Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
DÂY KIM LOẠI - PHƯƠNG PHÁP THỬ XOẮN
Wire - Torsion test method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử khả năng biến dạng của dây kim loại khi xoắn theo một hướng hoặc nhiều hướng và thử khuyết tật, tính không đồng đều của dây.
Dây thử có mặt cắt tròn, đường kính từ 0,3 đến 10 mm. Đối với những dây có các mặt cắt khác, đường kính dây là khoảng cách nhỏ nhất giữa hai thanh cặp giữ mẫu.
Tùy theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn về dây có thể tiến hành những phương pháp thử sau đây:
a) Xoắn với hướng xoắn không thay đổi;
b) Xoắn với hướng xoắn thay đổi;
c) Xoắn với hai mẫu song song.
2.1. Số lượng mẫu, phương pháp gia công mẫu được quy định trong các tiêu chuẩn của sản phẩm.
2.2. Chiều dài mẫu phụ thuộc vào độ lớn của đường kính và được quy định trong bảng 1.
Đối với những dây có mặt cắt khác, chiều dài mẫu tương ứng với chiều dài của các mẫu dây tròn có diện tích mặt cắt tương ứng.
Chú thích: cho phép dùng những mẫu có chiều dài khác theo quy định cụ thể trong các tiêu chuẩn sản phẩm.
2.3. Mẫu trước khi thử phải thẳng. Có thể nắn thẳng bằng tay, bằng búa trên bàn kê gỗ, đồng, và bằng máy nắn. Khi nắn mẫu không được làm hư hại bề mặt của mẫu, phải đảm bảo hình dạng mặt cắt và tính chất của mẫu không thay đổi.
Bảng 1
mm
Đường kính dây (d) | Chiều dài mẫu |
Lớn hơn hoặc bằng 0,3 đến 1 | 200 d |
Lớn hơn hoặc bằng 1 đến 5 | 100 d |
Lớn hơn hoặc bằng 5 | 50 d |
3.1. Ngàm máy phải có độ cứng thích hợp (lớn hơn hay bằng 62 HRC). Trên ngàm máy có thể làm các rãnh, khía để đảm bảo mẫu được phá hủy ở ngoài ngàm máy.
3.2. Hai ngàm máy khi thử phải luôn luôn ở trên cùng một trục và không để mẫu bị uốn trong khi xoắn.
3.3. Một đầu ngàm máy có thể quay xung quanh trục dọc, nhưng không được xê dịch theo trục đó; còn đầu ngàm kia có thể xê dịch theo trục dọc.
3.4. Phải có bộ phận điều chỉnh tốc độ xoắn và có bộ phận ghi số lần xoắn.
4.TIẾN HÀNH THỬ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
4.1. Mẫu phải được lắp vào máy sao cho trục của mẫu trùng với trục của ngàm máy. Trong quá trình thử mẫu phải căng.
4.2. Mẫu phải được cặp chặt để khi xoắn không xê dịch được trong ngàm máy. Cần phải đặt một lực kéo làm căng mẫu ban đầu. Lực kéo này không được quá 2 % lực phá hủy mẫu đối với các mẫu dây thép và không quá 5% lực phá hủy đối với những mẫu không có sắt.
4.3. Ngàm máy quay với tốc độ tăng dần tới khi đạt được tốc độ xoắn quy định. Quá trình xoắn được kết thúc khi mẫu gẫy hoặc tới khi đạt được số vòng xoắn quy định.
4.4. Tốc độ xoắn được quy địh ở bảng 2.
Bảng 2
Đường kính dây d (mm) | Tốc độ xoắn (vg/s) |
Lớn hơn hoặc bằng 0,3 đến 1 | 3 |
Lớn hơn hoặc bằng 1 đến 1,5 | 1,5 |
Lớn hơn hoặc bằng 1,5 đến 3 | 1 |
Lớn hơn hoặc bằng 3 đến 5 | 0,5 |
Lớn hơn h |
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1825:2008 (ISO 7802 : 1983) về Vật liệu kim loại – Dây – Thử quấn
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1826:2006 (ISO 7801 : 1984) về Vật liệu kim loại – Dây -Thử uốn gập hai chiều do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1824:1993 về Dây kim loại - Phương pháp thử kéo chuyển đổi năm 2008 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1827:2006 (ISO 7800 : 2003) về Vật liệu kim loại – Dây – Thử xoắn đơn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1824:1976 về Dây kim loại - Phương pháp thử kéo do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1825:1976 về Dây kim loại - Phương pháp thử cuốn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1826:1976 về Dây kim loại - Phương pháp thử bẻ gập nhiều do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1825:1993 về Dây kim loại - Phương pháp thử uốn
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1826:1993 về Dây kim loại - Phương pháp thử bẻ gập
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1825:2008 (ISO 7802 : 1983) về Vật liệu kim loại – Dây – Thử quấn
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1826:2006 (ISO 7801 : 1984) về Vật liệu kim loại – Dây -Thử uốn gập hai chiều do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1824:1993 về Dây kim loại - Phương pháp thử kéo chuyển đổi năm 2008 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1827:2006 (ISO 7800 : 2003) về Vật liệu kim loại – Dây – Thử xoắn đơn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1824:1976 về Dây kim loại - Phương pháp thử kéo do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1825:1976 về Dây kim loại - Phương pháp thử cuốn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1826:1976 về Dây kim loại - Phương pháp thử bẻ gập nhiều do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1825:1993 về Dây kim loại - Phương pháp thử uốn
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1826:1993 về Dây kim loại - Phương pháp thử bẻ gập
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1827:1993 về Dây kim loại – Phương pháp thử xoắn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1827:1976 về Dây kim loại - Phương pháp thử xoắn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN1827:1976
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 04/12/1976
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra