Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4326:2001

THỨC ĂN CHĂN NUÔI - XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM VÀ HÀM LƯỢNG CHẤT BAY HƠI KHÁC

Animal feeding stuffs - Determination of moisture and other volatile matter content

1. Phạm vi hoạt động

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi khác trong thức ăn chăn nuôi.

Phương pháp này áp dụng đối với thức ăn chăn nuôi, ngoại trừ:

a) các sản phẩm sữa;

b) các chất khoáng;

c) các hỗn hợp chứa một lượng đáng kể các sản phẩm sữa hoặc các chất khoáng, ví dụ những chất thay thế sữa;

d) thức ăn chăn nuôi chứa phụ gia giữ ẩm (ví dụ propylen glycol);

e) những thức ăn chăn nuôi đơn giản sau:

- dầu và chất béo thực vật và động vật {áp dụng phương pháp A trong TCVN 6120:1996 (ISO 662 [1])};

- các hạt có dầu (phương pháp quy định trong ISO 665 [2]);

- khô dầu {phương pháp quy định trong TCVN 4801 - 89 (ISO 771 [3])};

- ngũ cốc, trừ ngô và các sản phẩm ngũ cốc (phương pháp quy định trong ISO 712 [4]);

- ngô {phương pháp chuẩn quy định trong TCVN 4846 - 89 (ISO 6540 [5])}

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 6952:2001 (ISO 6498) Thức ăn chăn nuôi - Chuẩn bị mẫu thử.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi khác (Moisture and other volatile matter content)

Lượng những chất mất đi trong quá trình làm khô mẫu theo tiêu chuẩn này.

Chú thích - Độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi khác được biểu thị dưới dạng phần trăm khối lượng, % (m/m)

4. Nguyên tắc

Sự giảm khối lượng phần mẫu thử trong quá trình làm khô được xác định theo những điều kiện cụ thể phụ thuộc vào bản chất của mẫu.

5. Thiết bị và vật liệu

Sử dụng các thiết bị và vật liệu dùng trong phòng thí nghiệm, cụ thể như sau:

5.1. Cân phân tích: có thể cân chính xác đến 1 mg.

5.2. Hộp lồng: bằng kim loại không gỉ hoặc bằng thủy tinh, có nắp đậy kín và thiết diện ngang có thể chứa được khoảng 0,3 g/cm3.

5.3. Tủ sấy dùng điện: có hệ thống thông gió tốt và có khả năng duy trì ở nhiệt độ 1030C ± 20C.

5.4. Tỷ sấy chân không dùng điện:  có khả năng duy trì ở nhiệt độ 800C ± 20C và có thể tạo ra áp suất dưới 13 kPa.

Tủ có gắn bộ ổn nhiệt và bơm chân không, và thiết bị cung cấp không khí khô, hoặc thiết bị làm khô bằng canxi oxít (CaO) (300 g CaO dùng cho 20 mẫu).

5.5. Bình hút ẩm: chứa chất hút ẩm hiệu quả.

5.6. Cát: được rửa axit.

6. Lấy mẫu

Phương pháp lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này, nên lấy mẫu theo ISO 6497 [6].

Mẫu gửi đến phòng thí nghiệm phải là mẫu trung thực và có tính đại diện, không bị hư hại hoặc biến đổi thành phần trong quá trình vận chuyển và bảo quản.

Trong quá trình bảo quản mẫu phải giảm tối thiểu sự hư hại và sự biến đổi thành phần của mẫu.

7. Chuẩn bị mẫu thử

Chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 6952:2001 (ISO 6498).

8. Cách tiến hành

8.1. Phần mẫu thử

8.1.1. Thức ăn chăn nuôi dạng lỏng hoặc dạng nhão, và thức ăn chăn nuôi chủ yếu chứa dầu và chất béo

Rải một lớp cát mỏng (5.6) và đặt một đũa thủy tinh vào hộp lồng (5.2). Đem sấy hộp lồng có cát, đũa tỉnh tinh và nắp đ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999) về thức ăn chăn nuôi - Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi khác do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN4326:2001
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 28/12/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản