Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7997:2009

CÁP ĐIỆN LỰC ĐI NGẦM TRONG ĐẤT - PHƯƠNG PHÁP LẮP ĐẶT

Power cable buried ground - Installation methods

Lời nói đầu

TCVN 7997 : 2009 được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn của Hiệp hội công nghiệp Nhật Bản JIS C 3653 : 1994;

TCVN 7997 : 2009 xây dựng trên cơ sở dự thảo đề nghị của công ty cổ phẩn BA AN, Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÁP ĐIỆN LỰC ĐI NGẦM TRONG ĐẤT - PHƯƠNG PHÁP LẮP ĐẶT

Power cable buried ground - Installation methods

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp lắp đặt cáp điện lực có điện áp làm việc không vượt quá 7 000 V (sau đây gọi tắt là “cáp”) đi ngầm trong đất dùng cho các công trình điện dưới đây:

- Đường cáp lắp đạt trong hệ thống đường ống;

- Đường cáp đặt trực tiếp trong đất.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn. Đối với tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố, thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 7417-1: 2004 (IEC 61386-1:1996, Amd.1:2000), Hệ thống ống dùng cho quản lý cáp - Phần 1: Yêu cầu chung

TCVN 7417-23: 2004 (IEC 61386-23:2002), Hệ thống ống dùng cho quản lý cáp - Phần 23: Yêu cầu cụ thể - Hệ thống ống mềm

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, tên gọi các loại ống nhựa như ống nhựa lượn sóng, ống dạng sóng, ống nhựa xoắn được hiểu là như nhau. Ngoài các định nghĩa nêu trong TCVN 7417-1: 2004, tiêu chuẩn này còn áp dụng các định nghĩa sau:

3.1. Hệ thống đường ống (conduit system)

Hệ thống trong đó các ống được đặt trước trong đất, cáp có thể được luồn vào hoặc kéo ra mà không cần đào đất, và ở những chỗ cần thiết, phải có các hộp cáp ngầm.

3.2. Hệ thống đặt trực tiếp (direct laying system)

Hệ thống trong đó cáp được đặt trực tiếp trong đất, hoặc được bố trí trong vật liệu bảo vệ sau đó đặt trong đất, nhưng khi kéo cáp ra thì phải đào đất.

3.3. Đường ống (conduit)

Công trình, gồm đường ống và các phụ kiện của đường ống được lắp đặt chắc chắn để kéo cáp qua.

3.4. Hộp cáp ngầm (underground cable box)

Hộp đặt trong đất, trên tuyến mà ống đi qua để thực hiện dễ dàng các công việc như đưa cáp vào, kéo cáp ra, đấu nối, rẽ nhánh cáp và công việc bảo trì như kiểm tra cáp. Hộp cáp ngầm thường có nắp mở ra được.

4. Phương pháp lắp đặt cáp đi ngầm trong đất

4.1. Đường cáp trong hệ thống đường ống

4.1.1. Đào và lấp

Việc đào và lấp đất phải thực hiện như sau:

Đáy rãnh đào phải được làm phẳng bằng cách đầm kỹ toàn bộ.

Đất và cát để lấp không được lẫn sỏi, đá, v.v... làm hư hại vật liệu đường ống; và vật liệu sử dụng để lấp quanh đường ống phải là loại không ăn mòn vật liệu đường ống.

Đất và cát lấp quanh đường ống phải được đầm kỹ hoàn toàn, không để có chỗ hổng.

Khi đặt cáp ở vùng đất yếu, cần tính đến các biện pháp thích hợp để xử lý đất.

4.1.2. Đường ống

Tùy thuộc vào các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, ống dùng để lắp đặt đường ống có thể được lựa chọn từ các loại ống thép, ống bêtông cốt thép hoặc ống nhựa các loại. Yêu cầu kỹ thuật của ống tuân thủ TCVN 7417-1 (IEC 61386-1) và TCVN 7417-23 (IEC 61386-23). Các loại ống khác có thể tham khảo các tiêu chuẩn Nhật bản nêu trong thư mục tài liệu tham khảo c

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7997:2009 về Cáp điện lực đi ngầm trong đất - Phương pháp lắp đặt

  • Số hiệu: TCVN7997:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản