Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH
10 TCN 91:1988

QUY PHẠM KIỂM TRA KỸ THUẬT CHO ĐỘNG CƠ VÀ MÁY KÉO DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP

1. Quy định chung

1.1. Kiểm tra kỹ thuật cho động cơ và máy kéo nhằm:

* Nắm được tình trạng kỹ thuật của máy để xác định khả năng làm việc, ngăn chặn các hư hỏng, mức độ nội dung cần sửa chữa và làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sử dụng hay sửa chữa, cung ứng vật tư.

* Đôn đốc thực hiện nghiêm chỉnh các quy phạm và quy trình về sử dụng, chăm sóc, sửa chữa và bảo quản máy, bảo đảm máy móc và lao động an toàn, có năng suất chất lượng và hiệu quả cao.

1.2. Phương pháp kiểm tra:

Không tháo nhiều chi tiết và bộ phận máy mà thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật của máy để đánh giá tình trạng kỹ thuật của máy. Việc kiểm tra được tiến hành theo hai bước:

* Nhận định tình trạng máy qua sổ sách theo dõi và báo cáo của công nhân sử dụng.

* Kiểm tra thực tế.

1.3. Có ba loại kiểm tra kỹ thuật:

* Kiểm tra kỹ thuật trước thời vụ.

* Kiểm tra kỹ thuật trong thời vụ.

* Kiểm tra kỹ thuật sau thời vụ.

Động cơ và máy kéo làm việc có thời vụ thì thực hiện cả ba loại kiểm tra kỹ thuật. Nếu làm việc không có thời vụ thì kết hợp với chu kỳ chăm sóc kỹ thuật mà kiểm tra máy theo nội dung kiểm tra kỹ thuật sau thời vụ.

1.4. Thời điểm kiểm tra kỹ thuật trước thời vụ muộn nhất là 7 ngày trước khi bắt đầu cho máy làm việc; sau thời vụ muộn nhất là 5 ngày sau khi máy đã làm việc xong.

1.5. Mỗi đơn vị phải tổ chức một đoàn (đội, tổ) kiểm tra kỹ thuật chuyên trách có trang bị đủ dụng cụ cần thiết. Nhiệm vụ của đoàn là thực hiện các quy định ở điều 1.2 và điều 1.3.

1.6. Những thủ tục cần làm:

* Đơn vị sử dụng phải chuẩn bị theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, phải làm đủ nội quy chăm sóc cho máy trước khi kiểm tra.

* Kiểm tra máy nào phải có mặt cán bộ phụ trách và công nhân sử dụng máy ấy.

* Sau khi kiểm tra, đoàn kiểm tra ghi kết luận, kiến nghị về các mặt kỹ thuật, các biện pháp xử lý vào biên bản và lý lịch máy.

* Biên bản kiểm tra gửi về lãnh đạo cấp quản lý trực tiếp. Các kiến nghị của đoàn phải được khẩn trương giải quyết.

1.7. Quy phạm này áp dụng trong các đơn vị quốc doanh và tập thể có sử dụng động cơ và máy kéo dùng trong nông nghiệp. Các chủ máy tư nhân có nhiệm vụ thực hiện quy phạm này, khi cần thiết cơ quan quản lý cơ điện nông nghiệp tại địa phương tiến hành kiểm tra máy móc tư nhân theo quy phạm này để đảm bảo sử dụng tốt thiết bị và an toàn cho người lao động.

2. Nội dung kiểm tra kỹ thuật

2.1. Kiểm tra kỹ thuật trước thời vụ:

2.1.1. Kiểm tra kỹ thuật trước thời vụ nhằm xác định tình trạng kỹ thuật máy đủ tiêu chuẩn đưa vào sản xuất là cơ sở giao loại công việc, khối lượng công việc, chuẩn bị vật tư phụ tùng và các biện pháp tra kỹ thuật trước thời vụ:

TT

Vị trí kiểm tra

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 91:1988 về quy phạm kiểm tra kỹ thuật cho động cơ và máy kéo dùng trong nông nghiệp

  • Số hiệu: 10TCN91:1988
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/01/1988
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản