Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 2675:1978
NƯỚC UỐNG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MOLIPĐEN
Drinking Water – Determination of the Molipden Content
Tiêu chuẩn này áp dụng cho nước uống và quy định phương pháp so màu với thioxianua để xác định hàm lượng molipđen.
Phương pháp dựa trên việc tạo hợp chất phức màu vàng hồng của molipđen hóa trị năm với thioxianua. Dùng thiếc diclorua để thử Mo6+ thành Mo5+. Độ nhạy của phương pháp (thể tích nước lấy để thử - 100ml) là 2,5mkg/l.
1. Lấy mẫu
1.1. Lấy mẫu theo TCVN 2652:1978
1.2. Lấy mẫu nước để xác định hàm lượng molipđen phải không được ít hơn 200ml.
1.3. Thời gian trung gian giữa lúc lấy mẫu đến lúc tiến hành phân tích phải ngắn và làm như vậy sẽ không cần cho chất bảo quản vào mẫu nước đã lấy.
2. Dụng cụ, vật dụng và thuốc thử
Máy so màu quang điện, cuvet có chiều dày lớp dung dịch làm việc 10mm.
Dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm
Bình định mức dung tích 100 và 1000ml.
Pipet dung tích 10, 50 và 100ml không chia độ.
Bình hình trụ dung tích 10 và 100ml.
Ống nghiệm so màu có nút mài.
Buret có khóa dung tích 25ml.
Phễu tách, dung tích 250ml.
Amoni molipđen.
Rượu izoamilic.
Kali pemanganat.
Axit sunfuric.
Axit clohydric.
Kali thioxianua.
Kali natri tactrat.
Thiếc kim loại.
Cacbon tetraclorua.
Nước cất.
Tất cả các thuốc thử phải có độ tinh khiết “để phân tích”
3. Chuẩn bị phân tích
3.1. Chuẩn bị dung dịch tiêu chuẩn chính của amoni molipdat
Hòa tan 0,184g (NH4)6Mo7O24.4H2O vào một lượng nước nhỏ (nước cất nóng). Chuyển vào bình định mức dung tích 1000ml, làm nguội và thêm nước cất đến vạch mức, 1ml dung dịch này có 100mkg Mo6+.
3.2. Chuẩn bị dung dịch làm việc của amoni molipdat
Dùng nước cất pha loãng 10ml dung dịch tiêu chuẩn chính đến 1l. 1ml dung dịch có 1mkg Mo6+.
Phải dùng dung dịch mới chuẩn bị.
3.3. Chuẩn bị dung dịch kali pemanganat 0,1N
Chuẩn bị dung dịch từ ficxanan.
3.4. Chuẩn bị dung dịch kali-natri tactrat 33% (muối xenhet)
Hòa tan 50g KNaC4H4O.4H2O vào 100ml nước cất.
3.5. Chuẩn bị dung dịch kali thioxianua 25%
Hòa tan 25 g KCNS vào 75 ml nước cất.
3.6. Chuẩn bị dung dịch thiếc diclorua 20%
Hòa tan 20g SnCl2. 2H2O khi đun nóng vào 20ml axit clohydric (khối lượng riêng 1,19 g/cm3) và dùng nước cất pha loãng đến 100ml.
Để làm bền và giữ tính khử của dung dịch, cho thêm vào vài cục thiếc kim loại.
4.1. Để nâng cao độ nhạy của phương pháp và loại trừ ảnh hưởng của nhiều nguyên tố, dùng một thể tích nhỏ dung môi hữu cơ chiết phức chất màu của molipden. Phép xác định gồm có hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất – loại các chất hữu cơ. Khi đó sẽ bão hòa mẫu nước cần nghiên cứu bằng rượu izoamilie. Giai đoạn thứ hai – dùng dung môi hữu cơ chiết phức chất của molipđen.
Để thực hiện giai đoạn thứ nhất cho 100ml nước cần nghiên cứu vào phễu tách dung tích 250ml. Sau đó, thêm 8 – 10ml axit sunfuric (1:1), thêm từng giọt dung dịch kali pemanganat 0,1N cho đến màu hồng bền (không mất trong 5 phút), 2ml hỗn hợp rượu izoamilic và cacbon tetraclorua (1:1). Lắc dung dịch trong phễu 30 giây và để cho phân lớp. Nếu lớp dung môi hữu cơ tách vào ống nghiệm sau khi chiết không màu, thì tiếp tục giai đoạn thứ hai. Khi có lớp chất màu phải chiết lại các chất hữu cơ cho đến lúc t
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2655:1978 về nước uống - Phương pháp xác định độ pH
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2671:1978 về nước uống - Phương pháp xác định hàm lượng chất hữu cơ
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2673:1978 về nước uống - phương pháp xác định hàm lượng clo tự do
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2674:1978 về nước uống - Phương pháp xác định hàm lượng beryli
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2676:1978 về nước uống - phương pháp xác định hàm lượng chì và kẽm trong cùng một mẫu
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2677:1978 về nước uống - phương pháp xác định hàm lượng bạc
- 1Quyết định 2669/QĐ-BKHCN năm 2008 hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2655:1978 về nước uống - Phương pháp xác định độ pH
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2671:1978 về nước uống - Phương pháp xác định hàm lượng chất hữu cơ
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2673:1978 về nước uống - phương pháp xác định hàm lượng clo tự do
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2674:1978 về nước uống - Phương pháp xác định hàm lượng beryli
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2676:1978 về nước uống - phương pháp xác định hàm lượng chì và kẽm trong cùng một mẫu
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2677:1978 về nước uống - phương pháp xác định hàm lượng bạc
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2652:1978 về nước uống - Phương pháp lấy, bảo quản và vận chuyển mẫu
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2675:1978 về nước uống - phương pháp xác định hàm lượng molypden
- Số hiệu: TCVN2675:1978
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1978
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra