Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1773-12:1999

ISO 2288 : 1989

MÁY KÉO VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘNG CƠ (THỬ TRÊN BĂNG) - PHẦN 12: CÔNG SUẤT CÓ ÍCH
Agricultural tractors and machines – Engine test procedures (bench test) - Part 12: Net power

Soát xét lần 3

TCVN 1773-12 : 1999 phù hợp với ISO 2288: 1989.

TCVN 1773-12: 1999 thay thế cho nội dung thử quy định ở điều 2.10 và 3.7.1 a) TCVN 1773-1991.

TCVN 1773:1999 gồm có 18 phần.

TCVN 1773-12:1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông-lâm nghiệp biên soạn. Tổng Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng và Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Phần này của TCVN 1773 quy định phương pháp thử trên bằng các loại động cơ dưới đây để dùng cho máy kéo và máy nông nghiệp và có thể lắp một thiết bị nạp dùng bộ nạp cơ hoặc bộ nạp kiểu tuốc bô:

a) Các động cơ đốt cháy bằng tia lửa điện;

b) Các động cơ đốt cháy bằng sức nén (điezen);

Động cơ ở các điều a. và b. có thể gồm các loại sau:

c) Động cơ đốt trong kiểu pít tông chuyển động qua lại;

d) Động cơ đốt trong kiểu pít tông quay.

Đặc biệt tiêu chuẩn này cho phép biểu diễn các đường cong công suất hữu hiệu và hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ở tải trọng hoàn toàn là hàm số của tốc độ động cơ.

Chú thích: - Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 1858, liên quan đến phép thử về động cơ có khả năng lắp đặt vào một số loại máy kéo và máy nông nghiệp.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 1773-1:1999 (ISO 789-1:1990) Máy kéo nông nghiệp – Phương pháp thử - Thử công suất;

ISO 1858:1982 Xe máy chạy trên đường – Qui tắc thử động cơ – Công suất có ích.

3. Định nghĩa

Phần này của TCVN 1773 sử dụng các định nghĩa sau:

3.1. Công suất có ích: Công suất thu được trên băng thử tại trục khuỷu, hoặc tương đương ở tốc độ động cơ do đơn vị chế tạo quy định, động cơ được thử có trang thiết bị các phụ kiện được sản xuất theo tiêu chuẩn, cần thiết để động cơ hoạt động theo yêu cầu riêng biệt.

3.2. Các phụ kiện: Các trang bị và các cơ cấu được liệt kê ở bảng 1.

3.3. Trang bị sản xuất theo tiêu chuẩn: Bất kỳ một trang bị nào, thường do nhà chế tạo cung cấp hoặc giới thiệu dùng động cơ theo yêu cầu riêng.

4. Độ chính xác của phép đo

4.1. Mô men

Hệ thống đo mô men bằng lực kế phải có độ chính xác ±1% trong phạm vi của các giá trị đo trên thang đo cần thiết cho việc thử

4.2. Tốc độ quay của động cơ

Tốc độ quay của động cơ tốt nhất được đo bằng máy đếm vòng quay và đồng hồ bấm giờ đồng bộ tự động (hoặc bộ đếm thời gian) độ chính xác của giá trị đo được phải đạt ±0,5%

4.3. Tiêu thụ nhiên liệu

Đối với các thiết bị được dùng để đo độ chính xác tổng thể của các phép đo tiêu thụ nhiên liệu phải đạt ±1%

4.4. Nhiệt độ không khí vào động cơ

Độ chính xác của số đo nhiệt độ này phải đạt ±2K

4.5. Áp suất kh

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-12:1999 (ISO 2288 : 1989) về máy kéo và máy nông nghiệp - phương pháp thử động cơ (trên băng thử) - phần 12: công suất có ích do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN1773-12:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản