)

7.Độ dẫn, độ dẫn điện: Xem ISO 31/5:5 - 36.1, độ dẫn

8.pH cân bằng: Giá trị pH ổn định về mặt nhiệt động của một dung dịch, hoặc một lưu vực, vùng (khối) nước khi đạt được trạng thái cân bằng không chỉ bên trong bản thân pha nước mà còn giữa pha nước với các pha khác tiếp xúc với nó

9.Chất trợ keo tụ: Chất, thường là đa điện li, được   thêm vào tác nhân đông tụ để tăng cường hiệu quả keo tụ

10.Chu kì phân huỷ: Khoảng thời gian mà nồng độ hay khối lượng của một chất bị phân huỷ hoặc phân rã còn một nửa giá trị ban đầu của nó

11.Trị halometan (THM): Các hợp chất trong đó ba nguyên tử hydro của phân tử mêtan được chế bởi các nguyên tử clo, brom hoặc iot


Chú thích: Các chất đó có thể được hình thành từ các chất hữu cơ trong nước đã được

xử lí hoặc khử trùng bằng các halogen (trừ flo) hoặc bằng các chất ôxi hoá có khả năng giải phóng halogen

12.Dụng cụ đo độ hao: Dụng cụ chứa một lớp hoặc một cột đất dùng để đo sự hao hụt do sự thoát hơi nước, sự thấm và sự rửa trôi trong các điều kiện có  kiểm soát

13.Tầng biển nhiệt (Metalimnion): Xem ISO 6107 - 1, thermocline

14.Sự di trú: Sự di chuyển tự phát hoặc cưỡng bức của các sinh vật, hoặc của các chất tan hoặc không tan trong vùng nước

15.Nguồn phân tán: Nguồn làm ô nhiễm nước mặt hoặc nước ngầm, không xuất phát từ một điểm mà từ một diện rộng, chẳng hạn sự rửa trôi từ đất

16.Tính thẩm thấu: Tính chất   của một màng hoặc vật liệu khác đặc trưng cho khả năng cho phép các chất đi qua chúng một cách chọn lọc

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5985:1995 (ISO 6107-6: 1986) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 6

  • Số hiệu: TCVN5985:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1995
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản