Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2677 : 1978

NƯỚC UỐNG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG BẠC

Drinking Water – Determination of Silver Content

Tiêu chuẩn này áp dụng cho nước uống và quy định phương hướng xác định hàm lượng bạc.

1. Lấy mẫu

1.1. Lấy mẫu nước uống theo TCVN 2652:1978

1.2. Thể tích mẫu lấy để xác định hàm lượng bạc không được ít hơn 500ml. Đựng mẫu trong chai chất dẻo vì thủy tinh có khả năng hấp thụ bạc.

1.3. Bảo quản mẫu bằng cách thêm vào 5ml axit nitric vào một lít mẫu.

1.4. Những yêu cầu chung để chuẩn bị dụng cụ, thuốc thử cho phương pháp so màu theo điều 2 của TCVN 2665:1978.

2. Phương pháp thử

2.1. Nguyên tắc

Phương pháp dựa trên việc tạo hợp chất màu vàng của bạc và dithizon, dùng cacbon tetraclorua để tách bạc dithizonat ở pH từ 1,5 đến 2,0. Đem so màu với dãy dung dịch có nồng độ bạc đã biết.

Độ nhạy của phương pháp (nếu thể tích mẫu nước – 200ml) – 1mkg/l.

2.2. Dụng cụ, vật dụng và thuốc thử

Dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm: ống trụ chia độ dung tích 10 và 25ml; pipet dung tích 1 và 5ml có chia độ đến 0,01 và 0,1ml; buret dung tích 25ml có khóa kín.

Ống nghiệm so màu có nút mài;

Phễu tách dung tích 250 – 300ml;

Cái nhỏ giọt;

Amoni pesunfat;

Amoni hydroxit, dung dịch 25%;

Dithizon (difenylthiocacbazon);

Axit nitric;

Axit atscobic;

Axit sunfuric;

Chì axetat;

Bạc nitrat;

Trilon B;

Cacbon tetratclorua;

Natri dietyldithiocacbamat

Nước cất.

2.3 Chuẩn bị phân tích

2.3.1. Chuẩn bị dung dịch tiêu chuẩn chính của bạc nitrat

Hòa tan 0,157g bạc nitrat (AgNO3) tinh khiết hóa học vào một lượng nước cất nhỏ, trong bình định mức dung tích 1 lít, dùng 2 – 3 giọt axit nitric đậm đặc để oxit hóa và thêm nước đến vạch mức, lắc đều. 1ml dung dịch có 100 mkg Ag.

2.3.2. Chuẩn bị dung dịch tiêu chuẩn làm việc của bạc nitrat

Điều chế bằng cách pha loãng dung dịch chính ra 1.000 lần (1.1000). Phải pha loãng ra 10, 100 lần và cuối cùng mới pha loãng 1000 lần. 1ml dung dịch có 0,1mkg Ag.

2.3.3. Chuẩn bị dung dịch axit atscobic 20%

Hòa tan 20g axit atscobic vào 80 ml nước cất.

2.3.4. Chuẩn bị dung dịch dithizon 0,01%.

Cho 0,05g dithizon đã làm sạch vào bình định mức dung tích 500ml, hòa tan trong một lượng cacbon tetraclorua nhỏ. Sau khi chất pha chế tan, thêm cacbon tetraclorua đến vạch mức, lắc đều.

2.3.5. Chuẩn bị dung dịch dithizon 0,0005%.

Pha loãng dung dịch dithizon 0,01% bằng cacbon tetraclorua cho đến 0,0005%.

2.3.6. Chuẩn bị dung dịch trilon B 0,2N.

Hòa tan 36g muối dinatri của axit etylendiamin – tetraxetic vào nước cất và thêm nước cất đến 1 lít.

2.3.7. Chuẩn bị dung dịch amoni pesunfat 25%

Hòa tan 100g amoni pesunfat vào 300ml nước cất và làm sạch. Muốn vậy, lọc dung dịch vào phễu tách trong đó có thêm vài ml chì dietyldithiocacbomat (DK) trong cacbon tetraclorua, lắc mạnh 1 – 2 phút. Chiết lặp lại bằng chì dietyldithiocacbamat (DIK) cho đến khi lớp hữu cơ không còn màu.

2.3.8. Chuẩn bị dung dịch chì dietyldithiocacbamat

Hòa tan 0,10g Pb (CH3COO)2 vào 50 – 100ml nước cất, thêm 0,10g natri dietyldithiocacbamat. Khi đó sẽ tạo ra kết tủa trắng (DIK) của chì. Chuyển dung dịch và kết tủa và phễu tách, thêm 250ml CCl4 qua giấy lọc khô, cho dịch lọc chảy vào bình định mức dung tích 500ml, thêm CCl4 đến vạch mức, lắc đều, dung dịch bền trong 3 tháng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2677:1978 về nước uống - phương pháp xác định hàm lượng bạc

  • Số hiệu: TCVN2677:1978
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1978
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản