Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5844 : 1994

CẤP ĐIỆN LỰC ĐIỆN ÁP ĐẾN 35 KV –

YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG

Power electric cables with vollage up to 35 kV-

General technical requirements

Lời nói đầu

TCVN 5844 : 1994 được xây dựng trên cơ sở ГOCT 24183-80.

ГOCT 16442-80 và JIS C 3340-1977.

TCVN 5844 : 1994 do Ban kỹ thuật Điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

CẤP ĐIỆN LỰC ĐIỆN ÁP ĐẾN 35 KV –

YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG

Power electric cables with vollage up to 35 kV-

General technical requirements

Tiêu chuẩn này áp dụng cho cáp điện lực có ruột dẫn điện bằng đồng hoặc nhôm, có cách điện bằng giấy tẩm dầu, bằng chất dẻo hoặc cao su, có vỏ bọc bằng kim loại, chất dẻo hoặc cao su, có lớp bảo vệ hoặc không có, dùng để truyền tải và phân phối điện năng.

1. Phân loại và các thông số cơ bản

1.1. Theo dạng vật liệu cách điện và vỏ bọc cáp được phân loại thành các nhóm sau đây:

- Cáp có cách điện bằng giấy tẩm dầu có vỏ bọc bằng kim loại;

- Cáp có cách điện bằng giấy tẩm hợp chất không chảy, có vỏ bọc bằng kim loại;

- Cáp có cách điện bằng nhựa tổng hợp có vỏ bọc bằng nhựa tổng hợp hoặc kim loại;

- Cáp có cách điện bằng cao su, có vỏ bằng nhựa tổng hợp hoặc kim loại.

1.2. Trong mỗi nhóm, cáp được phân loại theo công dụng, điện áp danh định, mặt cắt danh định, số ruột dẫn điện, vật liệu dẫn điện và kiểu vỏ bảo vệ.

Điện áp danh định, mặt cắt, số ruột dẫn điện, vật liệu dẫn điện, kiểu vỏ bảo vệ phải được quy định cho từng sản phẩm cụ thể.

1.3. Giá trị điện áp danh định (Uo/U) nên chọn theo dãy sau: 0,38/0,66; 0,6/1; 1,8/3; 3/3; 3,6/6; 6/6; 6/10; 8,7/10; 10/10; 8,7/15; 12/20;12,7/22; 20/20; 35/35 kV, trong đó Uo là điện áp giữa ruột dẫn điện và màn chắn kim loại hoặc vỏ kim loại; U là điện áp giữa các ruột dẫn điện.

CHÚ THÍCH:

1. Đối với cáp có điện áp danh định 3/3; 6/6; 10/10; 20/20 và 35/35 (Uo=U) cho phép viết một chữ số;

2. Đối với cáp có điện áp danh định 0,38/0,66 và 0,6/1 cho phép chỉ viết giá trị điện áp giữa các ruột dẫn.

Giá trị điện áp danh định lớn nhất đối với cáp có cách điện bằng giấy, nhựa tổng hợp không được lớn hơn 35 kV, đối với cáp cao su không được lớn hơn 0,66 kV.

1.4. Mặt cắt danh định của ruột dẫn điện nên chọn phù hợp với TCVN 5397-1991 nhưng không lớn hơn 400 mm2 đối với cáp nhiều ruột dẫn.

1.5. Ký hiệu của cáp cần theo thứ tự của các chữ viết của các vật liệu cơ bản sau:

- C - Vật liệu dẫn điện bằng đồng;

- A - Vật liệu dẫn điện bằng nhôm;

- V - Vật liệu cách điện PVC;

- E - Vật liệu cách điện PE;

- Vỏ bọc (nếu có);

- Vỏ bảo vệ (nếu có).

Tiếp theo là số ruột dẫn và mặt cắt danh định có dấu “X” ở giữa. Cuối cùng là điện áp danh định, tính bằng kV được nối bằng một gạch ngang.

Do kết cấu và công dụng của cáp khác nhau cho nên cơ sở sản xuất cần có thêm các ký hiệu khác để giải thích kết cấu của cáp.

2. Yêu cầu kỹ thuật.

2.1. Cáp điện phải được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn cho từng sản phẩm cụ thể.

2.2. Yêu cầu về kết cấu của cáp

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5844:1994 về Cáp điện lực điện áp đến 35kV - Yêu cầu kỹ thuật chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN5844:1994
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1994
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản