KHOAI TÂY – BẢO QUẢN THOÁNG (THEO ĐỐNG)
Potatoes – Storage in the open (in clamps)
Lời nói đầu
TCVN 9689:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 5525:1986;
TCVN 9689:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Bảo quản khoai tây có hoặc không có hệ thống làm lạnh nhân tạo như trong TCVN 5003:1989 (ISO 2165:1974), Khoai tây thương phẩm – Hướng dẫn bảo quản. Tuy nhiên, ở một số nơi, hầu hết khoai tây thường được bảo quản theo đống (các xilo chứa tạm thời) được xây dựng ngoài trời. Khi đó, kỹ thuật bảo quản phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khí hậu nhưng thường sử dụng các phương pháp đơn giản. Do đó, cần tiêu chuẩn hóa các phương pháp này.
KHOAI TÂY – BẢO QUẢN THOÁNG (THEO ĐỐNG)
Potatoes – Storage in the open (in clamps)
Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn liên quan đến kỹ thuật bảo quản khoai tây theo đống để ngoài trời, đảm bảo duy trì được chất lượng thích hợp để tiêu thụ.
Hướng dẫn này chỉ áp dụng cho các vùng có khí hậu ôn đới.
2. Các điều kiện thu hoạch và đưa vào bảo quản
2.1. Giống
Các phương pháp bảo quản đã nêu áp dụng cho tất cả các giống khoai tây. Sự khác nhau về thời tiết, các điều kiện đất trồng và yếu tố môi trường ở các vùng trồng thường khác nhiều hơn so với sự khác nhau về giống.
2.2. Thu hoạch
Khoai tây dùng để bảo quản phải được thu hoạch khi đã phát triển hoàn toàn, thể hiện vỏ không bị bong ra khi được chà bằng tay, ngay cả ở gần phía đầu củ.
Trong khi đào củ và thu nhặt, đặc biệt, nếu thực hiện bằng máy, thì phải hết sức cẩn thận tránh gây hư hại củ. Điều này rất quan trọng để tránh bị hao hụt khi bảo quản.
2.3. Chất lượng khoai tây để bảo quản
Khoai tây được đưa vào bảo quản phải ở điều kiện tốt nhất, củ không bệnh. Củ phải sạch đất. Nếu củ có dính đất thì phải được làm sạch sơ bộ hoặc phải được bảo quản xa các củ sạch đất. Khoai tây bị dính mưa thì phải được làm khô và tiêu thụ càng nhanh càng tốt, vì chúng có thể suy giảm nhanh chất lượng nếu đưa vào bảo quản.
2.4. Phương pháp xử lý
Có thể dùng hóa chất để ngăn ngừa sự nảy mầm, nhưng phải phù hợp với các quy định hiện hành.
2.5. Đưa vào bảo quản
Khoai tây có chất lượng thích hợp phải được đưa vào bảo quản càng sớm càng tốt ngay sau khi thu họach và ít làm xáo trộn càng tốt.
Đổ khoai tây cẩn thận thành đống để tránh gây tổn hại đến củ.
Nên dùng xe kéo thủy lực để xử lý bề mặt đống và các bánh xe kéo cần được chặn lại. Nên nghiêng toa xe để đổ thật chậm cho thân củ lăn nhẹ vào trong đống. Khoai tây được sắp xếp thành đống bằng cách sử dụng cào có đầu tù có nắp ở trên các răng hoặc có một thanh được hàn ngang các răng để ngăn ngừa việc đâm vào thân củ. Nên tránh sử dụng máy nâng cơ học nhưng nếu phải sử dụng thì có thể dùng gàu (máy nâng kiểu gàu), dùng gàu có cạnh tù thay cho gàu có răng.
Khoai tây đưa vào bảo quản ngay sau khi thu họach sẽ tăng hô hấp ở tốc độ cao dẫn đến gia tăng nhiệt độ. Quá trình này không cần phải ngăn ngừa vì nó làm tăng tốc độ chữa lành vết xước, v.v…
2.6. Vị trí và hình dạng của đống
Các đống khoai phải được đặt ở nơi khô ráo, tốt nhất là ở nơi tránh được thời tiết khắc nghiệt nhất và gần đường giao thông. Hướng đống tốt nhất là theo hướng bắc nam để tránh sương giá tồn tại quá lâu trên tường và có thể tiếp xú
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 316:2003 về khoai tây giống - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 528:2003 về khoai tây giống sản xuất từ hạt lai - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9695:2013 (ISO 7562:1990) về Khoai tây - Hướng dẫn bảo quản trong kho có thông gió nhân tạo
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9693:2013 (ISO 6822 : 1984) về Khoai tây, rau ăn củ và cải bắp - Hướng dẫn bảo quản trong xilo có thông gió cưỡng bức
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10642:2014 (AOAC 997.13) về Thực phẩm - Xác định hàm lượng GLYCOALKALOID (α-Solanin và α-Chaconin) trong của khoai tây - Phương pháp sắc ký lỏng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13122:2020 về Chuối sấy
- 1Quyết định 1331/QĐ-BKHCN năm 2013 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5003:1989 (ISO 2165 - 1974)
- 3Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 316:2003 về khoai tây giống - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 528:2003 về khoai tây giống sản xuất từ hạt lai - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9695:2013 (ISO 7562:1990) về Khoai tây - Hướng dẫn bảo quản trong kho có thông gió nhân tạo
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9693:2013 (ISO 6822 : 1984) về Khoai tây, rau ăn củ và cải bắp - Hướng dẫn bảo quản trong xilo có thông gió cưỡng bức
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10642:2014 (AOAC 997.13) về Thực phẩm - Xác định hàm lượng GLYCOALKALOID (α-Solanin và α-Chaconin) trong của khoai tây - Phương pháp sắc ký lỏng
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13122:2020 về Chuối sấy
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9689:2013 (ISO 5525 : 1986) về Khoai tây - Bảo quản thoáng (theo đống)
- Số hiệu: TCVN9689:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết