Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Animal and vegetable fats and oils - Gas chromatography of fatty acid methyl esters - Part 2: Preparation of methyl esters of fatty acids
Lời nói đầu
TCVN 9675-2:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 12966-2:2011;
TCVN 9675-2:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;
Bộ TCVN 9675 (ISO 12966), Dầu mỡ động vật và thực vật - Sắc kí khí các metyl este của axit béo gồm các phần sau đây:
- TCVN 9675-2:2013 (ISO 12966-2:2011), Phần 2: Chuẩn bị metyl este của axit béo;
- TCVN 9675-3:2013 (ISO 12966-3:2009), Phần 3: Chuẩn bị metyl este bằng trimetylsulfoni hydroxit (TMSH).
Lời giới thiệu
Khái quát
Dầu và mỡ (lipid dạng lỏng và lipid dạng rắn) chủ yếu bao gồm các este axit béo của glycerol (triacylglycerol, TAG) với các lượng nhỏ este axit béo của sterol và alcohol béo mạch dài. Do khối lượng phân tử của TAG cao và khả năng bay hơi thấp nên khó phân tích trực tiếp bằng sắc kí khí (GC), đặc biệt nếu cần phải phân tích chi tiết các axit béo chưa bão hòa. Bản thân các axit béo không thể phân tích trên sắc kí (không kể các axit béo có mạch ngắn, ví dụ: axit butanoic và axit pentanoic). Do đó, thực tế tốt hơn là tạo thành các este axit béo, thường là các metyl este của axit béo (FAME), trước khi phân tích GC.
Phép phân tích dầu và mỡ đã được xem xét trong Tài liệu tham khảo [9].
Việc hình thành FAME là bước quan trọng trong phân tích axit béo. Sự chuyển đổi không định lượng của các axit béo thành FAME, việc thay đổi thành phần của các axit béo (ví dụ: thay đổi vị trí và đồng phân hình học) và sự hình thành các dạng không phải FAME có thể ảnh hưởng đến việc định lượng thành phần axit béo.
Cơ chế của quá trình chuyển hóa este có thể được dùng để tạo thành FAME từ các este axit béo trong chất béo (triacylglycerol). Các quy trình chuyển hóa este có xúc tác axit hoặc xúc tác kiềm có thể được sử dụng để tạo các FAME trong môi trường metanol; quá trình này có thể được gọi là chuyển hóa metyl. Chuyển hóa metyl là quá trình thuận nghịch và cần đến một lượng lớn metanol dư để duy trì vị trí cân bằng tạo thành FAME. Nước có thể ngăn cản phản ứng hoàn thành và do đó nên giảm thiểu lượng nước có mặt. Quá trình xúc tác kiềm không tạo FAME từ các axit béo tự do mà tạo thành xà phòng.
Cơ chế xúc tác axit của quá trình este hóa có thể được dùng để tạo FAME từ các axit béo. Các axit béo có thể có mặt tự nhiên trong mẫu chất béo cần xác định. Sự hình thành FAME bằng cơ chế này thường được gọi là metyl hóa. Metanol dư và việc không có mặt của nước cũng là điều kiện tiên quyết để hình thành FAME.
Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn để chuẩn bị các metyl este của axit béo. Để hỗ trợ cho các hướng dẫn này, cần quy định các quy trình chuẩn bị metyl este của axit béo. Các quy trình này bao gồm:
a) chuyển hóa metyl “nhanh” trong điều kiện kiềm;
b) metyl hóa/chuyển hóa metyl “tổng thể” trong điều kiện kiềm và axit kế tiếp;
c) metyl hóa/chuyển hóa metyl sử dụng bo triflorua (BF3).
Phương pháp chuyển hóa metyl “nhanh” trong điều kiện xúc tác kiềm
Phương pháp này áp dụng để phân tích thường xuyên dầu và mỡ thực phẩm chứa các axit béo mạch ngắn hơn axit butanoic (C4:0) và/hoặc để xác định axit butanoic hoặc axit hexanoic (C6:0) bằng GC sử dụng chất chuẩn nội.
Quá trình chuyển hóa este của các lipit trung tính bằng xúc tác kiềm với sự có mặt của metanol khan (chuyển hóa metyl) xảy ra nhanh hơn so với khi dùng xúc tác axit. Nhược điểm của quy trình xúc tác bằng kiềm là các axit béo tự do không được este hóa và sự có mặt của nước có thể ngăn cản quá trình chuyển hóa met
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10109:2013 (ISO 8534:2008) về Dầu mỡ động vật và thực vật – Xác định hàm lượng nước – Phương pháp Karl Fischer (không chứa pyridin)
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10110-1:2013 (ISO 10540-1:2003) về Dầu mỡ động vật và thực vật – Xác định hàm lượng phospho – Phần 1: Phương pháp đo màu
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10110-2:2013 (ISO 10540-2:2003) về Dầu mỡ động vật và thực vật – Xác định hàm lượng phospho – Phần 2: Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-43:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 43: Bệnh lưỡi xanh
- 1Quyết định 1015/QĐ-BKHCN năm 2013 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6900-2:2001 (ISO 78-2 : 1999) về Hoá học - Cách trình bày tiêu chuẩn - Phần 2: Các phương pháp phân tích hoá học do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7150:2007 (ISO 835:2007) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thuỷ tinh - Pipet chia độ
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7153:2002 (ISO 1042:1998) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thuỷ tinh - Bình định mức
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7149:2007 (ISO 385:2005) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thuỷ tinh - Buret
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6128:2007 (ISO 661:2003) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Chuẩn bị mẫu thử
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10109:2013 (ISO 8534:2008) về Dầu mỡ động vật và thực vật – Xác định hàm lượng nước – Phương pháp Karl Fischer (không chứa pyridin)
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10110-1:2013 (ISO 10540-1:2003) về Dầu mỡ động vật và thực vật – Xác định hàm lượng phospho – Phần 1: Phương pháp đo màu
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10110-2:2013 (ISO 10540-2:2003) về Dầu mỡ động vật và thực vật – Xác định hàm lượng phospho – Phần 2: Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9675-3:2013 (ISO 12966-3:2009) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Sắc kí khí các metyl este của axit béo - Phần 3: Chuẩn bị metyl este bằng trimetylsulfoni hydroxit (TMSH)
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7157:2002 (ISO 4799 : 1978) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thuỷ tinh - Bộ ngưng tụ
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7158:2002 (ISO 4800:1998) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thuỷ tinh - Phễu chiết và phễu chiết nhỏ giọt
- 14Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-43:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 43: Bệnh lưỡi xanh
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9675-2:2013 (ISO 12966-2:2011) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Sắc kí khí các metyl este của axit béo - Phần 2: Chuẩn bị metyl este của axit béo
- Số hiệu: TCVN9675-2:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra