Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1773-18:1999

MÁY KÉO NÔNG - LÂM NGHIỆP - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 18: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY SỬ DỤNG
Agricultural - forestry tractors - Test methods - Part 18: Evaluation of operational reliability

Soát xét lần 3

TCVN 1773-18: 1999 thay thế cho nội dung thử quy định ở điều 3.11 và 5.7 TCVN 1773-1991.

TCVN 1773: 1999 gồm có 18 phần.

TCVN 1773-18: 1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN / TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông - lâm nghiệp biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng và Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những chỉ tiêu chính và phương pháp xác định để đánh giá độ tin cậy sử dụng máy kéo nông nghiệp và những máy kéo lâm nghiệp có công dụng tương tự.

2. Chỉ tiêu độ tin cậy

2.1. Độ tin cậy là một chỉ tiêu mang tính chất tổng hợp, tùy theo công dụng, điều kiện sử dụng tính chất đó có thể được biểu thị bằng nhiều tính chất (chỉ tiêu) khác nhau. Phạm vi của tiêu chuẩn này chỉ đề cập tới độ tin cậy trong sử dụng máy trực tiếp phục vụ sản xuất. Nó không bao gồm các tính chất khác như tính bền vững bảo quản, tính bền vững lâu dài (tuổi thọ) của máy.

2.2. Định nghĩa

2.2.1. Tiêu chuẩn này sử dụng định nghĩa các thuật ngữ “Trạng thái đúng của máy”, “Trạng thái có khả năng làm việc của máy”, “Tính không hỏng” “Tính thuận tiện sửa chữa” “Hệ số tin cậy sử dụng” và “Hệ số sử dụng kỹ thuật” cho trong TCVN 4416-87 - Độ tin cậy trong kỹ thuật - Thuật ngữ và định nghĩa.

2.2.2. Giờ máy: Chỉ số thời gian đồng hồ lắp trên máy kéo.

2.3. Các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy sử dụng

2.3.1. Máy kéo phải có trạng thái đúng được thể hiện như sau:

2.3.1.1. Khi làm việc các hệ thống của máy kéo phải bảo đảm tình trạng kỹ thuật như quy định ở phụ lục A của tiêu chuẩn này.

2.3.1.2. Các thông số kỹ thuật thực tế của máy phải phù hợp với mọi yêu cầu và các chỉ số đã được quy định trong các tài liệu kỹ thuật kèm theo máy.

2.3.2. Trong quá trình thử không xảy ra hư hỏng lặp lại, quá 2 lần đối với cùng một chi tiết máy.

2.3.3. Trong suốt quá trình thử 300 giờ máy làm việc có tải đối với máy kéo đang được sản xuất loạt và 500 giờ máy làm việc có tải đối với những mẫu máy kéo mới do trong nước sản xuất - những máy kéo chưa qua thử mẫu - không được xảy ra những hư hỏng thuộc nhóm III (quy định ở phụ lục B của tiêu chuẩn này).

Đối với mẫu máy kéo nhập của nước ngoài thì trong 1000 giờ máy làm việc có tải không được xảy ra những hư hỏng thuộc nhóm III (quy định ở phụ lục B của tiêu chuẩn này).

2.3.4. Sau khi kết thúc thử, tình trạng kỹ thuật chung của máy kéo phải ở “Trạng thái có khả năng làm việc ngay” và những thông số cơ bản phải đạt được các yêu cầu sau:

So với giá trị ban đầu trước khi thử:

- Tốc độ quay định mức của trục khuỷu không được giảm quá 1%

- Công suất định mức không được giảm quá 2%

- Suất tiêu thụ nhiên liệu ở công suất định mức không tăng quá 1%

- Tỷ lệ tiêu hao dầu bôi trơn động cơ so với tiêu thụ nhiên liệu chính phải ít hơn 2%

- Khe hở ăn khớp ở các cặp bánh răng chính (các cặp bánh răng của các số truyền làm việc chính, cặp bánh răng truyền lực chính, cặp bánh răng truyền lực cuối cùng) khe hở ở các ổ đầu to thanh truyền và cổ trục khuỷu không

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-18:1999 về máy kéo nông - lâm nghiệp - phương pháp thử - phần 18: đánh giá độ tin cậy sử dụng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN1773-18:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản