Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5037 : 1989

ÔTÔ RƠMÓOC VÀ BÁN RƠMÓOC

YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG

Cơ quan biên soạn: Trung tâm Tiêu chuẩn - Chất lượng

Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt:

Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước

Quyết định ban hành số 723/QĐ ngày 25 tháng 12 năm 1989

 

ÔTÔ, RƠMÓOC VÀ BÁN RƠMÓOC

YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG

Trailer and semitrailer lorry. General specifications

1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho rơmoóc và bán rơmoóc dùng trong vận tải công cộng, móc nối với các xe ôtô thông dụng với điều kiện khí hậu chuẩn.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 3821 -82

2. Trục rơmoóc và bán rơmoóc phải phù hợp với yêu cầu của các tài liệu pháp quy kỹ thuật hiện hành.

3. Cụm mâm xoay, giá chuyển hướng của rơmoóc phải quay được cả về hai phía với góc không nhỏ hơn 600C.

4. Kích thước, vị trí của cơ cấu móc kéo và cơ cấu mâm xoay phải đảm bảo sao cho hai đoàn xe chuyển hướng thì vị trí giữa xe kéo và rơmoóc đạt yêu cầu như hình vẽ.

Hình

R1 - Bán kính quét của điểm góc đuôi thùng xe kéo;

R2 - Bán kính quét của điểm góc đầu thùng rơmoóc;

P1 - Tâm cơ cấu moóc kéo của xe kéo;

P2 - Tâm quay của cơ cấu mâm xoay của rơmoóc

5. Kích thước lắp nối và kích thước của ngõng quay của bán rơmoóc theo các tài liệu pháp quy kỹ thuật hiện hành.

6. Trong rơmóoc và bán rơmoóc có trang bị phanh (không kể loại phanh quán tính) cho phép lắp thêm một đầu nối để kéo theo rơmóoc thứ hai. Trong trường hợp này, vị trí lắp nối ở phần đuôi rơmoóc theo TCVN 5035 - 89.

7. Rơmoóc và bán rơmoóc không có trang bị cơ cấu móc kéo phía sau thì phải có bộ phận để nối (ví dụ: móc kéo).

8. Vị trí móc kéo ở đuôi rơmoóc , bán rơmoóc phải phù hợp với TCVN 5035 - 89.

9. Bán rơmoóc phải có bộ phận chân chống để đỡ phần trước của nó và để phần móc nối và tháo dỡ bán rơmóoc với xe kéo được dễ dàng. Bộ phận điều khiển cơ cấu chân chống phải được bố trí ở cả hai phía bán rơmóoc.

Cho phép bố trí bộ phận điều khiển chân không ở một phía (bên phải) của bán rơmoóc, khi đó cả hai chân chống của bán rơmoóc phải được tác động đồng thời.

Lực quay tay dẫn động, nâng hạ chân chống của bán rơmoóc trong trường hợp moóc đủ tải không được quá 200N.

Đối với cơ cấu chân chống bán rơmoóc có tải trọng lớn hơn 20T thì cho phép lực tác dụng lên tay quay không lớn hơn 400N.

10. Khoảng sáng tại chân chống khi rơ móc đủ tải và ứng với trường hợp tải trọng trục tới 6T thì không nhỏ hơn 400mm. Khi tải trọng lớn hơn 6T thì khoảng sáng tại chân chống không nhỏ hơn 320 mm.

11. Áp lực tĩnh thẳng đứng trên cơ cấu móc nối của xe kéo đối với vòng càng kéo của rơmoóc trong trường hợp xe đồng tải không được lớn hơn 500N.

12. Rơmoóc và bán rơmoóc phải có bộ phận chiếu sáng ở bên ngoài xe. Cực âm nối với khung xe.

13. Rơmoóc loại có tổng khối lượng lớn hơn 0,75T và bán rơmoóc phải có trang bị hệ thống phanh công tác và phanh đỗ tại chỗ.

Cho phép không trang bị phanh công tác và phanh đỗ tại chỗ đối với các rơmoóc một trục có tổng khối lượng đến 2,5T trong trường hợp tổng khối lượng của rơmoóc không lớn hơn 65% khối lượng của xe kéo khi đồng tải.

14. Dẫn động điều khiển hệ thống phanh hơi của rơmoóc và bán rơmo

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5037:1989 (ST SEV 3821 -82) về Ô tô, rơmooc và nửa rơmooc - Yêu cầu kỹ thuật chung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN5037:1989
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1989
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản