Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THIẾT BỊ ĐIỆN DÙNG TRONG MỎ HẦM LÒ - PHẦN 17: KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ
Electrical apparatus for use in underground mines - Part 17: Inspection and maintenance for apparatus
Lời nói đầu
TCVN 7079-17 : 2003 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC82/SC1 "Thiết bị an toàn mỏ" biên soạn, trên cơ sở IEC 79-17, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
THIẾT BỊ ĐIỆN DÙNG TRONG MỎ HẦM LÒ - PHẦN 17: KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ
Electrical apparatus for use in underground mines - Part 17: Inspection and maintenance for apparatus
Tiêu chuẩn này áp dụng cho người sử dụng, đề cập đến những yếu tố có liên quan trực tiếp tới việc kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò.
TCVN 7079-0 : 2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 0: Yêu cầu chung.
TCVN 7079-1 : 2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 1: Vỏ không xuyên nổ - Dạng bảo vệ “d”.
TCVN 7079-2 : 2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 2: Vỏ được thổi dưới áp suất dư - Dạng bảo vệ “p”.
TCVN 7079-7: 2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 7: Tăng cường độ tin cậy - Dạng bảo vệ “e”.
TCVN 7079-11 : 2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 11: An toàn tia lửa - Dạng bảo vệ “i”.
IEC 79-14 : 1996 Electrical apparatus for explosive gas atmosphere - Part 14: Electrical instalations in hazardous areas (Thiết bị điện dùng trong môi trường khí nổ - Phần 14: Lắp đặt điện trong vùng nguy hiểm).
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa và thuật ngữ sau đây:
3.1. Bảo dưỡng (maintenance)
Tổng hợp tất cả các hoạt động được tiến hành nhằm duy trì một bộ phận nào đó trong thiết bị hoặc đưa nó về trạng thái thỏa mãn các đặc tính kỹ thuật có liên quan và chức năng yêu cầu của nó.
3.2. Kiểm tra (inspection)
Hoạt động bao gồm khảo sát kỹ lưỡng một bộ phận, thực hiện bằng cách không tháo ra hoặc nếu cần thì có thể tháo rỡ từng phần thiết bị, tiến hành bổ sung việc đo lường, nhằm đưa ra kết luận chính xác về trạng thái của bộ phận kiểm tra.
3.2.1. Kiểm tra bằng mắt (visual inspection)
Hình thức kiểm tra không cần sử dụng bất kỳ một thiết bị hoặc dụng cụ nào nhằm phát hiện những khuyết tật hiện ra trước mắt, ví dụ thiếu các bu-lông.
3.2.2. Kiểm tra trực tiếp (close inspection)
Hình thức kiểm tra bao gồm những nội dung của kiểm tra bằng mắt nhằm phát hiện những khuyết tật, ví dụ các bu-lông bị lỏng, mà những khuyết tật này chỉ hiện rõ khi sử dụng trang thiết bị tiếp cận, ví dụ dùng thang hoặc dụng cụ nếu cần. Trong hình thức kiểm tra này, không nhất thiết phải mở nắp hoặc cắt điện cho thiết bị.
3.2.3. Kiểm tra chi tiết (detailed inspection)
Hình thức kiểm tra bao gồm những nội dung của kiểm tra bằng mắt để phát hiện ra những khuyết tật, ví dụ như đầu đấu dây bị lỏng. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi mở nắp thiết bị ra và nếu cần thì phải sử dụng dụng cụ và thiết bị thử nghiệm.
3.2.4. Kiểm tra ban đầu (initial inspection)
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6734:2000 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Yêu cầu an toàn về kết cấu và sử dụng
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-21:2013 (IEC 60335-2-21:2012) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn - Phần 2-21: Yêu cầu cụ thể đối với bình đun nước nóng có dự trữ
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-5:2002 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 5: Thiết bị đổ đầy cát - Dạng bảo vệ “q”
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-6:2002 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 6: Thiết bị đổ đầy dầu - Dạng bảo vệ “0”
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Quyết định 36/2003/QĐ-BKHCN ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa Học và Công Nghệ ban hành.
- 3Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-0:2002 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 0: Yêu cầu chung
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6734:2000 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Yêu cầu an toàn về kết cấu và sử dụng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-21:2013 (IEC 60335-2-21:2012) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn - Phần 2-21: Yêu cầu cụ thể đối với bình đun nước nóng có dự trữ
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-7:2002 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 7: Tăng cường độ tin cậy - Dạng bảo vệ “e”
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-11:2002 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò – Phần 11: An toàn tia lửa – Dạng bảo vệ “i”
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-1:2002 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 1: Vỏ không xuyên nổ - Dạng bảo vệ “d”
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-2:2002 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 2: Vỏ được thổi dưới áp suất dư - Dạng bảo vệ “p”
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-5:2002 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 5: Thiết bị đổ đầy cát - Dạng bảo vệ “q”
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-6:2002 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 6: Thiết bị đổ đầy dầu - Dạng bảo vệ “0”
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7079-17:2003 về Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 17: Kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị
- Số hiệu: TCVN7079-17:2003
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2003
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra