Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU BIẾN DẠNG ĐÀN HỒI
Tiêu chuẩn này dùng chung cho các loại gỗ
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định các chỉ tiêu biến dạng đàn hồi của gỗ; môđun đàn hồi khi nén dọc thớ, môđun đàn hồi khi kéo ngang thớ, môđun đàn hồi khi uốn tĩnh.
1. Để xác định các chỉ tiêu biến dạng đàn hồi của gỗ, dùng các thiết bị, dụng cụ sau đây:
- máy thử phải có lực thử không nhỏ hơn 200KG khi xác định môđun đàn hồi nén, kéo ngang thớ, uốn tĩnh; không nhỏ hơn 500KG khi xác định môđun đàn hồi nén và kéo dọc thớ;
Máy phải có bệ đỡ hình cầu; nếu không có thì phải dùng thêm bệ đỡ hình cầu kiểu di chuyển được;
- tenxơmét có độ phóng đại khoảng 1000 lần và có thể do biến dạng chính xác đến 0,5 độ chia trên thang chia độ của tenxơmét:
- dụng cụ để xác định độ ẩm theo TCVN 358-70;
- thiết bị chuyên dùng cho từng dạng thử (mô tả riêng bên dưới).
II. XÁC ĐỊNH MÔĐUN ĐÀN HỒI NÉN DỌC THỚ
a. Thiết bị thử
2. Khi xác định môđun đàn hồn nén dọc thớ, dùng các thiết bị và dụng cụ nêu ở điều 1.
b. Chuẩn bị thử
3. Làm mẫu. Mẫu thử phải có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước đáy 20 x 20mm chiều cao dọc thớ 60mm
Nếu dùng tenxơmét có gốc lớn hơn 20mm thì chiều cao mẫu cũng tương ứng tăng lên. Chiều cao mẫu lớn nhất không quá 140mm.
Các yêu cầu khác về hình dạng và độ chính xác của mẫu phải đúng các điều 14, 15 trong TCVN 356-70.
d. Tiến hành thử
4. Đo mẫu. Ở mỗi mẫu, đo chính xác đến 0,1mm chiều rộng a và chiều dày b của mẫu tại 3 chỗ: ở chính giữa và ở chỗ chân bắt tenxơmét; trước khi đo dùng bút chì kẻ 3 đường lên các mặt tương ứng của mẫu ở 3 vị trí đó.
Tính trung bình cộng các trị số đo được của mỗi cạnh a và b chính xác đến 0,1mm; dùng trị số trung bình này làm kích thước mặt cắt ngang của mẫu khi tính môđun đàn hồi.
5. Bố trí tenxơmét Để đo biến dạng, trên hai đối nhau của mẫu, bố trí 2 tenxơmét có gốc là 20mm và độ phóng đại khoảng 1000 lần.
Đặt tenxơmét lên hai mặt bên của mẫu cho thật chính xác theo các đường đã vạch dấu (hai đường kẻ chỉ ngoài). Dưới chân tenxơmét, đặt các miếng đệm bằng xenluylô (hay một vật liệu nào khác thay thế) dán vào gỗ; miếng đệm vuông 5 x 5mm, dày 0,5 – 1mm.
Tenxơmét phải được bắt thật chắc chắn. Kiểm tra tenxơmét bắt đã đúng chưa bằng cách gõ nhẹ ngón tay lên mẫu. Nếu bắt đúng thì kim của nó chỉ dao động trong phạm vi một vạch của thang chia độ.
6. Thử mẫu. Lực nén phải truyền dọc theo chiều cao mẫu. Mỗi mẫu phải chịu tải từ 100KG đến 400KG (sáu lần).
Tăng tải phải đều đặn với tốc độ trung bình là 500 ± 100 KG/phút
Ghi tốc độ tăng tải vào «Biểu».
Thứ tự tăng tải và ghi biến dạng như sau: đầu tiên, nén mẫu với giới hạn tải trọng dưới là 100KG, ghi số đo của tenxơmét. Sau đó nén mẫu với giới hạn tải trọng trên là 400KG và cũng ghi số đo của tenxơmét.
Tiếp theo, giảm tải xuống khoảng 80 – 90KG, rồi lại tăng tải đến giới hạn gần 100KG, ghi lại số đo của tenxơmét ở tải trọng 100KG này. Tiếp tục tăng tải đến giới hạn trên 400KG và ghi lại số đo của tenxơmét. Sau đó lại giảm xuống quá giới hạn dưới và lặp lại cho được sáu lần đối với mỗi mẫu thử.
SƠ ĐỒ TĂNG TẢI LẶP LẠI 6 LẦN ĐỂ XÁC ĐỊNH MÔĐUN ĐÀN HỒI NÉN DỌC THỚ
Hình 1
Số đọc ở tenxơmét, ứng với giới hạn tải trọng trên và dưới lấy chính xác đến 0,5 độ chia. Số đọc ở mỗi tenxơmét ứng với mỗi tải trọng, phải ghi
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 366:1970 về gỗ – phương pháp xác định công riêng khi uốn va đập
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 367:1970 về gỗ – phương pháp giới hạn khi trượt và cắt
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 369:1970 về gỗ – phương pháp xác định độ cứng
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8048-13:2009 (ISO 4469:1981) về Gỗ - Phương pháp thử cơ lý - Phần 13: Xác định độ co rút theo phương xuyên tâm và phương tiếp tuyến
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 356:1970 về gỗ - phương pháp lấy mẫu và yêu cầu chung khi thử cơ lý
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 358:1970 về gỗ – phương pháp xác định độ ẩm khi thử cơ lý
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 366:1970 về gỗ – phương pháp xác định công riêng khi uốn va đập
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 367:1970 về gỗ – phương pháp giới hạn khi trượt và cắt
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 369:1970 về gỗ – phương pháp xác định độ cứng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8048-4:2009 (ISO 3349:1975) về Gỗ - Phương pháp thử cơ lý - Phần 4: Xác định môđun đàn hồi uốn tĩnh
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8048-13:2009 (ISO 4469:1981) về Gỗ - Phương pháp thử cơ lý - Phần 13: Xác định độ co rút theo phương xuyên tâm và phương tiếp tuyến
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 370:1970 về gỗ – phương pháp xác định các chỉ tiêu biến dạng đàn hồi
- Số hiệu: TCVN370:1970
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1970
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra