Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7088 : 2008

CAC/GL 2-2003

HƯỚNG DẪN GHI NHÃN DINH DƯỠNG

Guidelines on nutrition labelling

Lời nói đầu

TCVN 7088 : 2008 thay thế TCVN 7088 : 2002;

TCVN 7088 : 2008 hoàn toàn tương đương với CAC/GL 2-2003 (CAC/GL 2 ban hành năm 1985, được soát xét năm 1993 và được sửa đổi bổ sung năm 2003).

TCVN 7088 : 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F5 Vệ sinh thực phẩm và chiếu xạ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

HƯỚNG DẪN GHI NHÃN DINH DƯỠNG

Guidelines on nutrition labelling

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này hướng dẫn cách thức ghi nhãn về dinh dưỡng cho thực phẩm.

1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng để ghi nhãn dinh dưỡng cho tất cả các loại thực phẩm. Đối với thực phẩm dùng cho mục đích ăn kiêng đặc biệt, có thể có thêm các điều khoản quy định cụ thể, chi tiết hơn.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

2.1. Ghi nhãn dinh dưỡng (nutrition labelling)

Sự mô tả nhằm thông tin cho khách hàng các đặc tính dinh dưỡng của thực phẩm.

2.2. Ghi nhãn dinh dưỡng bao gồm hai phần nội dung:

a) công bố chất dinh dưỡng;

b) thông tin về dinh dưỡng bổ sung.

2.3. Công bố dinh dưỡng (nutrition declaration)

Thông báo đã được tiêu chuẩn hóa hoặc liệt kê các thành phần dinh dưỡng của thực phẩm.

2.4. Thông báo dinh dưỡng (nutrition claim)

Việc trình bày nhằm thông báo, gợi ý hoặc hàm ý rằng một thực phẩm có các đặc tính dinh dưỡng riêng biệt bao gồm nhưng không hạn chế giá trị năng lượng, hàm lượng protein, chất béo, cacbohydrat cũng như hàm lượng vitamin và khoáng chất. Các nội dung dưới đây không cấu thành thông báo dinh dưỡng:

a) việc đề cập đến các chất trong bảng liệt kê các thành phần thực phẩm;

b) giải thích về các chất dinh dưỡng như một phần nội dung bắt buộc của việc ghi nhãn dinh dưỡng;

c) công bố định tính hoặc định lượng về các chất dinh dưỡng hay các thành phần dinh dưỡng nhất định trên nhãn, nếu có quy định.

2.5. Chất dinh dưỡng (nutrient)

Chất được ăn uống bình thường như là một thành phần của thực phẩm mà:

a) cung cấp năng lượng; hoặc

b) cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống; hoặc

c) thiếu chất đó sẽ gây ra những biến đổi đặc trưng về sinh lý hoặc sinh hóa.

2.6. Đường (sugars)

Tất cả đường đơn hoặc đường đôi có trong thực phẩm.

2.7. Xơ thực phẩm (dietary fibre)

Chất có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật ăn được mà không bị thủy phân bởi các enzym nội sinh trong hệ tiêu hóa của con người khi được xác định bằng phương pháp đã được chấp thuận.

2.8. Axit béo không no có nhiều nối đôi (polyunsaturated fatty acids)

Các axit béo có các liên kết đôi được xen kẽ bởi nhóm metylen.

3. Công bố chất dinh dưỡng

3.1.1. Áp dụng công bố chất dinh dưỡng

3.1.1. Bắt buộc công bố dinh dưỡng đối với các thực phẩm đã thực hiện thông báo dinh dưỡng như đã nêu trong 2.4.

3.1.2. Đối với tất cả các loại thực phẩm khác, việc công bố dinh dưỡng là tự nguyện.

3.2. Liệt kê các chất dinh dưỡng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7088:2008 (CAC/GL 2-2003) về Hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng

  • Số hiệu: TCVN7088:2008
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2008
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản